Chí Quang
(VNTB) – Khi đương đầu với một đối thủ, nếu chọn sai vũ khí, thì ta có nguy cơ tự đẩy bản thân vào tình huống hiểm nghèo.
Trong một xã hội văn minh pháp trị thì Lý lẽ chính là một thứ vũ khí có hiệu quả rất mạnh mẽ, đó là điều không còn phải nghi ngờ gì nữa. khi có mâu thuẫn hay xung đột xảy ra giữa các phần tử đối nghịch, dù giữa cá nhân với cá nhân hoặc cá nhân với chính quyền, thì hai bên thường sử dụng loại “vũ khí” phi bạo lực này để đấu tranh với nhau mà phân định ai sai ai đúng, ai thắng ai thua.
Xin đơn cử một ví dụ: hai chiếc xe đụng nhau cái rầm tại một ngã tư có đèn giao thông, tài xế A chạy đúng luật còn tài xế B vượt đèn đỏ. Trong trường hợp này, nếu phải đấu tranh với nhau để giải quyết xung đột thì tài xế A sẽ dùng vũ khí “lý lẽ” để hạ gục tài xế B như sau “OK, ông đã vượt đèn đỏ, ông chạy sai luật nên gây ra tai nạn, lỗi tại ông!” và dĩ nhiên, tài xế B sẽ không thể không đồng ý với kết luận này và chịu thua cuộc. Tại sao? Tại vì cả A và B đều là phần tử của xã hội văn minh, họ mặc nhiên hiểu rõ và thống nhất với nhau một chuẩn mực chung của xã hội văn minh về giao thông: vượt đèn đỏ là sai luật. kết quả là xung đột giữa hai bên được giải quyết một cách nhẹ nhàng êm thấm bằng lý lẽ.
Tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng rằng tài xế A va chạm với một con sư tử khi nó chạy bộ qua ngã tư đó và vượt đèn đỏ, rồi đâm sầm vào xe anh. Trong trường hợp này, tài xế A sẽ làm gì? Anh ta sẽ bước ra ngoài và dùng vũ khí lý lẽ để đấu tranh với con sư tử ư? Anh sẽ hét vào mặt nó rằng : ”này! Mày dám vượt đèn đỏ à? Lỗi là của mày đấy…” hay sao? con sư tử sẽ phản ứng thế nào? Liệu nó có bị đánh bại bởi vũ khí lý lẽ – ai đúng ai sai của anh và cúi đầu nhận lỗi như tài xế B hay không? Chắc là không rồi, mà khả năng cao hơn là nó sẽ lao vào cắn xé anh tơi tả theo đúng với bản năng của loài dã thú! Và nếu một kết cục như vậy xảy ra thì nguyên nhân cốt lõi chính là vì thứ vũ khí “lý lẽ” mà anh A sử dụng để đấu tranh với đối phương-một con dã thú chứ không phải con người văn minh, là không thích hợp, hay nói nôm na, loại vũ khí anh xài đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn trước một đối thủ hoang dã như vậy.
Tất nhiên, dám đối đầu với một dã thú hung bạo mà không hề sợ hãi, cho thấy anh ta có nhân cách và lòng can đảm phi thường và xứng đáng nhận được sự kính trọng cũng như ủng hộ của hàng trăm người chứng kiến, bởi anh ta là phe chính nghĩa, mọi người chắc chắn công nhận lẽ phải thuộc về anh và sẽ cố sức la hét phản đối hành động man rợ của con dã thú, nhưng có thay đổi được cái kết cục kinh hoàng ấy hay không?
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng: khi đương đầu với một đối thủ, nếu chọn sai vũ khí, thì ta có nguy cơ tự đẩy bản thân vào tình huống hiểm nghèo.
Trong xã hội Việt Nam nhiều thập niên qua, đã tồn tại một sự xung đột giữa hai thế lực, một bên là các nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động vì nhân quyền, dân chủ, tự do ngôn luận… còn bên kia là đảng cầm quyền.
Nếu lắp ráp hai thế lực này vào vụ va chạm tại ngã tư trong ví dụ nêu trên, thì tất nhiên các nhà hoạt động dân chủ sẽ ăn khớp với vai tài xế A, người đi xe đúng luật, riêng đối thủ của họ, tức đảng cầm quyền, liệu sẽ ăn khớp với vai người tài xế B hay con sư tử?
Trước hết, hãy xem đối thủ của họ là ai?
Đó là một đảng chính trị được cộng đồng quốc tế xếp vào thể loại độc tài toàn trị, đảng này dành được quyền lực không phải thông qua cạnh tranh công bằng với các đảng chính trị khác và chiến thắng nhờ phiếu bầu của nhân dân, mà được thừa hưởng nó từ thế hệ cha ông đã đổi xương máu để chiếm đoạt bằng bạo lực. Nói cho đúng thì quyền lực đây không phải là quyền lãnh đạo hay điều hành đất nước, mà phải gọi là quyền cai trị đất nước. Vì quyền cai trị này mang lại cho đảng nhiều lợi lộc béo bở như người mục đồng sở hữu một đàn gia súc đầy thịt, sữa, da, lông… nên bằng mọi giá, kể cả những thủ đoạn đê hèn, dã man, độc ác…đảng ra sức duy trì nó bằng bộ máy chuyên chế tàn bạo, sẵn sàng tiêu diệt những phần tử đối nghịch dám lên tiếng phê phán mình, bất chấp sự phê phán ấy là chính xác, như anh tài xế A chỉ trích lỗi vượt đèn đỏ của con sư tử.
Chính sự cai trị tàn bạo như vậy đã tạo động lực cho hai cuộc chạy trốn ồ ạt và bi thảm của người dân vào năm 1954 và 1975, hàng triệu người vô tội bất chấp nguy hiểm gian truân đã tìm đường bỏ chạy khỏi lãnh thổ mà đảng nắm quyền. không phải ngẫu nhiên mà trong dân gian có câu nói ví von “cột điện mà có chân thì cũng đi rồi.”
Với bản chất và những đặc tính sắt máu như thế thì hình tượng của đảng chỉ có thể tương đồng với con sư tử, nghĩa là khi có xung đột xảy ra tại ngã tư đường, thì nó sẽ giải quyết với đối phương yếu thế hơn bằng nanh vuốt, chứ không có tuân theo đèn xanh đèn đỏ hay luật lệ đúng sai gì cả.
Trước một đối thủ có lối chơi hoang dã như vậy, các nhà hoạt động không hề run sợ, thay vì tránh né để bảo toàn tính mạng, họ dũng cảm đối đầu. Tinh thần bất khuất của họ rất đáng được kính trọng, vì với một cái đảng luôn tôn thờ triết lý “đường vinh quang xây xác quân thù”, thì hỏi có mấy ai trên đời đủ dũng khí trở thành “quân thù” của họ?
Tuy nhiên, để chống lại đối thủ hung bạo ấy, vũ khí trong tay các chiến sĩ dân chủ là gì?
Các nhà hoạt động này, cho tới nay, chỉ sở hữu và sử dụng một lọai vũ khí duy nhất là lý lẽ. họ dùng mạng xã hội như facebook, blog, youtube, hoặc viết sách báo…để trình bày quan điểm, lập luận của mình, mọi sự phản kháng của họ trước những hành vi sai trái, bạo ngược của nhà cầm quyền (như cướp đất của dân) chỉ dừng lại ở mức đó, tức là phản biện ôn hòa chứ không có bất kỳ hình thái bạo lực nào. Hành động của họ cũng tương tự như tài xế A đã dùng lý lẽ phản kháng lại con sư tử vượt đèn đỏ. Và hậu quả là họ bị chính quyền bắt giam, kết tội với những bản án bất công nặng nề và trở thành tù nhân lương tâm, chẳng khác gì anh tài xế A bị con dã thú lao vào cắn xé.
Nếu liên hiệp quốc đã chọn ngày 10 tháng 12 hàng năm làm ngày tôn vinh nhân quyền quốc tế, thì cũng nên chọn ra một ngày đặc biệt để tôn vinh tinh thần đấu tranh bất khuất của họ, gọi là ngày quốc tế tù nhân lương tâm.
Việc họ đấu tranh với thế lực cai trị phi nghĩa để dành lại quyền làm chủ cho toàn thể dân tộc là hoàn toàn chính đáng và can đảm phi thường. Đáng buồn là thứ vũ khí lý lẽ của họ, ngoài việc thức tỉnh được một bộ phận quần chúng nhân dân, chẳng thể làm tổn hại gì con dã thú mà chỉ khiến nó hung dữ hơn.
Họ chọn lầm vũ khí chăng? Sao lại dùng lý lẽ để đấu tranh với sư tử? cũng không hẳn như thế, phải nói một cách chính xác rằng, về mặt vũ khí thì họ không có sự lựa chọn nào khác, bởi lẽ họ là những công dân lương thiện tuân thủ luật pháp, những nhà trí thức có hiểu biết sâu rộng, chứ không phải lực lượng vũ trang, hay tổ chức khủng bố, nên việc lựa chọn loại vũ khí sát thương để đối đầu với dã thú là điều họ không thể thực hiện, hay nói đúng hơn, ngoài ngôn ngữ và lý lẽ ra, họ chẳng có trong tay một loại vũ khí nào khác để chiến đấu, nên cơ may thắng lợi tất phải bằng 0.
Phải chăng đã đến lúc trang bị thêm cho các chiến sĩ dân chủ này một loại vũ khí khác hữu hiệu hơn?
Điều đó chắc chắn phải làm, vì nếu không, thì cuộc đấu tranh sẽ hòan tòan không cân sức và luôn dẫn đến kết quả bế tắc là: phe chính nghĩa bị bạo quyền tiêu diệt.
Hãy xem đoạn code dưới đây:
# digesting that hash into a hexa decimal value
digest = hash_word.hexdigest()
if digest == input_hash:
# comparing hashes
print(“Password found.\nThe password is:”, word)
pass_found = 1
break
# if password is not found.
if not pass_found:
print(“Password is not found in the”, pass_doc, “file”)
print(‘\n’)
Đây chính là một loại ngôn ngữ lập trình giúp con người giao tiếp với máy vi tính, cũng chính là thứ vũ khí lợi hại mà hackers sử dụng để tấn công vào hệ thống cơ sở dữ liệu của các chính phủ độc ác xấu xa, từ bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Tổ chức Anonymous, bao gồm những hackers bí ẩn, đã nhiều lần làm điều này và ngay cả những quốc gia hùng mạnh cũng phải kiêng dè họ. với kĩ năng lập trình siêu hạng, họ có thể xâm nhập và nắm quyền kiểm soát hệ thống máy tính của một cơ quan nào đó (qua đường truyền internet) như nhà máy điện hạt nhân chẳng hạn, và cho cắt điện khu vực mà quân đội đang thử tên lửa…hoặc sau khi chiếm quyền kiểm soát hệ thống máy tính của trung tâm phóng tên lửa, họ sẽ điều khiển cho tên lửa đó bắn vào bất kỳ mục tiêu nào họ muốn…họ cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công tin học vào tài khoản ngân hàng của bè lũ tham nhũng hút máu nhân dân…
Với một loại vũ khí thần kỳ như vậy, Anonymous rõ ràng đang nắm trong tay một sức mạnh trí tuệ phi thường vượt trội hơn tất cả nhà tù, súng ống, xe tăng và nanh vuốt của loài ác thú.
Điểm quan trọng nhất là làm sao để họ tham gia cuộc chiến và đứng về phía phong trào dân chủ, ủng hộ những con người chính nghĩa yếu thế chống lại thể chế bạo quyền độc ác. Nếu đạt được điều này, thông qua hoạt động cảm hóa chính trị, lực lượng dân chủ chắc chắn sẽ có thêm một đồng minh ưu tú và sở hữu thêm một loại vũ khí thực sự hiệu quả và mạnh mẽ để đấu tranh với dã thú hung bạo và dành được kết quả khả quan hơn.
Đây là cuộc tấn công tin học do một nhóm hackers khác (không phải Anonymous) thực hiện:
https://diemtin.vn/hang-nhien-lieu-my-tra-5-trieu-usd-tien-chuoc-cho-hacker-4883793.html
1 comment
“bởi lẽ họ là những công dân lương thiện tuân thủ luật pháp” của con sư tử, và vì vậy, họ là “những nhà trí thức có hiểu biết sâu rộng”. More, “nên việc lựa chọn loại vũ khí sát thương để đối đầu với dã thú là điều họ không thể thực hiện”. Tại sao họ không chọn lựa vũ khí thích hợp với con dã thú ? Maybe, just maybe, họ không muốn con dã thú đó thua, let alone tiêu diệt con dã thú . Họ luôn muốn nhận phần thua về mình, để lúc nào con dã thú đó cũng thắng .
May mà đây là đấu tranh . Nếu bóng đá xảy ra chuyện này suốt giải thì khán giả đã bỏ về hết rùi .