Việt Nam Thời Báo

VNTB- Sau nghị quyết xử lý nợ xấu, bất động sản ra sao?

Minh Quân
(VNTB) – “Nghị quyết về xử lý nợ xấu không phải là chiếc đũa thần để hô biến 500 dự án “trùm mền” hồi sinh” – một tờ báo nhà nước tán thán.
   Còn quá nhiều dự án bất động sản trùm mền…
Nhưng trước và ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết về xử lý nợ xấu tại kỳ họp tháng 5 – 6 năm 2017, giới kinh doanh, chuyên gia và báo chí nhà nước đã ồn ào hy vọng cho một tương lai sán lạn nhằm giải quyết nợ xấu trong khối bất động sản.
Nợ xấu bất động sản lại chiếm ít nhất 70% trong tổng nợ xấu. Con số nợ xấu hiện thời không chỉ là 600 ngàn tỷ đồng theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, mà còn phải cộng thêm 300 ngàn tỷ đồng mà Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đã “mua trên giấy” từ ba năm qua, nhưng trong thực tế hầu như không “xử lý” được gì.
Còn giờ đây, chỉ riêng tại TP.HCM hiện có khoảng 500 dự án vẫn đang bị đóng băng, chưa thể đưa vào khai thác. Đây là gánh nặng không chỉ cho các chủ đầu tư mà còn của ngân hàng và nền kinh tế. Lý do khiến những dự án này “trùm mền” thì có nhiều, như dự án đang thế chấp tại NH, vướng bồi thường giải tỏa, chưa đóng tiền sử dụng đất, chủ dự án không đủ năng lực triển khai…
TP.HCM lại chiếm khoảng một nửa con số dự án bất động sản trùm mền của cả quốc gia.
Bất chấp việc Bộ Xây dựng “vẽ” ra một tương lai sán lạn về con số tổng giá trị tồn kho bất động sản ở Việt Nam chỉ chưa đầy 30 ngàn tỷ đồng, còn tồn kho bất động sản ở riêng Hà Nội và Sài Gòn chỉ có 11 ngàn tỷ đồng, thực tế là cho đến cuối năm 2016, vẫn còn đến 500 dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM bị đóng băng, chậm tiến độ, trong đó nhiều dự án có tình cảnh thê thảm tương tự PetroVietnam Landmark như dự án Vạn Hưng Phát (quận 8), dự án Kenton Residences (quận 7), Tân Bình Apartment (Tân Bình), Vinaland Tower (Quận 7)…
Nếu Bộ Xây dựng đưa ra con số tồn kho bất động sản để so sánh với năm 2013, thì có thể nhận ra là từ năm 2013 đến nay, chế độ vẫn giữ nguyên não trạng kém minh bạch và ma mị về số liệu kinh tế.
Ngay vào năm 2013 đã phát lộ tính dối trá đậm đặc: trong khi tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ thuộc lĩnh vực bất động sản được Ngân hàng Nhà nước công bố vào tháng 5/2013 chỉ là 5,68%, còn vào tháng 8/2013 Bộ Xây dựng lại nêu ra một con số mới về tỉ lệ nợ xấu bất động sản chỉ có 6,5% – tức là có cao hơn báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gần 1%, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia lại đưa ra một con số bất ngờ và đột biến về tỷ lệ này lên đến 33-35%.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Bộ Xây dựng đã chỉ tính đến những dự án “bán được” trong một ít dự án được khảo sát, mà hoàn toàn không tính đến 500 dự án bị ngừng triển khai ở TP.HCM và có thể chừng đó dự án ở Hà Nội. Do vậy, lượng tồn kho bất động sản “đẹp” là phải.
Không khí trái ngược giữa các con số báo cáo và con số thực về nợ xấu ở Việt Nam rất dễ làm người ta nhớ lại trường hợp Thái Lan năm 1997. Trước khủng hoảng, tỉ lệ nợ xấu bất động sản tại quốc gia này được báo cáo chỉ có 5%, nhưng đến khi xảy ra khủng hoảng thì tỉ lệ này đã tăng vọt đến 50%, tức gấp đúng 10 lần.
Trong khi đó, nguồn cung vẫn tuôn ra ào ạt. Chỉ riêng ở TP.HCM, năm 2017 sẽ chứng kiến có đến 44 ngàn căn hộ trung và cao cấp “bung hàng”. Nhưng kể từ năm 2011 là thời điểm bất động sản ở Việt Nam “thoái trào”, hiệu suất tiêu thụ và bán buôn căn hộ là rất thấp. Càng “cao” càng chết.
Vụ Công ty Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC Land), chủ đầu tư dự án cao cấp PetroVietnam Landmark ở Sài Gòn một thời được tuyên truyền là “cháy hàng”, bị buộc phải phá sản mới đây đã phản nghịch các báo cáo “tồn kho bất động sản giảm mạnh” của Bộ Xây dựng hay “triển vọng thị trường bất
động sản rất sán lạn” cũng của bộ này, đồng thời phác ra cả một bức tranh u tối của nền kinh tế Việt Nam hiện thời và cả con đường mờ mịt những năm tới.
Ngay một tờ báo nhà nước cũng phải dự báo rằng “quyết định mở thủ tục phá sản đối với PVC Land của Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tạo nên một tiền lệ chưa từng xảy ra, có thể sẽ kéo theo làn sóng phá sản, đóng cửa của nhiều doanh nghiệp địa ốc khác trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới”.

Tin bài liên quan:

VNTB – Đức Huỳnh Phú Sổ: đạo, đời và đảng chính trị là một.

Phan Thanh Hung

VNTB – Sự thương tổn của một Quốc gia: Hàn Quốc và Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB- Vì sao ‘chưa trình dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam?’

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.