Việt Nam Thời Báo

VNTB – Kịch bản nào cũng được miễn không chết vì đói!

Trường Sơn

 

(VNTB) – Đưa siêu thị ra bán vỉa hè. Vậy đó lại là chợ vỉa hè chứ còn gì nữa?!

 

Đã qua 5 ngày nhưng không thấy có bất kỳ thông báo triển khai xét nghiệm diện rộng hay tiêm vắc xin gì? Phương án cụ thể của thành phố là gì, gồm những bước nào thực hiện ra sao vào thời điểm nào, phải thông báo rõ cho người dân cùng nắm để triển khai sớm, cứ chờ chờ thì liệu con virus sẽ tự biến mất?

“Vừa làm vừa sửa, đừng đợi mấy ngày nữa mới đi rà soát lại, mà ngay lúc này Sở chỉ huy có nhiệm vụ kiểm tra và tùy chỉnh bất cứ lúc nào phù hợp với thời điểm hiện tại. Sức dân đã kiệt rồi!”;

Chỉ mong thành phố điều tiết hàng hóa và ổn định giá cả để người dân tiếp cận dễ dàng hơn, không chen lấn. Dân chúng không phải ai cũng đủ của để dành để mà ăn đủ suốt hai năm trời dịch giã, nên tăng giá hàng hóa là dân sẽ kiệt sức mất”;

“Chống dịch nhưng vẫn phải sống. Tránh được dịch mà chết vì đói, chết vì bệnh khác không được cứu chữa, trầm cảm mà chết thì có ý nghĩa gì. Giờ ta giãn cách và chỉ cho những người cần thiết ra ngoài. Thế nhưng những chỗ kiểm soát đều đông nghẹt người. Họ cực chẳng đã mới phải đi lại. Chẳng có tính thực tiễn và khoa học gì khi kiểm soát như vậy. Chưa kể không tránh khỏi có nơi biến việc đó thành cơ hội móc tiền của dân. Dân chẳng tránh được bệnh giờ lại cộng thêm nỗi lo. Lo mất thêm thời gian và tiền bạc sao chẳng thêm ức chế, trầm cảm”….

Những ta thán như trên của dân chúng đang đầy trên mạng xã hội.

“Giãn cách xã hội lấy gì sống” tiếp tục là câu hỏi gần hai tháng nay vẫn chưa có ai trả lời. Khó khăn kinh tế, cô lập, hạn chế hoạt động bên ngoài có thể dẫn đến những diễn biến phức tạp về tâm lý. Nôm na là dễ đưa đến người dân bị ‘khùng’ lắm luôn (!?).

Vì vậy, cách nói “chết dịch” hay “chết đói” có thể thậm xưng, nhưng thực tế là có thể có những cái chết khác, dù không trực tiếp, nhưng gián tiếp do Covid-19 gây ra. Nó là hệ quả trực tiếp của tình trạng giãn cách xã hội kéo dài.

Trước hàng loạt ưu tư kể trên, Phó bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM, ông Phan Văn Mãi đã đưa ra 3 phương án ngăn Covid-19 tại cuộc họp báo về công tác phòng chống dịch, chiều 13-7, sau khi TP.HCM hết 15 ngày áp dụng Chỉ thị 16. Buổi họp diễn ra khi thành phố ở ngày thứ 5 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Phương án thứ nhất, thành phố kiểm soát và chặn được Covid-19, khi đó có thể sẽ xem xét áp dụng Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 19, hoặc biện pháp ‘Chỉ thị 16 trừ’.

Phương án thứ hai, TP.HCM chưa kiểm soát được Covid-19, dịch vẫn gia tăng. Khi đó, thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 một thời gian nữa.

Phương án thứ ba, tình huống xấu nhất, dịch bệnh gia tăng mạnh mẽ, mất kiểm soát. Lúc này TP.HCM tính các phương án, trong đó có phong toả mạnh mẽ hơn, thậm chí phải sử dụng thêm những biện pháp khác.

Và dù là phương án nào thì theo Phó bí thư TP.HCM Phan Văn Mãi, thời gian qua, TP.HCM duy trì mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa sản xuất an toàn. Nhưng lúc này, chống dịch được đặt lên số 1.

Mong rằng lần này chính quyền không loay hoay ‘xé nháp’ nữa.

Ai đời, sau khi dẹp hết chợ vỉa hè, tự phát có không gian rộng, dồn khách vô chợ truyền thống không gian kín hơn, siêu thị không gian kín mít hơn nữa để rồi dẫn đến kết quả là mấy trăm chợ truyền thống, siêu thị dính F0 phải đóng cửa.

… Giờ bước sang ngày thứ 6 của ‘lockdown’, chính quyền giải quyết mối bòng bong của ‘đứt gãy phân phối’ ở trên qua việc đưa siêu thị ra bán vỉa hè. Vậy đó lại là chợ vỉa hè chứ còn gì nữa?!


Tin bài liên quan:

VNTB – Thiếu khẩu trang y tế, nhưng lại không biết nguyên do vì sao?

Phan Thanh Hung

VNTB – Năng lực cán bộ: đừng đòi hỏi nhiều!

Phan Thanh Hung

VNTB – Tại sao ca nhiễm dịch thứ 17 lại nghiêm trọng bất thường?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo