TS. Phạm Đình Bá
(VNTB) – “Anh (Thuỵ) bảo em cứ xác định anh không thể sống đến khi ra tù đâu.”
Solzhenitsyn là một giáo viên dạy toán 44 tuổi ở thị trấn Ryazan cũ của Nga, người đã trải qua tám năm trong trại tập trung khi Stalin cai trị Liên Xô. “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich” là tác phẩm văn học đầu tiên của ông, câu chuyện đơn giản về một ngày trong trại tập trung của Liên Xô. [1]
Ivan, nhân vật chính trong truyện, là một nông dân chất phác. “Tội ác” của anh ta là trốn thoát khỏi quân Đức đã bắt anh ta làm tù binh vào năm 1943 và trở về với kháng chiến quân Liên Xô. Nếu anh ta không nói rằng anh ta đã bị bắt thì anh ta đã nhận được huy chương. Khi nói ra sự thật, anh ta đã bị kết án vào trại tập trung với tội “gián điệp”. Nếu anh ta không thú nhận là “gián điệp” thì anh ta đã bị bắn. Cả anh ta và người thẩm vấn đều không đủ khéo léo để tìm ra hoạt động “gián điệp” mà anh đã làm.
Bây giờ trong một trại tù tập trung giống như một trong những trại nơi Solzhenitsyn bị giam giữ, Ivan cố gắng sống sót trong một môi trường bị cai trị, như một người bạn tù cũ nói, “theo luật taiga,” hay như chúng ta thường nói, luật rừng.
Đó là một thế giới mà sống qua thêm một ngày đã là một thành tựu. Khi Ivan đã trải qua một ngày của mình, anh ấy ngủ thiếp đi trong vẻ mãn nguyện. Đó là một ngày may mắn. Anh ta đã không bị đưa vào các phòng kín trừng phạt. Anh ta đã không bị đưa ra lao động ngoài trời trong gió âm 20 độ C. Anh ta có thêm một phần nhỏ cháo cho bữa tối. Anh ta đang xây một bức tường và cảm thấy thích thú với công việc. Anh ta đã mua được 1 điếu thuốc lá. Và anh ta đã không bị bệnh. Và cuốn sách khép lại:
“Một ngày không mây đen. Gần như là một ngày hạnh phúc. Có ba nghìn sáu trăm năm mươi ba ngày như thế trong cuộc đời anh…
“Ba nghìn sáu trăm năm mươi ba ngày.
“Ba ngày thêm là cho năm nhuận.”
Câu chuyện yên tĩnh trong một ngày trong đời của Ivan đã giáng một đòn mạnh mẽ vào sự khủng khiếp của chế độ Stalin. Vì câu truyện kể của Solzhenitsyn cháy le lói như axit vào sự ác độc của chế độ.
Những trại tập trung của Trọng đến năm 2023
Một tuần lễ sau ngày đầu năm 2023, anh Phạm Chí Dũng đã được đưa vào trạm xá của trại giam vì khạc ra rất nhiều máu. [2] Bà Bùi Thị Hồng Loan cho biết gia đình chỉ biết được tình trạng sức khoẻ của chồng sau khi đi thăm nuôi ngày 15/1/2023. “Anh Dũng cảm thấy cổ họng khó chịu, như có nước trong đó, khạc ra thì thấy toàn máu…Ảnh nói khạc ra khá nhiều máu. Họ chuyển ảnh từ trại giam vô trạm xá để kiểm tra. Sau khi kiểm tra thì nói gan, phổi bình thường. Bác sĩ kết luận là anh Dũng bị rách niêm mạc họng.”
Bà cho biết thêm: “Anh Dũng xanh như tàu lá. Hết khạc ra máu rồi, nhưng anh Dũng vẫn phải nằm lại trạm xá để theo dõi thêm một tuần nữa.”
Nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ ở trại An Phước ngoài những bệnh đã trở thành mãn tính như huyết áp, ghẻ ngứa, giờ lại thêm bị hành hạ vì đau nhức răng nhưng không có thuốc chữa. [2] Ông Thuỵ cho biết hiện đang phải chịu nhiều áp lực trong trại giam.
“Anh (Thuỵ) bảo em cứ xác định anh không thể sống đến khi ra tù đâu,” bà Lân vợ ông Thụy cho biết.
Nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn hiện đang thụ án tại trại Xuyên Mộc, Vũng Tàu. Do điều kiện giam giữ khắc nghiệt từ ba năm nay, dù mới ngoài 30 nhưng Lê Tuấn đã bị viêm đại tràng, huyết áp thất thường và viêm da mề đay cộng với thính giác suy giảm. [2]
Gia đình nhà báo Phạm Đoan Trang vừa có chuyến thăm gặp bà lần đầu tiên kể từ khi bà được chuyển đến trại giam An Phước, Bình Dương vào ngày 1/10. [3] Hôm 17/10, đài RFA liên lạc với bà Bùi Thiện Căn, mẹ của nhà báo Phạm Đoan Trang để hỏi về chuyến thăm gặp nhưng không liên lạc được. Tuy nhiên, vợ của nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ, bà Phạm Thị Lân cho biết:
“Sau khi thăm gặp ra thì thấy gia đình nhà Đoan Trang cũng phấn khởi, được gửi hết đồ vì gia đình cũng đem rất nhiều đồ, lần đầu mà. Rồi cũng trò chuyện là Đoan Trang thì sức khỏe có vẻ không ổn, chân thì sưng phù, gia đình mua dép vào nhưng mà không đi được nhưng cũng được cán bộ người ta chở ra gặp gia đình xong ta lại chở vào“.
Tính đến ngày 16/01/2023, có 352 nhà hoạt động trong xã hội dân sự bị đe dọa bởi chế độ Stalin-trị của ông Trọng, 210 tù nhân lương tâm đang bị giam cầm trong những trại tập trung theo kiểu thời Stalin, 97 những nhà hoạt động nữ và 71 nhà hoạt động thuộc những dân tộc thiểu số bị bức hại chỉ vì họ hoạt động xã hội. [4]
Hãy coi câu chuyện của anh Phạm Chí Dũng từ góc nhìn “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich”, anh ấy bị bắt ngày 21/11/2019, hiện đang thụ án 15 năm với 3 năm quản chế, tổng cộng là 6.750 ngày.
“Sáu ngàn bảy trăm năm mươi ngày”
Một ngày trong trại tù của hơn 210 tù nhân lương tâm ấy có âm u vào ngày cuối năm?
Không biết mỗi tù nhân lương tâm có đủ sức khỏe để sống một ngày kế tiếp?
Stalin chắc sung sướng về hình phạt của những Ivan da vàng mũi tẹt mà Trọng đày ải!
______________
Nguồn:
1. Harrison E. Salisbury. One Day in the Life of Ivan Denisovich. 22/01/1963; Available from: https://archive.nytimes.com/www.nytimes.com/books/98/03/01/home/solz-ivan.html.
2. VNTB. Tình trạng sức khoẻ đáng lo ngại của ông Phạm Chí Dũng trong trại giam. 17/01/2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-tinh-trang-suc-khoe-dang-lo-ngai-cua-ong-pham-chi-dung-trong-trai-giam/.
3. RFA. Nhà báo Phạm Đoan Trang được gặp gia đình lần đầu tiên sau phiên tòa phúc thẩm. 17/10/2022; Available from: https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prisoner-of-concsience-pham-doan-trang-met-her-family-the-first-time-2-months-after-appeal-trial-10172022085737.html.
4. Project 88. The Project 88 for Free Speech in Vietnam. 16/01/2023; Available from: https://the88project.org/.