Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tình trạng sang chấn tâm thần trong giới bất đồng chính kiến

bất đồng chính kiến

Diễm My

(VNTB) – Một hiện trạng đáng lo ngại trong giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam là nhiều người trong số họ đang rơi vào tình trạng mất kiểm soát.

 

Trong một trạng thái trên Facebook cá nhân bà Nguyễn Thuý Hạnh chia sẻ “bao lần chìm trong lo âu và tuyệt vọng, muốn tìm đến cõi vĩnh hằng. Song bổn phần và trách nhiệm níu tôi ở lại.”

Thời gian gần đây, bà liên tục bị lực lượng an ninh Hà Nội canh giữ.

Một diễn biến khác, mẹ cô Phạm Đoan Trang, người dẫn dắt NXB Tự Do trên con đường tự do in ấn, xuất bản vừa bị nhân viên an ninh Hà Nội ‘gài’ khi ký xác nhận con gái bà đã “làm ra, tàng trữ, phát tán tài liệu chống nhà nước”.

Cô Phạm Đoan Trang đã rời bỏ Hà Nội đi tạm lánh tại một tỉnh thành Việt Nam vì “không thể sống nổi trong sự rình rập, kiểm soát chặt chẽ đến khó thở của cơ quan an ninh”.

Anh Phạm Tấn Lực, người Lâm Đồng chỉ vừa đăng tải thông tin đi miền Tây lập tức nhân viên an ninh tỉnh này tìm gặp gia đình và hỏi han về anh, theo như chia sẻ của anh trên Facebook.

Kiểm soát là phương pháp, chặt chẽ đến khó thở là một nghiệp vụ mà cơ quan an ninh áp dụng cho những người bất đồng chính kiến.

Với cách theo sát một công dân mà lực lượng này gọi đối tượng bằng các nhân viên an ninh và, hoặc camera giám sát. Hệ thống kiểm soát này khiến ‘đối tượng’ đi từ lo âu, căng thẳng, chán nản, mất kiểm soát hành vi. Dần dẫn đến rối loạn giấc ngủ và rối loạn tập trung.

“Sang chấn tâm lý tự do” là cách một nhà tâm thần học ở Tp. Hồ Chí Minh mô tả cuộc khủng hoảng cảm xúc đang làm khổ người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Khi họ càng khao khát sự tự do thì kiểm soát càng trở nên chặt chẽ, hành vi qua hành động và lời nói bị kiềm soát đến mức người mạnh mẽ nhất cũng phải trải qua các dấu hiệu của bệnh tâm thần và các rối loạn liên quan đến căng thẳng.

Tiến sĩ Ngọc, một bác sĩ tâm thần tại một Bệnh viện tâm thần cho biết: ”Tình hình là một cuộc khủng hoảng lớn trong cuộc sống đối với tất cả mọi người bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Điều này sẽ tồi tệ hơn nếu những người bất đồng chính kiến không được tiếp cận các phương pháp trị liệu kịp thời”.

Khi trầm cảm lan rộng, một số sẽ dẫn đến hành vi hung hăng lên, số khác tìm cách chấm dứt cuộc sống.

Vẫn chưa có nỗ lực khoa học nào ghi nhận số người bất đồng chính kiến bị mắc bệnh trầm cảm từ trước đến nay. Nhưng tỷ lệ được Tiến sĩ Ngọc tin rằng sẽ cao.

”Cảm giác bất lực và tù túng giống như một bệnh dịch,” Tiến sĩ Ngọc nói.

Điều đó có thể có nghĩa là gia tăng thêm các căn bệnh liên quan đến huyết áp cao, đau đầu, vấn đề dạ dày và đau lưng.

“Rối loạn tập trung, rối loạn giấc ngủ. Chúng ta có thể thấy biểu hiện này nhiều ở nhóm ngưởi bất đồng chính kiến. Họ có thể đã có một chút hưng phấn, nhưng sau đó câu chuyện dễ rơi vào chán nản”, chuyên viên tâm lý học Hồng Ngân nói.

Cô tin rằng nghiệp vụ của ngành công an liên quan đến giám sát chặt chẽ người bất đồng chính kiến là kết quả trực tiếp của căng thẳng tâm lý.

”Bạn đối phó nếu bạn có thể. Bạn bảo vệ nếu bạn phải. Và nếu bạn không thể phòng thủ, bạn sẽ suy sụp” cô nói. ”Tôi sợ rằng sau khi trầm cảm họ có thể trở nên hung hăng.”

“Điều này hoàn toàn không tốt về mặt công việc của họ. Nó khiến họ trở nên dữ dằn, đặc biệt phô bày trên mạng xã hội”.

“Công việc và gia đình nhỏ của tôi đã bị ném ra ngoài”, một người bất đồng chính kiến đang tạm lánh tại Sài Gòn nói. ”Tôi không biết mọi người có bao nhiêu kiên nhẫn, nhưng họ đều mệt mỏi.”

“Chúng tôi trả giá vì tin rằng nhà nước thực tâm về cam kết tự do với thế giới, nhưng nhà nước mới hóa ra là một người cha tồi”, Thắng, một người bất đồng chính kiến nói.

Cần xử lý hiệu quả trầm cảm trong nhóm

“Những người trong nhóm bất đồng chính kiến cần thống nhất tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe điều trị bệnh tâm thần”, chuyên viên tâm lý học Hồng Ngân.

“Họ cần nhận được một khoản hỗ trợ điều trị tâm lý ngay từ khi họ cảm nhận được sự lo âu khi làm việc với chính quyền”, cô nói thêm.

“Tôi lo ngại tình trạng chị Nguyễn Thuý Hạnh sẽ xấu đi nếu như không có liệu pháp can thiệp kịp thời. Có thể sẽ giống như cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài, em Lê Thu Hà”.

Là một bác sĩ tâm thần, Tiến sĩ Ngọc nói trường hợp chị Hạnh, cần phải giảm áp lực công việc cho đến khi lấy lại được sự cân bằng. Người thân bên cạnh trong những thời điểm căng thẳng thế này là hết sức cần thiết.

Tương tự như vậy, chị Hạnh cần được một nhà tâm lý học cùng với các bác sĩ tâm thần, theo sát theo đúng chương trình chăm sóc sức khỏe.

 

* Tên chuyên viên tâm lý và bác sĩ tâm thần trong bài được thay đổi vì lý do an toàn thông tin.

Tin bài liên quan:

RFA – Nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh mãn hạn tù sau khi bị xét xử kín

Bùi Ngọc Dân

VNTB – CIVICUS: Chuyên viên LHQ quan ngại các vi phạm về quyền tại Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB – Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chiến đấu với virus và chính trị

Phan Thanh Hung

1 comment

Ngo Van 09.06.2020 7:17 at 19:17

Tinh hinh suc khoe ve tinh than cua nhung nguoi dau tranh cho tu do va dan chu o Viet Nam qua bai viet nay qua that la dang quan tam. Trong tinh hinh hien nay, nhung nguoi dau tranh truoc het la can phai tu giu vung lap truong va suc khoe ve tinh than, tranh toi da bi roi vao tinh trang xau nhat ve suc khoe, nhat la co the bi benh tam than. Cuoc tranh dau nay se con gian lao va lau dai lam.

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo