Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt Nam cần làm gì để tìm kiếm lá phiếu thuận làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc?

Trường Sơn

 

(VNTB) – Trước khi muốn được làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam phải cải thiện hồ sơ nhân quyền của chính mình

 

Tin tức cho biết đang có tám tổ chức kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc không bỏ phiếu cho Việt Nam làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025.

(Chi tiết tại https://vietnamthoibao.org/vntb-tam-to-chuc-keu-goi-cac-quoc-gia-thanh-vien-lien-hiep-quoc-khong-bo-phieu-cho-viet-nam-lam-thanh-vien-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hiep-quoc-nhiem-ky-2023-2025/)

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations Human Rights Council) là một tổ chức liên chính phủ trực thuộc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, có sứ mệnh thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới.

Hội đồng Nhân quyền có ba kỳ họp thường xuyên vào tháng 3 (kéo dài bốn tuần), tháng 6 (ba tuần) và tháng 9 (ba tuần) hàng năm. Ngoài ra, Hội đồng có thể họp bất thường, gọi là kỳ họp đặc biệt, để giải quyết các vấn đề khẩn cấp và vi phạm nhân quyền, khi có một phần ba thành viên yêu cầu.

Hội đồng có các cơ quan và cơ chế trực thuộc, mang tính liên chính phủ (gồm đại diện của các quốc gia) hoặc là cơ chế chuyên gia (do các chuyên gia độc lập thực hiện): Nhóm thứ nhất là các cơ quan trực thuộc Hội đồng, bao gồm: Nhóm công tác về Rà soát Định kỳ Phổ quát (cơ chế liên chính phủ); Ủy ban tư vấn (gồm 18 chuyên gia độc lập); Thủ tục khiếu nại; Nhóm thứ hai là các cơ chế chuyên gia để đối thoại và tư vấn về các chủ đề; Nhóm thứ ba là Các thủ tục đặc biệt; và Nhóm thứ tư là các cơ chế liên chính phủ mở chuyên về việc thảo luận và xây dựng các văn kiện và công ước nhân quyền.

Hội đồng Nhân quyền có 47 thành viên là các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, được bầu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Các thành viên được bầu sẽ giữ nhiệm kỳ 03 năm, và các nhiệm kỳ này gối nhau.

Vì vậy việc bầu thành viên Hội đồng Nhân quyền tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra hàng năm với khoảng một phần ba số ghế của Hội đồng được bầu (lần lượt 14, 15 hoặc 18 ghế được bầu cử hàng năm). Một thành viên Hội đồng có thể được bầu không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Khi là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, các quốc gia có trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền như được thống nhất trong Nghị quyết thành lập ra Hội đồng 60/251. Theo khoản 8 của nghị quyết này, các quốc gia được bầu chon căn cứ vào “đóng góp vào việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng như những lời hứa tự giác và cam kết của ứng cử viên”.

Vì vậy khi tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền, một quốc gia thường công bố một bản Cam kết tự nguyện với tư cách thành viên.

Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về thành lập Hội đồng Nhân quyền công bố 10 nhiệm vụ của Hội đồng Nhân quyền như sau:

(a) Thúc đẩy giáo dục và học tập về quyền con người cũng như các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực, sẽ cung cấp bằng tham vấn và trên cơ sở đồng thuận của các quốc gia thành viên liên quan;

(b) Là diễn đàn cho các đối thoại về các vấn đề chuyên đề về tất cả các quyền con người;

(c) Đưa ra khuyến nghị cho Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về những bước phát triển của luật quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền;

(d) Thúc đẩy việc thực thi đầy đủ các nghĩa vụ nhân quyền của các quốc gia và theo dõi các mục tiêu và cam kết về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền được ghi nhận trong các Hội nghị và Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc;

(e) Tiến hành rà soát định kỳ phổ quát, dựa trên các thông tin khách quan và đáng tin cậy, về việc thực thi các nghĩa vụ và cam kết nhân quyền của từng quốc gia theo cách thức đảm bảo tính phổ quát trong tham gia và đối xử bình đẳng với tất cả các quốc gia; việc rà soát phải là một cơ chế hợp tác, dựa trên đối thoại tương tác, với sự tham gia đầy đủ của quốc gia liên quan và cân nhắc đến các nhu cầu xây dựng năng lực của quốc gia đó; cơ chế này cần bổ sung và không trùng lặp với công việc của các cơ quan điều ước; Hội đồng phải xây dựng mô hình và phân bổ thời gian cần thiết cho cơ chế rà soát định kỳ phổ quát trong vòng một năm kể từ kỳ họp đầu tiên;

(f) Đóng góp, thông qua đối thoại và hợp tác, vào việc ngăn chặn vi phạm nhân quyền và phản ứng nhanh chóng với những tình trạng khẩn cấp về nhân quyền;

(g) Tiếp nhận vai trò và trách nhiệm của Ủy ban Nhân quyền liên quan đến công việc của Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR);

(h) Phối hợp chặt chẽ trong lĩnh vực nhân quyền với các chính phủ, các tổ chức khu vực, các thiết chế nhân quyền quốc gia và xã hội dân sự;

(i) Đưa ra các khuyến nghị về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền;

(j) Gửi báo cáo thường niên lên Đại hội đồng.

Theo các quy định kể trên, tin tức cho biết ngày 31-3 vừa qua tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chủ trì công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và thông tin về ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025.

Tài liệu này của Bộ Ngoại giao Việt Nam được mô tả tóm tắt là Việt Nam sẽ sẵn sàng hợp tác với các quốc gia thành viên và các bên liên quan để duy trì các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, củng cố hiệu lực và hiệu quả của Hội đồng nhân quyền thông qua đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

Việt Nam sẽ thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái trong thời đại chuyển đổi kỹ thuật số; tiếp tục đề xuất Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu cùng với các thành viên khác của các nhóm nòng cốt; đóng góp cho nỗ lực của Hội đồng nhân quyền trong lĩnh vực quyền được chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong bối cảnh thế giới phục hồi sau đại dịch Covid-19; thúc đẩy quyền được làm việc tử tế để đạt được Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững; thúc đẩy đào tạo, giáo dục về quyền con người cũng là một vị trí ưu tiên của Việt Nam khi tham gia và hợp tác với các nước tại Hội đồng nhân quyền.

Như vậy từ những gì mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra cho thấy yêu cầu mà nhóm tám tổ chức nêu ở phần đầu bài viết này nêu ra là hoàn toàn thuận tình – lý: “Trước khi muốn được làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam phải cải thiện hồ sơ nhân quyền của chính mình, thực thi nghiêm chỉnh các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, và đóng góp cùng cộng đồng quốc tế để xây dựng một thế giới hoà bình và thịnh vượng”.

(Tham khảo: https://www.einpresswire.com/article/568792135/vietnam-is-not-qualified-for-the-united-nations-human-rights-council)


Tin bài liên quan:

VNTB – Những cựu đảng viên quan chức liên tục hầu tòa

Phan Thanh Hung

VNTB – Tịch điền năm nay vắng ‘vua’

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Viện Pasteur TP.HCM cảnh báo sau ca tử vong vì cúm H5N1 tại Campuchia

Do Van Tien

1 comment

Nguyễn Tuấn Anh 20.04.2022 6:56 at 06:56

Việt Nam hay Đảng ? Nếu là Đảng thì cần có sự kiểm soát tốt hơn đ/v các tổ chức/cá nhân không (thuộc) biên chế, nhất là những người trong nước chủ trương bản kiến nghị vừa rồi

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo