Việt Nam Thời Báo

Việt Nam có lực lượng người nhái ở Trường Sa?

RFA

2017-05-18


Ảnh chụp từ vệ tinh quần đảo Trường Sa hôm 7/11/2016.

Ảnh chụp từ vệ tinh quần đảo Trường Sa hôm 7/11/2016.

 Photo courtesy of csis.org


Tờ Defense times của Trung Quốc hôm 16 tháng 5 cho biết Trung Quốc đã triển khai giàn phóng tên lửa ra đá Chữ Thập ngoài quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với một số nước để đối phó với lực lượng người nhái của Việt Nam.
Thông tin này dược đưa ra ngay sau khi Việt Nam và Trung Quốc vừa có tuyên bố chung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trần Đại Quang sang Bắc Kinh. Tuyên bố khẳng định hai nước đồng ý kiểm soát những bất đồng và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình. Đài Á châu Tự Do có cuộc phỏng vấn với giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về quốc phòng thuộc trường Đại học New South Wales, Australia về những diễn tiến mới này. Trước hết nhận định về tuyên bố chung của hai nước và thông tin Trung Quốc triển khai giàn phóng tên lửa ra Trường Sa, giáo sư Carl Thayer nói:
Tuyên bố chung giữa hai nước không cho thấy thêm những gì khác so với trước. Hôm nay giới chức Việt Nam nói với tôi rằng không có một khả năng thực tế nào cho hợp tác khai thác chung vì Trung Quốc muốn làm ở khu vực mà Việt Nam đòi chủ quyền. Nếu Việt Nam đồng ý thì có nghĩa là Việt Nam trao chủ quyền của mình cho Trung Quốc. Điều này đã bóc đi lớp phủ hào nhoáng từ những tuyên bố của báo chí Trung Quốc.
Về giàn phóng tên lửa trên Trường Sa thì thông tin này cần phải được kiểm chứng. Giới chức Việt Nam tỏ ra nghi ngờ về tin này, chủ yếu là vì họ không muốn thừa nhận là họ có lực lượng người nhái đặc biệt ở khu vực đó.
– Giáo sư Carl Thayer
Về giàn phóng tên lửa trên Trường Sa thì thông tin này cần phải được kiểm chứng. Nhưng giới chức Việt Nam ở Hà Nội thì tỏ ra nghi ngờ về tin này, chủ yếu là vì họ không muốn thừa nhận là họ có lực lượng người nhái đặc biệt ở khu vực đó. Tuy nhiên những gì đã tuyên bố cũng phù hợp với những gì Trung Quốc đã nói từ trước đến nay là những gì họ làm chỉ vì mục đích phòng vệ, phản ứng lại những gì những nước khác đã làm.
Theo tôi thì có thể là Việt Nam có lực lượng người nhái ở khu vực đó vì tôi cũng nói chuyện với những sĩ quan hải quân Việt Nam trước kia và họ nói là Trung Quốc có lực lượng người nhái bơi gần các thực thể do Việt nam kiểm soát. Mục đích là để cho Việt Nam biết là họ có mặt ở đó. Cho nên theo tôi sẽ rất là khôn ngoan nếu Việt Nam cũng làm tương tự. Nếu thông tin này là có thực thì thứ nhất hành động này đã vi phạm tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Thứ hai là nó đi ngược lại tinh thần của tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc.
RFA: Vậy nhiệm vụ của lực lượng người nhái Việt Nam ở khu vực tranh chấp là gì?
Carl Thayer: Nhiệm vụ của lực lượng người nhái này là để thu thập thông tin tình báo, để biết bên kia đang làm gì. Có thể là chuẩn bị nắm được địa hình cho trường hợp có đối đầu. Ngoài ra nhiệm vục của lực lượng này là tìm hiểu xem hoạt động tuần tra của Trung Quốc thế nào, và liệu Trung Quốc có biết về sự hiện diện của lực lượng người nhái này không. Khi có xung đột, lực lượng này có thể được triển khai và có thể mang chất nổ lên bờ. Nhưng nhiệm vụ chính của họ hiện tại vẫn là để xem Trung Quốc làm gì với các thực thể, họ đang xây dựng gì ở khu vực này. Việc triển khai lực lượng này giống như là để đáp lại với hành động của Trung Quốc.
RFA: Báo Trung Quốc nói rằng việc triển khai giàn phóng ra Trường Sa là một phần trong đối phó của Trung Quốc với hành động của Việt Nam từ sự kiện Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu ra Hoàng Sa vào tháng 5 năm 2014. Ông có nhận xét gì về thông tin này?
1380b4ac-ad27-4ad7-b550-cd0a447297ce-400.jpg
Giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014. AFP photo
Carl Thayer: Tôi thực sự thấy khó tin với câu chuyện về sự việc vào tháng 5 năm 2014. Tôi đã nói chuyện với một diễn đàn các lực lượng đặc nhiệm là nói có những người có thông tin về các hoạt động ngoài biển. lực lượng người nhái Việt Nam sẽ phải bơi hơn 80 km, nếu họ muốn ở đó để phá hủy giàn khoan HD 981 và họ phải mang theo chất nổ.
Rất khó để họ có thể mang theo những khối lượng chất nổ nặng và to như vậy. Ngoài ra thì giàn khoan dầu của Trung Quốc quá lớn, nên họ cũng không thể phá hủy được nó. Sau đó họ lại phải bơi vào bờ, trừ khi là họ được bắt đầu từ một tàu của Việt Nam gần đó nhưng mà vào lúc đó thì tàu Trung Quốc cũng không cho các tàu Việt Nam vào gần giàn khoan. Cho nên rất khó để có thể xác nhận được thông tin mà Trung Quốc đưa ra là có lực lượng người nhái Việt Nam ở khu vực mà Trung Quốc đòi chủ quyền.
Tôi cũng nghe nguồn tin từ phía Việt Nam là họ có một trong những lực lượng đặc nhiệm tốt nhất thế giới và lực lượng này có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ. Nhưng trong trường hợp đặc biệt này thì tôi thấy là khó vì họ sẽ phải có thiết bị đặc biệt để che giấu bong bóng nổi lên mặt nước khi họ bơi. Ngoài ra thì họ cũng không thể phá hủy được giàn khoan đó bằng lực lượng người nhái. Cho nên tôi vẫn cảm thấy nghi ngờ về tin của Trung Quốc và theo tôi điều mà họ nói là để làm nhiễu thông tin. Tuy nhiên tôi cũng không hoàn toàn loại bỏ khả năng này vì những hoạt động này thường không được thừa nhận công khai.
RFA: Trung Quốc và các nước ASEAN đang có tham vấn về một Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) với hy vọng đạt được thỏa thuận này trong năm nay. Ông đánh giá thế nào về khả năng đạt được COC trong năm nay?
Tôi cũng nghe nguồn tin từ phía Việt Nam là họ có một trong những lực lượng đặc nhiệm tốt nhất thế giới và lực lượng này có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ. 
– Giáo sư Carl Thayer
Carl Thayer: Tôi được biết là có ít nhất 4 điểm chính cần phải làm rõ, một trong số đó là phạm vi địa lý. Điều này lại đưa chúng ta quay lại tranh luận lúc đầu là liệu Hoàng Sa có được bao gồm trong đó hay không. Nhưng Trung Quốc lại không muốn Hoàng Sa bao gồm trong đó. Điểm thứ hai là tính ràng buộc pháp lý của văn bản là gì? Liệu nó có cần phải được quốc hội chuẩn thuận hay không, mà Trung Quốc lại không muốn như vậy. Vào lúc này họ hy vọng là đạt được một bộ khung của COC chậm nhất là vào giữa năm nay rồi từ đó mới tiến đến COC.
Nhưng nếu những điểm trên không được làm rõ hoặc không được chấp thuận thì dường như quá trình này sẽ rất lâu dài. Phía Việt Nam cho biết là có sự điều chỉnh trong lập trường của Trung Quốc khi những lãnh đạo cấp cao nước này đã làm cho các giới chức cấp thấp hơn ngạc nhiên khi nói với họ là cứ hoàn tất bản khung trước để cho thấy là Trung Quốc là có cố gắng làm mọi việc có thể, cố gắng đáp ứng được thời hạn đã đưa ra.
Cũng phải nói thêm là đại hội đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 sẽ họp vào cuối năm nay khi mà Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ bước vào đại hội với vấn đề biển Đông là một vấn đề không phải ưu tiên hàng đầu. Mọi thứ đã theo hướng ngoại giao và Trung Quốc sẵn sàng hợp tác. Phía Việt Nam cũng nhìn nhận là có ít hơn các vụ đụng độ với phía Trung Quốc ngay trước khi có quyết định từ năm ngoái là phải đẩy tiến trình hoàn tất bộ khung COC.
RFA: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.


Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo