Diễm My
Sức khoẻ lãnh đạo châu Âu mùa Covid -19
Chỉ vài tiếng sau khi Nữ Hoàng Anh ra thông điệp cho thần dân Vương Quốc Anh và khối Thịnh Vượng Chung, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được đưa vào bệnh viện.
Được biết ông Johnson, 55 tuổi, sau 10 ngày bị nhiễm virus corona vẫn liên tục bị sốt nên cần phải nhập viện để được theo dõi kể từ hôm nay 5/4/2020. Hiện vẫn chưa biết ông Johnson phải nằm viện bao lâu.
Ông Johnson là lãnh đạo siêu cường đầu tiên dương tính với virus corona sau khi xét nghiệm hôm 27/3/2020. Ông đã tự cách ly ở nhà tại số 10 Downing Street .
Hôn thê của thủ tướng, bà Carrie Symonds, cũng đã dương tính với virus corona nhưng chỉ có triệu chứng nhẹ và đang dần hồi phục.
Trước đó, Thái tử Anh Charles cũng dương tính với virus corona nhưng cũng đã hồi phục sau 2 tuần tự cách ly ở nhà dù đã trên 70 tuổi.
Hoàng thân Monaco Albert II,62 tuổi cũng đã dương tính với virus corona ngày 19 tháng ba. Văn phòng của hoàng thân thông báo tình trạng của ông không có gì đáng ngại.
Bệnh nhân 21 đang ở đâu?
Tại Việt Nam, bệnh nhân 21, viên chức nhà nước cao cấp nhất bị nhiễm virus corona từ đầu tháng 3 sau lần quá cảnh ở Anh trong chuyến bay từ Ấn Độ về Việt Nam vẫn không biết tình hình sức khoẻ ra sao.
Tin tức gần nhất được biết đến của bệnh nhân 21 là âm tính lần 1 vào ngày 24 tháng 3 cùng lúc với bệnh nhân 17 cũng cho kết quả xét nghiệm âm tính lần 1.
Bệnh nhân thứ 17 cho đến nay đã 3 lần âm tính và bình phục hoàn toàn. Bác của số 17 cũng đã được báo chí cho lên mục tin mừng đã đã kết thúc ECMO, sức khoẻ nhiều tiến triển ngày 4/4 và cũng đã âm tính sau 3 lần xét nghiệm cuối tháng 3. Được biết đây là bệnh nhân nặng nhất nước mà giờ chỉ còn phải thở máy và lọc máu.
Bệnh nhân số 20, 22, 24 cũng đã ổn định và ra viện. Ngay cả bệnh nhân 34, được cho là siêu lây nhiễm ở Bình Thuận cùng nhiều thành viên trong gia đình cũng đã xuất viện về nhà.
Mục tin vui thường xuyên công bố người bình phục và ra viện với thông tin rõ ràng, có kèm theo cả ảnh chụp bệnh nhân ra viện và được nhân viên y tế tặng cả hoa. ( Điều có lẽ ngược đời với phương tây khi người được tặng hoa phải là những bác sỹ, y tá, nhân viên y tế đã không ngại hiểm nguy, vất vả chữa trị cho bệnh nhân).
Nhìn chung, nếu bệnh nhẹ thì tự khỏi từ sau 7 đến 14 ngày nhiễm bệnh. Cho đến nay đã tròn một tháng bệnh nhân 21 nằm viện, thế thì chẳng phải là bệnh nhẹ. Kể từ lần được thông báo âm tính lần 1 cho đến nay đã chục ngày trôi qua vẫn không nghe động tĩnh gì. Chẳng biết là bệnh có thuyên giảm, hay là lại tái nhiễm sau khi âm tính giả?
Thật quả đáng lo?!
Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đáng lẽ không nên ghé Đà Nẵng
Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đã ghé cảng Đà Nẵng trong 5 ngày kể từ ngày 4/4/2020. Thuỷ thủ đoàn đã lên bờ giao lưu với người dân địa phương trong nhiều hoạt động như thể thao, văn nghê, giao lưu ngôn ngữ – văn hoá, làm vườn, sơn vẽ ở nhiều nơi. Trớ trêu là cũng có cuộc trao đổi về phòng chống lây nhiễm bệnh trong chương trình hoạt động.
Hôm 24/3, ba người đầu tiên được xác nhận dương tính với Covid-19. Chỉ hai ngày sau, số người nhiễm bệnh lên đến 23, và cho đến hôm nay có tất cả 155 lính hải quân nhiễm bệnh. Viên chức hải quân tin rằng có thể lính Mỹ đã bị nhiễm bệnh ở Đà nẵng.
Chỉ huy tàu Brett Crozier sau đó đã bị cách chức và cũng đã bị nhiễm bệnh.
Khi Bộ Ngoại Giao và Lầu Năm Góc quyết định cho tàu Theodore Roosevelt ghé Việt Nam là họ đã đẩy thủ thủ đoàn vào nơi nguy hiểm trong khi chẳng có lý do cấp bách gì để phải cho tàu sân bay Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng đầu tháng 3.
Hải quân Mỹ vẫn không thừa nhận chính thức việc lây nhiễm virus corona cho thuỷ thủ đoàn ở Việt Nam. Và câu hỏi vẫn còn chưa có câu trả lời là tại sao Hải quân và Bộ Ngoại Giao lại cho phép tàu sân bay đến Đà Nẵng để chịu nguy cơ lây nhiễm không cần thiết và giới hạn nghiêm trọng sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Nếu thật sự nghi vấn thuỷ thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt bị lây nhiễm ở Đà nẵng là có thật, thì nguồn siêu lây nhiễm nằm ở đâu?
Thật đáng lo!