Người dịch: Vũ Quốc Ngữ
Phần 1: Quyền con người trước phiên tòa (tiếp theo)
Một phiên tòa công minh sẽ tôn trọng quyền của người bị cáo buộc có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị việc bào chữa.
8.1 Có đầy đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị việc bào chữa
8.2 Thế nào là “có đủ thời gian” ?
8.3 Quyền được thông tin về cáo buộc
8.3.1 Khi nào thì được nhận thông tin về cáo buộc?
8.3.2 Ngôn ngữ
8.4 Công bố thông tin
8.1 Có đầy đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị việc bào chữa
Bất cứ ai bị cáo buộc phạm tội hình sự phải có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị việc bào chữa cho mình (Xem Chương 20 phần 1- Quyền được tự bào chữa).
Quyền này là một khía cạnh quan trọng của nguyên tắc “bình đẳng giữa các bên”: bào chữa và công tố phải được đối xử theo cách đảm bảo rằng cả hai bên đều có cơ hội bình đẳng để chuẩn bị và trình bày lập luận của họ. (Xem Chương 13 phần 2: Sự bình đẳng của các bên).
Quyền này áp dụng ở tất cả các giai đoạn tố tụng, bao gồm cả trước phiên tòa, trong thời gian xét xử (sơ thẩm) và trong phiên phúc thẩm. Nó được áp dụng không phân biệt mức độ nghiêm trọng của những cáo buộc.
Tòa án châu Âu đã chỉ rõ rằng quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị việc bào chữa ngụ ý rằng các bị cáo phải có cơ hội để tổ chức việc bào chữa của họ một cách thích hợp và được phép “đặt tất cả lập luận bào chữa có liên quan trước phiên tòa và do đó ảnh hưởng đến kết quả của các thủ tục tố tụng”.
Liên Mỹ Tòa án thấy sự vi phạm về quyền bào chữa trong một trường hợp trong đó tòa án sơ thẩm đã không cho phép bị cáo khai một tình tiết mới sau khi tòa án sửa đổi cáo buộc trong bản cáo trạng từ hiếp dâm sang giết người (với án là tử hình) và thay đổi các cơ sở thực tế của những lời buộc tội.
ICCPR , Điều 14
“Trong việc xác định bất kỳ tội hình sự chống lại một người, tất cả mọi người được hưởng những bảo đảm tối thiểu sau đây, với sự bình đẳng: …
(b) có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị cho việc bào chữa và giao tiếp với luật sư do mình lựa chọn”.
Để quyền này có hiệu quả, bị cáo phải được phép giao tiếp bí mật với luật sư của họ, đặc biệt trong những trường hợp người bị cáo buộc đang bị giam giữ (Xem Chương 3 phần 6 mục 1 và Chương 20 phần 4 về thông tin liên lạc bí mật với luật sư). Luật sư phải được phép tư vấn và đại diện cho khách hàng mà không bị hạn chế, ảnh hưởng, áp lực hay can thiệp quá mức (xem Chương 20 phần 6).
Hơn nữa, điều kiện giam giữ không được ảnh hưởng đến quyền để chuẩn bị và trình bày bào chữa. (Quyền có thông dịch viên- Xem phần 3 mục 2 dưới đây, và phần 5 và 23 của Chương 9).
Về vấn đề “phương tiện”, Tòa án châu Âu lưu ý rằng với các cá nhân bị giam giữ trước khi xét xử nên được tạo điều kiện để có thể đọc và viết với một sự tập trung hợp lý. Ngoài ra, Tòa án kết luận rằng những trường hợp sau vi phạm quyền bào chữa: bị chuyển suốt đêm đến tòa án trong một xe chở tù nhân, phiên tòa kéo dài hơn 17 giờ, và nhóm bào chữa bị hạn chế tiếp cận tài liệu và các ghi chú của mình.
Quyền được có phương tiện đầy đủ để chuẩn bị bào chữa bao gồm quyền được tiếp nhận những ý kiến của các chuyên gia luật độc lập trong quá trình chuẩn bị bào chữa và trình bày bào chữa. (Xem Chương 22- Quyền được gọi và đối chứng với nhân chứng).
8.2 Thế nào là “thời gian đầy đủ”?
Thời gian đầy đủ để chuẩn bị việc bào chữa phụ thuộc vào bản chất của tố tụng, như thủ tục tố tụng sơ bộ, tòa sơ thẩm hay phúc thẩm, và vào hoàn cảnh của từng trường hợp cụ thể. Những yếu tố liên quan bao gồm sự phức tạp của vụ án, sự tiếp cận thông tin và bằng chứng của người bị cáo buộc (và nội dung của các tài liệu như vậy) và luật sư của họ, và giới hạn về thời gian được quy định của pháp luật quốc gia, mặc dù những yếu tố này không phải là quyết định.
Quyền được xét xử trong một thời gian hợp lý phải được cân đối với quyền có đủ thời gian để chuẩn bị bào chữa.
Nếu bị cáo cho rằng thời gian cho phép để chuẩn bị cho việc bào chữa (kể cả nói chuyện với tư vấn và xem xét các văn bản) là không đầy đủ, họ nên yêu cầu hoãn phiên xử. Tòa án có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hoãn phiên tòa, và thời gian hoãn này đủ dài để cho người bị cáo buộc và luật sư có đủ thời gian chuẩn bị cho việc bào chữa.
Tòa án châu Âu cho rằng một bị cáo tự bào chữa cho mình về một cáo buộc về tội vi phạm hành chính trong một phiên tòa diễn ra vài giờ sau khi bị bắt và thẩm vấn, thì người đó không có thời gian và phương tiện để chuẩn bị cho việc bào chữa.
8.3 Quyền được thông tin về những cáo buộc
Quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị bào chữa yêu cầu tất cả mọi người bị buộc tội hình sự được kịp thời thông báo chi tiết về bản chất và nguyên nhân của bất kỳ cáo buộc nào mà họ đang phải đối mặt.
Nhiều tiêu chuẩn quốc tế có hai quy định riêng về quyền được thông tin về những cáo buộc. Hai quy định này khác nhau về mục đích, đối tượng áp dụng và mức độ chi tiết cần có.
Quy định như Điều 9 của ICCPR (và những điều khác được trích dẫn trong Chương 2 phần 3) yêu cầu các quốc gia thông báo ngay một cách chi tiết cho người bị bắt giữ về những cáo buộc chống lại họ để người bị bắt có thể thách thức tính hợp pháp của việc bắt giữ và bắt đầu chuẩn bị bào chữa.
Ngược lại, quy định như Điều 14 của ICCPR (và các tiêu chuẩn khác trích dẫn ở trên) áp dụng đối với tất cả mọi người một khi chính thức bị buộc tội, cho dù có bị bắt giữ hay không.
Khi một cá nhân chính thức bị buộc tội, họ phải được cung cấp thông tin chi tiết về luật theo đó họ bị cáo buộc và những chi tiết tạo thành lời buộc tội (nguyên nhân). Thông tin cần được đầy đủ và chi tiết để người bị bắt có thể chuẩn bị bào chữa.
Các thông tin về cáo buộc cần được cung cấp bằng văn bản; nếu được cung cấp qua đường miệng nó nên được xác nhận bằng văn bản.
8.3.1 Khi nào thì phải cung cấp thông tin về cáo buộc cho người bị bắt giữ?
Thông tin chi tiết về bản chất và nguyên nhân của cáo buộc phải được cung cấp ngay lập tức cho người bị cáo buộc.
Làm rõ nghĩa vụ của các chính phủ theo Điều 14 của ICCPR, Ủy ban Nhân quyền yêu cầu những thông tin như thế phải được cung cấp sớm ngay khi người đó bị cáo buộc với tội danh hình sự theo luật quốc gia. Trong trường hợp một người bị bắt vì lừa đảo, hơn một tháng sau người này lại được thông báo là nghi vấn trong vụ giết ba người, và sau sáu tuần sau, bị cáo buộc tội giết ba người, thì Ủy ban Nhân quyền cho rằng quyền của người này bị vi phạm, theo Điều 14.
Tòa án Liên Mỹ đã nói rõ rằng Điều 8 của Công ước Mỹ yêu cầu các cơ quan tư pháp có thẩm quyền thông báo cho bị cáo chi tiết các cáo buộc chống lại họ và những cơ sở của các cáo buộc đó trước khi người bị cáo buộc cung cấp lời khai đầu tiên với thẩm phán điều tra.
Không thông báo kịp thời cho người bị cáo buộc rằng các cáo buộc đã được thay đổi cũng có thể bị coi là vi phạm quyền này. (và bị cáo cũng phải có quyền có đầy đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị bào chữa cho cáo buộc sửa đổi).
Trường hợp tài liệu chứng minh bị cáo bị xét xử về cáo buộc phá sản hình sự, việc điều tra của thẩm phán điều tra được giới hạn ở phá sản hình sự, lập luận trước tòa án hình sự được giới hạn trong các hành vi phạm tội của tội phạm phá sản và các bị cáo đã không biết rằng họ có thể bị kết án theo một tội danh khác “trợ giúp và tiếp tay phá sản hình sự”, Tòa án châu Âu cho rằng đây là một sự vi phạm quyền được thông báo về cáo buộc và quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị bào chữa. Hai cáo buộc hoàn toàn khác nhau và bị cáo chỉ biết được cáo buộc mới khi tòa án thay đổi tội danh.
ICCPR , Điều 14
“Trong việc xác định bất kỳ tội hình sự chống lại một người, thì người này được hưởng những bảo đảm tối thiểu sau đây, trong toàn bình đẳng :
(a) Được thông báo kịp thời và chi tiết trong một ngôn ngữ mà người này hiểu về bản chất và nguyên nhân của cáo buộc đối với anh ta”.
8.3.2 Ngôn ngữ
Thông tin về những cáo buộc phải được đưa ra theo một ngôn ngữ mà người bị cáo buộc hiểu. Nếu bị cáo không nói và hiểu ngôn ngữ sử dụng, các tài liệu cáo buộc phải được dịch ra một ngôn ngữ mà người này hiểu. (Xem Chương 23- Quyền được có phiên dịch viên và dịch thuật).
Ủy ban Liên Mỹ đã nhấn mạnh tính dễ tổn thương của một người phải đối mặt với tố tụng hình sự ở nước ngoài. Ủy ban này nói rằng để đảm bảo rằng người đó hiểu được những cáo buộc và đầy đủ các quyền theo thủ tục, dịch thuật và giải thích tất cả các khái niệm pháp lý trong ngôn ngữ của người bị cáo buộc là điều cần thiết và cần được tài trợ bởi nhà nước nếu cần thiết.
Quyền này cũng đòi hỏi phải cung cấp dịch vụ hoặc các cơ sở cần thiết để người khuyết tật và trẻ em bị cáo buộc (Xem Chương 27 phần 6 mục 5- Về trẻ em).
8.4 Công bố
Quyền được cung cấp đầy đủ phương tiện để chuẩn bị bào chữa yêu cầu, ngoài thông tin về cáo buộc, người bị cáo buộc và luật sư của họ cần được tiếp cận với các thông tin liên quan. Những thông tin này bao gồm danh sách các nhân chứng và thông tin, tài liệu và những chứng cứ khác mà bên công tố sẽ dựa vào đó. Thông tin còn bao gồm cả thông tin mà có thể dẫn đến sự miễn trừ của bị cáo và ảnh hưởng đến độ tin cậy của những bằng chứng được đưa ra bởi bên công tố, hỗ trợ cho những lập luận của bên bào chữa hoặc giúp cho người bị cáo buộc chuẩn bị bào chữa và giảm nhẹ hình phạt.
Công bố thông tin tạo cơ hội cho việc bào chữa chuẩn bị các lập luận bảo vệ phủ nhận các chứng cứ đưa ra bởi bên công tố.
Khi cần thiết, các thông tin nên thường được dịch sang một ngôn ngữ mà bị cáo hiểu, mặc dù luật sư hiểu được các tài liệu được cung cấp và bản dịch bằng miệng (do luật sư hoặc một thông dịch viên) có thể là đủ. (Xem Chương 23 phần 3)
Tòa án liên Mỹ đã nói rõ rằng quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị bào chữa “liên kết với nhà nước để cho phép người bị cáo buộc truy cập các tài liệu của vụ việc và những chứng cứ chống lại người này”. Các thông tin cần được cung cấp trong một khung thời gian đủ để người bị cáo buộc chuẩn bị bào chữa.
Bên công tố phải cung cấp thông tin về các trường hợp trong đó một lời thú nhận hoặc chứng cứ khác đã thu được cho phép bên bào chữa đánh giá và thử thách khả năng chấp nhận hoặc cân nhắc. (Xem Chương 17- Loại trừ các bằng chứng thu được từ vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế).
Nhiệm vụ trên của bên công tố là tiết lộ thông tin có thể giúp việc bào chữa và tiếp tục trong suốt quá trình tố tụng xét xử (trước và sau khi các nhân chứng làm chứng). Phía công tố phải theo dõi các lời khai của nhân chứng và tiết lộ thông tin liên quan đến độ tin cậy của các nhân chứng.
Trong trường hợp với số lượng lớn thông tin, phía công tố phải xác định và công bố những bằng chứng buộc tội không phân biệt và biện giải liên quan đến vụ án. Nhiệm vụ là không hài lòng bằng cách cung cấp bên bào chữa với khối lượng lớn các tài liệu, mà có thể gây khó khăn cho bên bào chữa trong việc xác định, điều này có thể làm phương hại đến các quyền đối với bào chữa và trì hoãn quá trình tố tụng.
Quyền công bố thông tin liên quan không phải là tuyệt đối; tuy nhiên, những hạn chế về công bố và việc không tiết lộ không được dẫn đến một phiên toà bất công. Để tránh bất công là kết quả của việc thiếu công bố thông tin, cáo buộc có thể có được giảm hoặc chấm dứt tố tụng hình sự.
Trong một số trường hợp đặc biệt, nó có thể là hợp pháp cho một tòa án độc lập và vô tư (theo một quy trình hợp lý) cho phép bên công tố không công bố một số bằng chứng cho bên bào chữa. Tuy nhiên, bất kỳ một hạn chế về công bố thông tin như vậy chỉ nên áp dụng khi thật cần thiết và tương xứng với mục đích bảo vệ quyền lợi của một cá nhân khác (bao gồm cả những người có thể có nguy cơ bị trả thù) hoặc để bảo vệ một lợi ích công cộng quan trọng (chẳng hạn như an ninh quốc gia hay tính hiệu quả của điều tra hợp pháp của cảnh sát). Lệnh của tòa án cho phép không tiết lộ thông tin phải là ngoại lệ, không phải là quy định, và phải không có một tác động xấu đến sự công bằng tổng thể của thủ tục tố tụng. Những khó khăn gây ra cho bên bào chữa từ việc không công bố phải được bù đắp đầy đủ bởi tòa án để đảm bảo sự công bằng. Chính quyền và tòa án cũng phải thường xuyên xem xét, trong suốt quá trình tố tụng, sự phù hợp của việc không công bố với tầm quan trọng của thông tin, tính đầy đủ của các biện pháp bảo vệ và tác động vào sự công bằng của quá trình tố tụng như một toàn thể.
Sự cần thiết của việc không tiết lộ cần được quyết định bởi một tòa án chứ không phải là bên công tố. Một buổi điều trần tôn trọng nguyên tắc bình đẳng giữa các bên nói chung nên được tổ chức bởi các tòa án xét xử.
Theo các nguyên tắc Johannesburg, bất kỳ hạn chế về công bố thông tin trên cơ sở an ninh quốc gia nên được quy định bởi luật và được phép chỉ khi có hiệu lực có thể chứng minh nó là để bảo vệ sự tồn tại của một quốc gia hay toàn vẹn lãnh thổ, hoặc khả năng đối phó việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Khi xem xét luật chống khủng bố ở Canada mà cho phép không tiết lộ thông tin có thể gây tổn hại trong quan hệ quốc tế, quốc phòng, an ninh quốc gia, Ủy ban Nhân quyền nhắc nhở các nhà chức trách rằng trong trường hợp không có trường hợp ngoại lệ có thể được viện dẫn như một sự biện minh cho sai lệch từ các nguyên tắc cơ bản của xét xử công bằng. Ủy ban kêu gọi các nhà chức trách ở Tây Ban Nha nên xem xét bãi bỏ một quy tắc cho phép một thẩm phán trong một cuộc điều tra hình sự có thể hạn chế tiết lộ thông tin cho bên bào chữa, nhắc nhở các cơ quan chức rằng tôn trọng nguyên tắc bình đẳng của các bên bao gồm quyền của bên bào chữa được truy cập vào các tài liệu cần thiết để chuẩn bị cho việc bào chữa trong phiên tòa.
Ủy ban Nhân quyền tuyên bố rằng quyền được cung cấp các phương tiện để chuẩn bị cho việc bào chữa phải được hiểu như một sự đảm bảo rằng các cá nhân không thể bị kết án trên cơ sở những bằng chứng mà bị cáo hoặc luật sư của họ không có quyền truy cập đầy đủ.
Nguyên tắc cơ bản về vai trò của Luật sư, Nguyên tắc 21
Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng là đảm bảo luật sư tiếp cận thông tin phù hợp, tài liệu mà họ sở hữu trong một thời gian đủ để luật sư có thể hỗ trợ có hiệu quả cho thân chủ của mình. Sự tiếp cận các tài liệu cần được tiến hành trong thời gian sớm nhất.
Hết chương 8
Đón đọc Chương 9- Quyền và các biện pháp tự vệ trong quá trình thẩm vấn