BBC
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionBlogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày.
Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, nói với BBC ông chẳng ngạc nhiên khi mẹ của nhà bất đồng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có cảm giác bị lừa vì thăm con không đúng nơi giam giữ.
Mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger sắp ra tòa về tội “truyên truyền chống nhà nước”, hôm 23/06, viết trên Facebook mô tả về điều bà gọi là “những hành vi lừa đảo và vô nhân tính” đối với con mình.
“Con tôi đã không ở trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa như cơ quan An ninh – Điều tra tỉnh Khánh Hòa đưa thông báo cho tôi. Trong suốt tám tháng qua tôi đã bị lừa khi lặn lội đến thăm con tại một trại tù mà con tôi không có ở đó.
“Quỳnh chỉ bị giam giữ ở Nha Trang một ngày, sau đó đã bị chuyển về Cam Lâm – Cam Ranh, là một trại tù có điều kiện rất khắc nghiệt,” bà Nguyễn Tuyết Lan viết.
Từ Hoa Kỳ, ông Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân chính trị, nói trường hợp này giống “y hệt” trường hợp của ông.
“Tức là tôi bị bắt đưa vào trại giam P24 , số 4 Phan Đăng Lưu vào khoảng một tháng hồi tháng 10/2010 nhưng sau đó họ chuyển tôi lên trại giam B34.
“Gia đình tôi thì cứ tới P24 thăm nuôi trong suốt thời gian tôi bị cách ly ở B34, cho tới khi tuyệt thực ở B34 thì họ mới mang các thứ tiền quà gia đình gửi mà họ giữ lại ở P24 mang lên B34. Khi đó tôi vứt hết lại và nói các ông lừa được thì các ông cầm lấy đi.
Ông Hải giải thích rằng an ninh muốn cô lập người họ bắt và triệt tiêu tất cả sự giúp đỡ từ bên ngoài là vì họ muốn người tù “rơi vào sự cô đơn” và không biết “có ai còn nhớ tới mình hay không”.
“Nên biết là việc giúp đỡ từ bên ngoài đã được quy định trong luật, như thăm nuôi hai lần trong một tháng và được tiếp xúc với luật sư trong suốt quá trình điều tra.
“Họ không muốn người bên ngoài biết người bị giam giữ đang ở đâu. Cách đối phó bẩn thỉu và vô nhân tính này được áp dụng với nhiều người rồi và được các trại giam truyền kinh nghiệm cho nhau chứ không phải chỉ ở một nơi.
“Với những người thần kinh yếu thì có thể bị ảnh hưởng từ phương pháp này nhưng theo tôi với Như Quỳnh thì tôi nghĩ khả năng này không có thể làm gì được vì có khổ đến mấy thì Quỳnh vẫn chịu được,” ông Nguyễn Văn Hải nói với BBC.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionBlogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày.
Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, nói với BBC ông chẳng ngạc nhiên khi mẹ của nhà bất đồng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có cảm giác bị lừa vì thăm con không đúng nơi giam giữ.
Mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger sắp ra tòa về tội “truyên truyền chống nhà nước”, hôm 23/06, viết trên Facebook mô tả về điều bà gọi là “những hành vi lừa đảo và vô nhân tính” đối với con mình.
“Con tôi đã không ở trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa như cơ quan An ninh – Điều tra tỉnh Khánh Hòa đưa thông báo cho tôi. Trong suốt tám tháng qua tôi đã bị lừa khi lặn lội đến thăm con tại một trại tù mà con tôi không có ở đó.
“Quỳnh chỉ bị giam giữ ở Nha Trang một ngày, sau đó đã bị chuyển về Cam Lâm – Cam Ranh, là một trại tù có điều kiện rất khắc nghiệt,” bà Nguyễn Tuyết Lan viết.
Từ Hoa Kỳ, ông Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân chính trị, nói trường hợp này giống “y hệt” trường hợp của ông.
“Tức là tôi bị bắt đưa vào trại giam P24 , số 4 Phan Đăng Lưu vào khoảng một tháng hồi tháng 10/2010 nhưng sau đó họ chuyển tôi lên trại giam B34.
“Gia đình tôi thì cứ tới P24 thăm nuôi trong suốt thời gian tôi bị cách ly ở B34, cho tới khi tuyệt thực ở B34 thì họ mới mang các thứ tiền quà gia đình gửi mà họ giữ lại ở P24 mang lên B34. Khi đó tôi vứt hết lại và nói các ông lừa được thì các ông cầm lấy đi.
Ông Hải giải thích rằng an ninh muốn cô lập người họ bắt và triệt tiêu tất cả sự giúp đỡ từ bên ngoài là vì họ muốn người tù “rơi vào sự cô đơn” và không biết “có ai còn nhớ tới mình hay không”.
“Nên biết là việc giúp đỡ từ bên ngoài đã được quy định trong luật, như thăm nuôi hai lần trong một tháng và được tiếp xúc với luật sư trong suốt quá trình điều tra.
“Họ không muốn người bên ngoài biết người bị giam giữ đang ở đâu. Cách đối phó bẩn thỉu và vô nhân tính này được áp dụng với nhiều người rồi và được các trại giam truyền kinh nghiệm cho nhau chứ không phải chỉ ở một nơi.
“Với những người thần kinh yếu thì có thể bị ảnh hưởng từ phương pháp này nhưng theo tôi với Như Quỳnh thì tôi nghĩ khả năng này không có thể làm gì được vì có khổ đến mấy thì Quỳnh vẫn chịu được,” ông Nguyễn Văn Hải nói với BBC.
1 comment
Việc bắt giam blogger được tổ chức Civil Rights Defenders vinh danh và trao giải thưởng Người Bảo Vệ Nhân Quyền 2015 đă được sự quan tâm rộng răi và sâu sắc bởi các tổ chức nhân quyền quốc tế, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, chính phủ nhiều nước, và đặc biệt là Hoa Kỳ.
Ngày 11/10/2016, một ngày sau khi Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt giữ, Hoa Kỳ đă ngay lập tức lên tiếng yêu cầu nhà nước CSVN phải trả tự đó cho blogger Mẹ Nấm.
Ngày 21/11/2016, Tổng Lănh sự Mỹ là bà Mary Tarnowka và ông Charles Sellers – Trưởng phòng Tham tán chính trị của Hoa Kỳ đến thăm gia đình của Mẹ Nấm và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về hành vi bắt giam blogger ôn hòa của nhà cầm quyền CSVN.
Đầu tháng 3, 2017, Thủ tướng CSVN là Nguyễn Xuân Phúc bắn tiếng muốn sang Hoa Kỳ và sẵn sàng cùng với Tổng thống Donald Trump cải thiện quan hệ bằng giáo Việt-Mỹ.
Trong khi những nỗ lực vận động chính thức và bán chính thức cho chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của Nguyễn Xuân Phúc đang xảy ra, vào ngày 29/03/2017 đích thân Đệ nhất phu nhân Melania Trump cùng với Bộ Ngoại Giao Hòa Kỳ vinh danh và trao giải thưởng Những Người Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm cho blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Trường hợp của Mẹ Nấm đã được Donald Trump chọn để đặt nền tảng cho những đòi hỏi, thương thảo về việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam…..
Trong suốt hơn 7 tháng – từ ngày 10/10/2016 khi Mẹ Nấm bị bắt giam đến thời điểm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Mỹ vào cuối tháng 5/2017, "chính sách" của nhà cầm quyền CSVN đối với Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là khủng bố tinh thần, không cho liên lạc / tiếp xúc với luật sư, cách ly toàn bộ với gia đình và thế giới bên ngoài.
Ngày 29/05/2017, Nguyễn Xuân Phúc đến Hoa Kỳ cho chuyến viếng thăm chính thức 3 ngày. Chỉ 2 ngày sau, chế độ thay đổi "chính sách" 180 độ: Vào ngày 02/06/2107, từ ngục tù bị cách ly hơn 7 tháng, Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh "được phép" viết thư gửi cho 2 luật sư Võ An Đôn và Luật sư Nguyễn Khả Thành để chính thức mời biện hộ cho mình.
Sau hơn 7 tháng kiên trì tranh đấu, vận động không ngừng nghỉ của bà Nguyễn Tuyết Lan – mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sau hơn 7 tháng kiên cường đối diện với những áp lực khủng bố trong nhà tù của Mẹ Nấm, rõ ràng là những đòi hỏi của gia đình đã được chính phủ Hoa Kỳ đặt ra sau sân khấu chính trị và Nguyễn Xuân Phúc đã phải nhượng bộ.
Bản án mà chế độ áp đặt lên blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 29 tháng 6 sắp tới sẽ ra sao?
Vũ Đông Hà viet