Diễm My
(VNTB) – Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ giảm xuống ở mức 1,0%, Ngân Hàng Thế Giới (World Bank ) ước tính kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở múc 1,5%.
Nền kinh tế toàn cầu đang chịu thiệt hại nghiêm trọng do hậu quả của cuộc khủng hoảng corona. Trên toàn cầu, nền kinh tế đang thu hẹp trung bình 3% trong năm nay, chịu thiệt hại hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Các nền kinh tế lớn đang thu hẹp 6,1%.
Thiệt hại 9000 tỷ
Suy thoái kinh tế đã nghiêm trọng hơn so với năm 2008. Nền kinh tế toàn cầu chưa bao giờ sẽ bị suy thoái như vậy kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930. Ước tính ít nhất 9.000 tỷ đô la thiệt hại trong năm nay và năm tới. Số tiền này gần bằng toàn bộ kinh tế của Đức và Nhật Bản cộng lại.
Hầu hết các quốc gia phải đối mặt với khủng hoảng trong một loạt các lĩnh vực vốn phụ thuộc lẫn nhau do đó góp phần làm cho tình trạng tồi tệ hơn.
Ngoài khủng hoảng lớn về sức khỏe, nhiều công ty, nhà hàng và cửa hàng cũng đang ngừng kinh doanh. Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ đang giảm sút. Chuỗi sản xuất, vận chuyển và phân phối bị đình trệ, và biên giới bị đóng cửa. Ngoài ra, sản xuất thực phẩm đang gặp khó khăn, đồng thời giá nguyên liệu đang giảm.
Các quốc gia đang đạt đến giới hạn về năng lực tài chính và thị trường tài chính đang bị tàn phá.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): Châu Âu – Mỹ kinh tế tăng trưởng âm
IMF dự tính kinh tế là vô cùng bấp bệnh. Trong trường hợp khống chế được đại dịch vào sáu tháng cuối năm nay, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng trở lại trung bình 5,8% vào năm 2021, nhờ vào hỗ trợ của chính phủ. Nhưng nếu đại dịch kéo dài lâu hơn, thiệt hại sẽ nặng hơn nhiều và kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm thêm 8% vào năm 2021.
Hầu như không có quốc gia nào thoát khỏi suy thoái. Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ giảm 5,9% trong năm nay, Nhật Bản 5,2%, Đức 7%. Các quốc gia bị thiệt hai nhiều nhất là Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha: – 10, – 9 và – 8 %, Kinh tế Anh sụt giảm 6,5%.
Trong số các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, kinh tế và xuất nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng mạnh do khủng hoảng sức khỏe, sốc tổng cầu nặng từ bên ngoài, điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt và giá cả hàng hóa sụt giảm.
Nhìn chung, nhóm các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển được dự kiến sẽ giảm 1% vào năm 2020; ngoại trừ Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng của nhóm dự kiến sẽ giảm 2,2%.
Nhóm các quốc gia Châu Á mới nổi được dự đoán là khu vực duy nhất có tốc độ tăng trưởng tích cực trong năm 2020 (1,0%), mặc dù thấp hơn 5% so với mức trung bình trong thập kỷ trước. Trung Quốc, các chỉ số như sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định cho thấy rằng sự co lại trong hoạt động kinh tế trong quý đầu tiên có thể là khoảng 8%. Thậm chí nếu phục hồi mạnh trong các quý còn lại còn lại của năm và hỗ trợ tài chính khá lớn, nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 1,2% vào năm 2020. Một số nền kinh tế trong khu vực được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khiêm tốn, kể cả Ấn Độ (1,9%).
World Bank: Châu Á: nguy cơ đói nghèo gia tăng mạnh
Dự báo của World Bank về kinh tế của khu vực Đông Nam Á cũng không kém phần ảm đạm. Tốc độ ăng trưởng của khu vực Đông Nam Á- Thái Bình Dương dự định ở mức -0,5%.
Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các quốc gia này đạt mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua: Myanmar 2%, Việt Nam 1,5%, và Campuchia 1%; Philippines, Singapore, Indonesia và Malaysia và Thái Lan dự đoán có mức tăng trưởng lần lượt là – 0,5%;- 0,9%; – 3,5%; – 4,6% và – 5.0%.
Sau khi chế ngự được dịch bệnh thì khó khăn tài chính vẫn kéo dài qua đến năm 2021. Các quốc gia dễ bị tổn thương là các quốc gia phụ thuộc nhiều vào dòng tài chính biến động như thương mại, du lịch và hàng hoá.
Covid-19 cũng tác động nghiêm trọng đến nghèo đói và phúc lợi do bệnh tật, tử vong và mất thu nhập.
Nếu không có dịch bệnh, dự đoán sẽ có 24 triệu người ở Đông Nam Á -Thái Bình dương thoát nghèo trong năm 2020 nhất là các hộ gia đình tham gia các khu vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh.
Work Bank cũng dự đoán rằng tỷ lệ nghèo ở Việt Nam sẽ gia tăng gấp đôi đối với các hộ gia đình trong khu vực sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Thiệt hại nhiều nhất là các công xưởng sản xuất, trong quý hai sẽ có 31% các hộ gia đình bị giảm một nửa thu nhập, trong ngành sản xuất da giày, may mặt con số này sẽ là 28%.
Tuy nhiên đây chỉ là dự đoán, sự thật còn có thể còn tồi tệ hơn rất nhiều.
_______________
Chú thích:
* Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới: https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/33477
* Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế: https://www.imf.org/en/Publications/WEO/Issues/2020/04/14/World-Economic-Outlook-April-2020-The-Great-Lockdown-49306