Việt Nam Thời Báo

VNTB – Trung Quốc mượn đường Việt Nam để gian lận xuất xứ

Hà Nguyên

 

(VNTB) – Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.

 

Việc bảo hộ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ (IPR) trên thế giới có ý nghĩa sống còn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả mọi quốc gia trong tương lai.

Do các điều ước quốc tế về IPR tạo ra cơ sở pháp lý và quy định chung, nên những văn bản này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chặt chẽ sở hữu trí tuệ, và nhờ vậy sẽ thúc đẩy việc mở rộng kinh tế toàn cầu và phát triển những công nghệ mới. Hiện nay có rất nhiều các Điều ước quốc tế cũng như các Hiệp định liên quan đến sở hữu trí tuệ, cụ thể:

* Các Điều ước quốc tế:

  1. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS); 2. Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Công ước Stockholm); 3. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp; 4. Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT);
  2. Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về patent; 6. Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp; 7. Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa; 8. Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa;
  3. Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa; 10. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật; 11. Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng; 12. Thỏa ước La Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp;
  4. Hiệp định Lisbon về Bảo hộ tên gọi xuất xứ và Đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ; 14. Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu; 15. Thỏa ước Vienna về phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu; 16. Thỏa ước Locarno về phân loại quốc tế cho kiểu dáng công nghiệp;
  5. Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế; 18. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới; 19. Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ; 20. ASEAN Economic Community Blueprint; 21. ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership Agreement; 22. ASEAN – Australia – New Zealand Free Trade Agreement (IP provisions);

* Các Hiệp định song phương mà Việt Nam ký kết về sở hữu trí tuệ:

  1. Hiệp định song phương Việt – Mỹ (BTA); 2. Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Mỹ (phần sở hữu trí tuệ; 3. Hiệp định Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; 4. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (phần sở hữu trí tuệ).

Với hành lang pháp lý như trên, mới đây trong dự thảo đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử giai đoạn 2021 – 2025 đưa ra lấy ý kiến các bộ ngành liên quan, phía soạn thảo là Bộ Công thương báo động về việc “nghiêm trọng nhất là các sản phẩm giày được sản xuất tại những thủ phủ chuyên nhái giả nhãn hiệu tại Trung Quốc như Phúc Kiến, Hồ Nam, Hà Bắc, Quảng Châu… với kiểu dáng, mẫu mã giống hàng chính hãng tới 80% mà giá chỉ bằng 1/10”.

Bộ Công Thương cho hay có những sản phẩm được một số cơ sở nhập vào Việt Nam và dùng thủ đoạn bóc nhãn xuất xứ từ nước ngoài và ghi xuất xứ sản phẩm Việt Nam (Made in Vietnam) để gian lận thương hiệu xuất khẩu vào Mỹ hoặc nước có FTA với Việt Nam, gây mất uy tín cho sản phẩm da giày xuất khẩu của Việt Nam.

Liên quan vấn đề trên, báo cáo của Bộ Công thương cho biết năm 2021, lực lượng quản lý thị trường đã thực hiện kiểm tra 702 vụ việc, xử lý 605 vụ việc vi phạm, xử phạt trên 10 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm gần 28 tỷ đồng.

Xét về số trường hợp kiểm tra xử lý, thì thành phố Hà Nội dẫn đầu có số trường hợp kiểm tra lớn nhất với 227 trường hợp, tổng giá trị xử phạt lớn nhất với gần 3,8 tỷ đồng, tổng giá trị hàng vi phạm lớn nhất trên 21 tỷ đồng.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Hà Nội nên có trách nhiệm đối với người tỵ nạn chính trị

Phan Thanh Hung

VNTB – Nếu là ‘đức trị’, hãy trả tự do cho những người tù già như Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy

Phan Thanh Hung

Việt Nam, Philippines sẽ sớm ký thỏa thuận đối tác chiến lược

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.