Đỗ Văn Phúc
Có những sự thật không nên phải nói ra, vì sẽ làm phật lòng rất nhiều người khác trong đó có các bạn của chúng ta, nhất là thời gian đã qua quá lâu. Nhưng chẳng đặng đừng vì không thể để cho những sự thật bị chôn vùi, xuyên tạc mà nạn nhân là những người lính VNCH từng chịu quá nhiều cay đắng, khổ nhọc trong chiến tranh cũng như sau đó. Họ đã đổ máu, hy sinh cuộc đời mình cho tổ quốc và dân tộc; thì nay không lý do gì để họ cứ bị những kẻ tự tôn và nặng óc kỳ thị tiếp tục xúc phạm.
Chúng tôi không rõ những người lính Mỹ trước khi lên đường sang Việt Nam đã được dạy những gì về lịch sử, phong tục, ngôn ngữ Việt Nam, hay chỉ vài điều căn bản vừa đủ để tiếp xúc mà thôi. Vì thế, do sự thiếu hiểu biết về lịch sử Việt Nam, nhất là về chiến tranh Việt Nam, mà đã dẫn đến những ngộ nhận quá đáng trong quần chúng Hoa Kỳ, thể hiện qua phim ảnh, sách báo, các bài thuyết trình, các câu đối thoại trên truyền thông xã hội (mà gần đây chúng tôi phải đương đầu). Đây là điều mà đại đa số người Mỹ – ngay cả những cựu quân nhân từng tham chiến tại Việt Nam – đã hiểu sai. Theo họ:
_ Cuộc chiến Việt Nam là giữa nước Mỹ và Việt Nam (bỏ quên sự hiện diện và vai trò chính của Việt Nam Cộng Hòa và Quân Lực VNCH)
– Nếu có nơi nào nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa thì đa số là vu khống, mạ lị VNCH nào là tham nhũng, vô tài; QLVNCH thì hèn nhát, không chịu đánh nhau, bỏ chạy trước địch quân…
Trước hết, chúng ta phải xác định lại tính chất thật sự của cuộc chiến.
Cuộc chiến tranh Việt Nam là giữa miền Nam, Việt Nam Cộng Hoà theo chế độ dân chủ tự do, chống lại sự xâm lăng của miền Bắc, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà theo chế độ Cộng Sản; Nhìn rộng hơn trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh sau Thế Chiến thứ Hai; đó là cuộc chiến giữa thế giới tự do mà Hoa Kỳ đứng đầu chống lại sự bành trướng của Cộng Sản quốc tế do Liên Sô cầm đầu.
– Người Việt đã chiến đấu chống Cộng Sản từ khi Hồ Chí Minh và Mặt Trận Việt Minh lộ diện là Cộng Sản. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người quốc gia chân chính. Ông chống chế độ thực dân của Pháp, khước từ hợp tác với Nhật và không chịu cộng sự với Hồ Chí Minh dù được ông Hồ mời tham gia.
– Từ ngày thành lập nền Cộng Hoà Việt Nam năm 1955, thế trận Quốc Cộng đã thành hình. Cố Tổng Thống Diệm đã không đồng ý chủ trương của Hoa Kỳ là dùng chiến tranh quy ước để chống lại cuộc chiến du kích của CS. Tổng Thống Diệm muốn áp dụng lối đánh du kích của Anh mà đã thành công ở Malaysia nhưng Hoa Kỳ cố ép VNCH phải huấn luyện và tổ chức quân đội theo khuôn mẫu quân đội nhà giàu của Mỹ. Tướng John O’Daniel, người cầm đầu Phái Bộ Viện Trợ và Cố Vấn Hoa Kỳ (MAAG) trắng trợn tuyên bố “Ai chi tiền, người đó chỉ huy” (Who pays, gives orders). Cố Tổng Thống Diệm đã không muốn Hoa Kỳ đưa quân chiến đấu vào VN vì muốn bảo vệ chính nghĩa và nền độc lập của quân dân miền Nam, không để cho Cộng Sản có cơ hội tuyên truyền trong dân chúng về cuộc chiến tranh chống Mỹ,
Trong giai đoạn từ 1955 đến 1963, miền Nam phát triển vượt bực vừa về kinh tế xã hội, vừa về xây dựng dân chủ. Phía người Mỹ phê phán chính quyền Tổng Thống Diệm một cách chủ quan và phiến diện khi họ đem tiêu chuẩn của nước Mỹ là một quốc gia có một thể chế dân chủ ổn định nhất hoàn cầu và nền văn minh vật chất cao độ để so sánh với một nước có xã hội và nền chính trị cổ truyền, mới giành lại độc lập, và đang trong giai đoạn đầu tiên của sự xây dựng và phát triển. Đó là hai lỗi lầm nghiêm trọng của Mỹ về chiếc lược quân sự và chính trị ở Việt Nam lúc ban sơ.
Do đó, Hoa Kỳ đã nhìn cố Tổng Thống Diệm như một trở ngại cho chính sách của họ. Tổng Thống Kennedy đã thuê đám tướng tá phản phúc lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa và thảm sát anh em cố Tổng Thống Diệm. Biến cố 1 tháng 11, 1963 đã đưa miền Nam vào một giai đoạn hỗn loạn nghiêm trọng, tạo cơ hội cho Cộng Quân phát triển ở nông thôn và gây rối ở thành thị. Việc này tạo ra duyên cớ để Hoa Kỳ đưa 500 ngàn quân chiến đấu vào miền Nam năm 1965. Vào tháng 4, 1964, phản ứng trước tuyên bố của Thượng Nghị Sĩ Wayne Morse, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara nói với báo chí rằng “Theo tôi, đây là một cuộc chiến rất quan trọng, và tôi rất sung sướng được gắn liền với nó và sẽ làm bất cứ điều gì để chiến thắng.” Rồi khi đến thăm vùng Phi Quân Sự ở Bến Hải, ông ta đã ngạo nghễ tuyên bố: “Chúng ta sẽ ở lại đây cho đến ngày chiến thắng.”
Sau bảy năm với 500 ngàn quân trang bị vũ khí tối tân, với một Không Lực và Hải Lực hùng hậu nhất thế giới, Hoa Kỳ thấy không thể thành công, nên đã phải rút quân. TT Nixon đề ra cái gọi là “Việt Nam Hoá Chiến Tranh” để trao lại trong trách cho Quân Lực VNCH. Sau đó, để phủi tay hoàn toàn, Hoa Kỳ đã ép buộc VNCH phải ngồi vào bàn Hội Nghị Paris để ký với phe Cộng một hòa ước bất tương xứng. Hoa Kỳ rút lui hoàn toàn và gọi đó là một giải pháp là “Hoà Bình trong Danh Dự”. Thế là thế nào? Không muốn thắng hay không thể thắng? Bỏ cuộc, rút lui trong một cuộc chiến thì còn danh dự nỗi gì?
Hoa Kỳ, với sức mạnh vô song, từng vẻ vang chiến thắng trục Đức Ý Nhật, đã có thể chiến thắng VC dễ dàng. Nhưng họ đã cố tình hay vô tình để vuột nhiều cơ hội. Họ đánh không quyết thắng mà rất nhiều lần dừng lại ở giai đoạn quyết liệt nhất, để thời gian cho địch phục hồi. Hoa Kỳ trong suốt 21 năm có mặt ở miền Nam, đã không có một chính sách và chiến lược nhất quán; Họ thay đổi chính sách tùy nhu cầu tranh cử và áp lực quần chúng mỗi bốn năm một giữa các ứng cử viên Cộng Hòa và Dân Chủ. Sự ra đời của chiếc máy TV trong phòng khách mỗi gia đình người Mỹ đã gây ra kinh hoàng cho dân chúng khi nhìn thấy hình ảnh chết chóc của con em mình xảy ra mỗi ngày ở chiến trường. Đội quân báo chí bất lương tha hồ xuyên tạc bóp méo tin tức để tạo áp lực. Hai tấm ảnh do Eddie Adams chụp vụ Tướng Loan bắn chết tên VC Nguyễn Văn Lém và Nick Ut chụp cảnh em bé Kim Phúc bị cháy vì bom lửa của phi cơ VNCH đã như hai can xăng đổ thêm vào đám cháy của phản chiến.
Từ năm 1972 đến 1975. Quân Lực VNCH đã phải nhận hành quân trong một lãnh thổ mà trước đây có mặt các sư đoàn VNCH và thêm hàng chục sư đoàn, lữ đoàn của Mỹ. Một ví dụ: Sư Đoàn 5 Bộ Binh với quân số khoảng 10 ngàn binh sĩ, phải gánh một vùng hành quân trước đây là của chính họ cộng với gần hai sư đoàn Mỹ (Một phần Sư Đoàn 25 Hoa Kỳ, một Lữ Đoàn Không Kỵ, và SĐ 1 BB Hoa Kỳ mà quân số trang bị xem như gấp đội SĐ5BB của Việt Nam). Các đơn vị phải dàn mỏng ra trong vùng rừng rậm của ba tỉnh Bình Dương, Bình Long, và Phước Long.
Cần nhắc lại là trong giai đoạn trước 1968, QLVNCH chỉ được trang bị các vũ khí lỗi thời, thặng dư sót lại của Thế Chiến thứ Hai; trong khi Cộng Quân đã có vũ khí tối tân từ Nga sô và Trong Cộng. Súng trường Garant M1 làm sao so với tiểu liên AK-47 của Tiệp Khắc; Đại bác 155 ly chỉ bắn khoảng 15 cây số, trong khi tầm bắn của đại bác 130 li xa tới 30 cây số, súng cối 61 ly và 82 li của VC có thể xài đạn 60 li và 81 li của chúng ta, xe tang M-41 làm sao chọi với T-54? Không Quân VNCH tuy được đánh giá vào hàng thứ sáu trên thế giới; Hải Quân VNCH mang tiếng là đứng hàng thứ nhất ở Đông Nam Á. Nhưng có thứ hạng cao là nhờ ở lượng với hơn 200 phi cơ đủ loại và 1500 chiến thuyền các cỡ. Còn về phẩm chất thì rất kém. Ngoài F-5E là loại phản lực chiến đấu Hoa Kỳ sản xuất cho các đồng minh, các loại phi cơ khác đều thuộc đời cũ nhất (series A hay B); tàu chiến thì chọn từ nghĩa địa tàu (junk yards) rồi sơn phết lại và gắn một số trang bị căn bản. Thế là oách lắm so với các nước nhỏ xung quanh.
Vào giai đoạn sau cùng từ 1972 đến 1975, quân viện bị cắt thê thảm. Cuối năm 1974 coi như binh sĩ VNCH không có đủ đạn các loại; phi cơ, xe cộ không đủ xăng dầu; trong khi Bắc Việt chuyển vào Nam hàng chục sư đoàn với sự tiếp tế vũ khí đạn được vô hạn từ Liên Sô và Trung Cộng. Hoa Kỳ đã bội ước, không can thiệp như trong các văn thư của Tổng Thống Nixon gửi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi ông Thiệu buộc lòng chấp nhận ký Hoà Ước Paris!
Bây giờ, người Mỹ quay ra trút sự thất bại của họ lên đầu Việt Nam từ chính quyền đến quân đội! Người Mỹ, với tính tự tôn, coi các dân tộc khác là kém cỏi. Họ đã nói đến người Việt Nam là bọn “little bastards,” nhục mạ với tiếng lóng “bọn gooks,””bọn khó dạy!”
Những bằng chứng cho thấy họ đã làm ngơ về các đóng góp tích cực của quân sĩ VNCH như:
Khi viết hay làm phim về trận Khe Sanh, họ không hề nhắc đến sự có mặt của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH mà đã cùng họ chiến đấu suốt thời gian bị vây hãm, tấn công.
Khi viết hay làm phim về trận tái chiếm cố đô Huế, họ chỉ phô trương hình ảnh người lính TQLC Hoa Kỳ mà không hề có một hình nào về những người lính TQLC, Bộ Binh VNCH.
Khi viết và làm phim The Hamburger Hill, họ đã tiếm đoạt công trận của QLVNCH khi vinh danh tiểu đoàn 3/187 thuộc Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Mỹ đã chiếm ngọn đồi đầy máu và thịt băm. Nhưng tài liệu của Bộ Tự Lệnh Mỹ tại Việt Nam (bản báo cáo ngày 22 tháng 5, 1969 của Đại Tá Wilson C. Harper), đã xác nhận đơn vị đầu tiên đặt chân lên đỉnh đồi Đồng Lộc ở Động Ấp Bia – tức đồi 937 trên bản đồ quân sự – là Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 BB Việt Nam.
Những trận đánh long trời lỡ đất của VNCH đã bị người Mỹ làm ngơ không hề nhắc tới. Ví dụ: Trận đại thắng Tết Mậu Thân năm 1968 thì bị họ bóp méo là thất bại vì cho rằng phía VNCH đã không tiên liệu cuộc tổng tiến công của VC, Trận tử thủ An Lộc của Bộ Binh, Nhảy Dù, Biệt Động Quân (một chọi sáu) trong hai tháng từ tháng 4 đến cuối tháng 5, 1972; Trận tử thủ Tống Lê Chân của Tiểu Đoàn 92 BĐQ (một chọi chín) trong hơn một năm rưỡi, Trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị của TQLC Việt Nam năm 1972, Trận Sa Huỳnh của Trung Đoàn 6 BB vân vân. Ngay vụ Trung Tá Iceal Hambleton – sĩ quan không hành trên chiếc EB-66 – bị bắn rơi ở phía nam vùng Phi Quân Sự ở Quảng Trị mùa hè năm 1972, sau hàng loạt hành quân cứu nạn thất bại với thêm năm phi cơ bị bắn rơi và gần 20 lính Mỹ bị bắn chết, bị bắt làm tù binh; cuối cùng ông được Đại Úy Thomas Norris và Hạ Sĩ Nguyễn Văn Kiệt thuộc đội Người Nhái cứu thoát khỏi vòng vây tìm của cả ngàn quân thù. Khi làm cuốn phim truyện về cuộc cứu thoát này, anh Kiệt không hề được nói tới dù anh đã được thưởng huy chương Navy Cross, là loại huy chương cao nhất của Hải Quân Mỹ dành thưởng cho người ngoại quốc. Trung tá Hambleton, có lẽ do tính tự cao, kỳ thị; cũng chẳng hề nhắc tới một người lính Việt Nam nhỏ bé đã cứu mạng mình.
Người quân nhân Mỹ đến Việt Nam theo tiêu chuẩn mỗi vòng (tour) là một năm, xong sẽ về lại Mỹ. Sau đó, có thể tình nguyện thêm một vài vòng khác. Trong một năm ở VN, phải qua giai đoạn processing mất chừng 1 tuần, họ cũng hưởng 15 ngày phép ở các trung tâm du lịch. Chỉ có 10 phần trăm tổng số quân nhân Mỹ ở Việt Nam là ra chiến trường. Như thế, trong số 2.7 triệu quân nhân Mỹ tham gia toàn cuộc chiến, thì có 270 ngàn là lính tác chiến. Ở mức quân số cao nhất là 363 ngàn binh sĩ Mỹ trong năm 1969 , chỉ có 36 ngàn là ở chiến trường.
Thử so với một triệu quân VNCH dưới cờ, thì chỉ có chừng khoảng 150 ngàn quân tác chiến (thêm vài trăm ngàn nếu tính luôn Địa Phương Quân và Nghĩa Quân). Thanh niên Việt Nam từ khi vào lính ở độ tuổi 18 (tình nguyện hay quân dịch) thì coi như không thấy ngày về. Quân nhân các đơn vị tác chiến chỉ về khi tử trận hay bị thương nặng. Họ chiến đấu triền miên trong hoàn cảnh ăn uống kham khổ và nỗi khó khăn về kinh tế gia đình; cầm cự trong 20 năm chiến tranh thì phải nói là quá phi thường, dũng cảm mà chắc người lính Hoa Kỳ hay các đồng minh khác sẽ không thể nào cam chịu nổi.
Chúng tôi phải lên tiếng để lấy lại danh dự cho người lính VNCH, dù đôi khi phải nói thẳng những điều có thể mất lòng các bạn Mỹ có sự hiểu biết trung thực. Như như Chúa Jesus từng nói khi một đám đông đòi ném đá một phụ nữ phạm trọng tội ngoại tình: “Ai là người chưa hề phạm tội thì hãy ném đá người đàn bà này.” (Let him who is without sin among you be the first to cast a stone at her. New Testament, Book of John 8.7). Chúng tôi cũng muốn nhắn tới các anh Mỹ tự tôn, đầy óc kỳ thị rằng: “Nếu anh chưa hề ra nếm mùi chiến trường, anh hãy câm mồm lại vì anh không đủ tư cách để phê phán chúng tôi.”
Đỗ Văn Phúc
(*) Bài viết thể hiện quan điẻm riêng của tác giả
*****
Vietnam War, Lots of Misunderstandings from the American Perspective
Michael Do
There are truths that we do not want to reveal because they might hurt the feelings of some of our friends. The Vietnam War ended almost half a century ago but there have still been a lot of misunderstandings among our American friends, particularly the Vietnam Veterans. Our ARVN (Army of the Republic of Vietnam) soldiers had sacrificed during the war and still suffered the offense on social media, mostly due to the misinformation and the superiority complex of some racist American veterans.
We don’t know how much the American soldiers were taught about Vietnam's culture and history before they were sent to Vietnam. We guess they only learned some basic things just enough to contact the people they rarely met. That’s why, for the past 50 years, there were too many misunderstandings among the American public, media, and even among many soldiers who fought in the Vietnam War.
Their common mistakes about Vietnam are:
The Vietnam War was between the United States and Vietnam. They ignored the major role of the South Vietnamese people, government, and soldiers. In Hollywood or documentary movies, in publications, books, and magazines… if they sometimes mentioned the South Vietnamese soldiers, there were only bad images such as corruption, coward, worthless, running away from the battle…
We cannot keep quiet before the unfair and unjust perception that we consider very defamatory toward those who had bravely fought and ultimately sacrificed in twenty-one years of the war.
At first, we need to confirm the nature of the Vietnam War
It was the war between South Vietnam – under the western style democratic regime – and North Vietnam – ruled by the total communist regime. In a broader scope, it was the war between the Free World led by the United States and the Communist bloc led by the Soviet Union. We called it the Cold War.
In that war, our people had fought against Communism since 1949 when the State of Vietnam was born and in 1955 when the Republic of Vietnam began to exist. Our late
President Ngo Dinh Diem was a true patriot, a good leader who rejected the positions offered by Japan and Communist Ho Chi Minh. At the beginning of the war, President Diem disagreed with the American military strategy to apply conventional war to deal with the communist guerrilla warfare. He adopted the tactics used by the Britons to defeat the communists in Malaysia and implemented the
Strategic Hamlet Program to isolate the communists from the peasants. The Americans wanted him to follow every piece of advice from the Military Assistance and Advisory Group. Lieutenant General John O’Daniel challenged President Diem: “He who pays gives orders!” President Diem objected to the plan of the United States to send combat troops to Vietnam. He did not want to give the communists the chance to justify their “Anti-American
War” and gather the peasants under the banner of “independence.” In this first phase from 1955 to 1963, South Vietnam achieved some economic, social, and democratic development. From the Americans’ perspective, it was not enough! They wanted South Vietnam to establish the democratic system as seen in the well-developed countries while this small country had just been freed from eighty years of French colonialism and had been in the transition from the traditional society of a thousand years. The US considered President Diem as the major obstacle to the democratic process. Those were two serious mistakes the Americans made that led to the coup d’etat on November 1st, 1963 in which President Kennedy switched the green light for the gangs of corrupted Vietnamese Generals to murder President Diem and dismissed the first Republic of Vietnam.
In the following years (from 1963 to 1965), South Vietnam fell into dangerous chaos and long-lasting political instability that gave the enemies a good opportunity to expand in the countryside and infiltrate and establish their cells in the towns and cities. It also gave the Americans the reason to send five hundred thousand troops to Vietnam. In April 1965, responding to Senator Wayne Morse, McNamara said to the press “I don't object to its being called " McNamara's war.& quot, “I think it is a very important war and I am pleased to be identified with it and do whatever I can to win it.”
And then, after seven years, with five hundred thousand troops supported by the mightiest air and naval power of the world, the Americans realized that they could not win the bloody war. There was no light at the end of the tunnel. President Richard Nixon implemented the so-called “Vietnamization Plan” to transfer the whole burden of the war onto the Vietnamese Armed Forces. In preparing for the total withdrawal, Nixon both convinced and threatened South Vietnam President Nguyen Van Thieu to sit at the peace talk with our enemies. He then declared the success of his goal “Peace in Honor!”
Of course, we all know that the United States, after the brilliant victory in World War 2, became the most powerful nation in the world. The US missed many opportunities to defeat North Vietnam easily in a short war. It seemed that the US did not have a strong determination to win; At times, when our enemy was at the brink of collapse, the US suddenly stopped and gave them time to heal the wounded and reinforce. During twenty-one years of her involvement in Vietnam, the US did not have a consistent policy and a solid military strategy. The changes depended on the weather of the public pressure and the promises the politicians made in the election every four years. In addition, the brutal deaths of the American soldiers were shown day and night on the newly invented television in the family room. This terrorized the people and urged them to join the movements to call for any solution to end the war.
From 1972 to 1975, the ARVN forces had to operate in the territories – formerly covered by the forces which were triple more powerful. For instance, the ARVN 5th Infantry Division was responsible for three provinces Binh Duong, Binh Long, and Phuoc Long which previously were under the protection of the US 1st Infantry, part of the US 25th Infantry, and the 11th Armored Cavalry. We had to spread thin, very thin.
One should remember that the ARVN was always inferior to the enemies in terms of weaponry. We were supplied with obsolete weapons left from WW2 while the enemies were equipped with advanced weapons. Our Garant M-1 could not be compared to the AK-47; our 155 mm howitzer could reach the range of 15 kilometers while the enemy’s 130 mm reached 30 kilometers; our M-41 tanks could not fight against the enemy’s T-54. The Vietnamese Air Force and Navy were ranked the sixth and the fifth in the world respectively, thanks to their numbers, not their quality and power. Except for F-5E, all other VNAF aircraft were of the oldest series. The ships that the US gave to the Vietnamese Navy were picked from the ships decommissioned from WW2 and were left in junkyards.
After 1972, US military assistance was cut down from billions to several hundred million dollars. By the end of 1974, almost all ARVN forces did not have enough ammunition to defend themselves. Thousands of aircraft did not have gasoline to fly, same for tens of thousands of vehicles. When North Vietnam sent scores of divisions to the South and launched simultaneous attacks on ARVN posts, President Nixon did not keep his promises to help. He and the whole US congress silently watched as South Vietnam fell to communists.
And now, some American veterans, on social media, blamed the failure on our ARVN. They were so arrogant, infected with racism and superiority complex when looked down on us as “little bastards, gooks, hard to teach.”
We would like you guys to research to realize that there were soldiers of the ARVN 37th Ranger Battalion in the defense of Khe Sanh in 1972; in the retaking of Hue's old citadel, the AVN Marines and Infantry fought alongside the USMC for 21 days. It was the Vietnamese infantrymen who raised the flag at the pole in the citadel. The American movies never showed these.
It was the 2/3 Battalion of the ARVN 1st Infantry who put their feet on top of Hill 937 (Hamburger Hill) while soldiers of the US 101st Airborne stalled due to the enemy’s heavy fire.
Quote from the report of Colonel Wilson C. Harper, Chief of Command and Control Division of the US-Military Assistance Command, Vietnam on 22 May 1969: On May 19, 1969, 2/3 ARVN conducted a combat assault on LZYC324976 and began moving to positions on the southeast side of Hill 937, in preparation for four battalions' attack on 20 May 1969. Three battalions from the 3rd Airborne Brigade, 101st Division progressed to a multi-battalion attack which began 201030H. The advance of 2/3 was extremely rapid due to the use of the high-speed trail and light enemy resistance. They were the first to reach the top of Hill 937 and assaulted positions vicinity YC329980. The 3/187 was meeting heavy resistance on their axis of attack.
The 2/23 ARVN went to assist by moving N along Hill937 and relieving the pressure. However, friendly fire from 3/187 prevented 2/3 ARVN from moving close. The 2/3 then moved on the reverse slope of the southeast of the hill.”
End quote.
This information was later reaffirmed in The Abrams Tapes, 1968-1972: “So the facts are the first people to the crest was [sic] the SRVN.” Source: Vietnam’s Forgotten Army by Andrew Wiest. New York University Press, 2008.
Chapter 6: “Hamburger Hill, The Untold Story of the Battle for Dong Ap Bia” (pages 157 –176).
Many other brilliant victories of the ARVN were never mentioned in any American documents or movies. Such as:
– The great victory in the enemy’s General Offensive in 1968. We killed more than fifty thousand enemies, captured 600 others, and destroyed the whole enemy’s infrastructure in South Vietnam.
-The siege of An Loc where we encountered the enemies that outnumbered us 6 to 1. We held the city for two months amid hundreds of waves of enemy attacks by infantry and tanks T-54. We received about 80 thousand rounds of various kinds of canons, rockets, and mortars.
– The 92nd ARVN Ranger Battalion was sieged and attacked by the enemy’s forces that outnumbered 9 to 1. They held the base for more than eighteen months
– A Vietnamese Navy SEAL – Corporal Nguyen Van Kiệt – was one of the 2-man team who rescued Lt Colonel Iceal Hambleton who had been shot down in the enemy’s area south of the DMZ. Kiet was awarded the Navy cross, but in the movie featuring the rescue, there was not a word about him. Even Colonel Hambleton did not mention this savior!
The American soldiers came to Vietnam for one year on each tour. Only ten percent of the troops were in real combat. That means at the peak of its strength in Vietnam in 1969, there were 36 thousand soldiers fighting on the battlefield. Let’s take a look at our ARVN. There were about 150 thousand combat troops plus about 200 thousand RF and PF soldiers. It makes a total of about 300 thousand.
The Vietnamese soldiers joined the army when they reached the age of 18. They would never expect to leave the army unless they were KIA or WIA. They fought the war, not in one year, but five, ten, or twenty years! They endured disadvantaged situations; their families lived in poverty. Their courage and endurance must exceed the limit that normal people could stand.
We do not mean to offend our friends in the allies' forces. We just want to tell the truth and want to take back the dignity of our comrades-in-arms, particularly of 250 thousand ARVN soldiers who gave their lives in the war. Jesus, when asked about the punishment to the woman who committed adultery, said to the mob: ” Let him who is without sin among you be the first to cast a stone at her.” (New Testament, Book of John 8.7).
We want to send a strong message to those who have insulted, and defamed our ARVN:
“If you did not have a day fighting on the battlefield, please, shut up. You do not have the right to just our ARVN.”
Michael Do