Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tại sao Trọng học võ Tàu để dọa đánh Tàu ở Biển Đông?

TS Phạm Đình Bá

 

(VNTB) – Có vẻ như việc tăng cường sức mạnh quân sự của VN là nhằm ngăn chặn Trung Quốc chiếm giữ các thực thể ở biển Đông do VN kiểm soát.

 

Từ 7/5/2023, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10, tàu cảnh sát biển và tàu cá Trung Quốc lấn sâu và hoạt động gần Bãi Tư Chính trong vùng  đặc quyền kinh tế trên biển Đông của Việt Nam, gần các lô dầu khí mà VN cùng Nga đang khai thác. [1]

Tàu Hướng Dương Hồng 10 đã di chuyển với tốc độ phù hợp để khảo sát, một hoạt động thường cần có sự chấp thuận của quốc gia ven biển, trong trường hợp nầy là VN. [1]

Đến ngày 27/05/2023, các tàu TQ vẫn ở trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Ngày 28/05/2023, Việt Nam đưa ra yêu cầu hiếm hoi thúc giục các tàu này rời đi. [2]

Ngày 05/06/2023, sau gần một tháng hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, khiến Hà Nội đã phải đưa ra phản đối hiếm hoi, tàu Hướng Dương Hồng 10 đã rời vùng biển đó vào đầu tuần nay. [3]

Sự vụ này đặt nhiều câu hỏi về “tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” của VN. Cụ thể là Trọng dùng cách gì để bảo vệ chủ quyền của VN ở biển Đông?  

Võ Tàu ở biển Đông

Để bành trướng, TQ đã phát triển rộng rãi ít nhất bốn trong số các thực thể mà họ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông— Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi ở Trường Sa và Đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa. TQ mở rộng bốn thực thể rất nhiều bằng nạo vét và thiết lập tiền đồn quân sự, bao gồm các hệ thống tên lửa chống tàu chiến và phi cơ, thiết bị gây nhiễu và laser cũng như chiến đấu cơ. TQ đã lập 72 nhà chứa phi cơ chiến đấu trên ba thực thể ở Trường Sa và 16 nhà chứa chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa. [4]

Trong xung đột, TQ sẽ có thể triển khai máy bay chiến đấu đến các sân bay ở Trường Sa, ngay lập tức thiết lập ưu thế trên không trong chiến trường. TQ đã hạ cánh máy bay ném bom H-6K trên đảo Phú Lâm. TQ đã lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm YJ-12 và YJ-62 ở Hoàng Sa và Trường Sa, được hỗ trợ bởi khả năng tên lửa tầm xa hơn từ đất liền. TQ đã kiên cố hóa các hầm trú ẩn tên lửa, cấu trúc lớn dưới lòng đất để chứa đạn dược, mảng tần số cao, mái vòm thu phát điện từ và máy bay vận tải Y-8.

TQ quân sự hóa các thực thể ở biển Đông với lực lượng hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển lớn nhất thế giới. TQ gần đây đã hoàn thành việc chế tạo ban đầu chiếc siêu hàng không mẫu hạm thứ ba—và cũng là chiếc đầu tiên được thiết kế và sản xuất trong nước—là chiếc Phúc Kiến. Với lượng 80.000 tấn, chiếc Phúc Kiến chỉ nhỏ hơn một ít so với siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz của Mỹ. 

Lực lượng bảo vệ bờ biển của TQ sở hữu ít nhất 130 tàu tuần tra lớn với lượng 1.000 tấn, khiến lực lượng này trở thành lực lượng bảo vệ bờ biển lớn nhất thế giới cho đến nay.

Ngoài ra, TQ sở hữu đội tàu đánh cá đường dài lớn nhất thế giới—hơn 17.000 chiếc thuyền. Những chiếc tàu này, có chiều dài trung bình gần 60 mét, với hải trình đánh cá đến tận Nam Mỹ. 

Ở Biển Đông, đội tàu đánh cá này có ít nhất hai mục đích. Đầu tiên, đội được sử dụng để phô trương sức mạnh nhằm ngăn chặn các hạm đội đối thủ. Thứ hai, nhiều tàu trong số này hoạt động với tư cách là tàu ủy quyền cho hải quân TQ và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển TQ, đóng vai trò kép về quân sự và dân sự để giám sát các hoạt động của các nước láng giềng.

Từ cuối năm 2013, TQ đã bắt đầu nạo vét cát chung quanh các bãi đá ngầm để mở rộng các bãi nầy ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều khác biệt so với việc xây dựng đảo nhân tạo của các quốc gia khác là quy mô của các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của TQ, bao gồm việc xây dựng các phi đạo có khả năng sử dụng cho máy bay vận tải lớn, cũng như các cơ sở quân sự lớn với thiết bị chống tiếp cận và chống xâm nhập để ngăn các đối thủ có kỹ năng vượt trội hơn (ví dụ như Mỹ).

Tính đến tháng 10/2022, TQ đã xây dựng các thực thể nhân tạo với tổng diện tích khoảng 13 triệu mét vuông.

Trọng dọa đánh Tàu ở biển Đông

Lãnh đạo VN đã làm giống như TQ,  phát triển lực lượng quân sự lớn thứ hai trong khu vực biển Đông và thành lập lực lượng hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển có khả năng bao vây tàu của đối phương trong trường hợp xảy ra đụng độ ở biển Đông. [4]

Kể từ khi để mất quần đảo Hoàng Sa, lãnh đạo VN đã tiến hành một chiến dịch hồi tố nhằm kiểm soát số lượng lớn các thực thể ở Trường Sa, bao gồm Đá Nam, Đá Petley, Bãi Cát, Đảo Nam Yết, Đá Discovery Great và Đảo Sin Cowe, cùng các đá/đảo khác. VN đã chiếm giữ ít nhất chín thực thể từ năm 1973 đến năm 1974 đặc biệt để ngăn chặn TQ và các quốc gia ven biển khác đưa ra yêu sách về chủ quyền ở Trường Sa.

VN có lực lượng quân sự tổ chức như TQ và lớn thứ hai ở khu vực biển Đông, lớn hơn lực lượng của Philippines, Malaysia và Indonesia cọng lại. 

Giống TQ, VN đã quân sự hóa các đảo, triển khai tàu chiến và tàu bảo vệ bờ biển, tổ chức các đội tàu đánh cá bán quân sự đường dài. 

VN đã thiết lập các hoạt động chống tiếp cận và chống xâm nhập khu vực, chẳng hạn như tên lửa tầm xa, khả năng không gian mạng và hoạt động điện từ, để ngăn chặn các nước khác khỏi xâm nhập và kiểm soát lãnh thổ tranh chấp. VN cũng đã lắp đặt các bệ phóng pháo tên lửa tầm xa mua lại từ Do Thái. Những tên lửa này có thể vươn tới các cơ sở của TQ trên các thực thể Hoàng Sa và Trường Sa.

Có vẻ như việc tăng cường sức mạnh quân sự của VN không nhằm mục đích đánh bại TQ trong một cuộc chiến lớn mà nhằm ngăn chặn nước này chiếm giữ các thực thể ở biển Đông do VN kiểm soát.

VN tiếp tục tiến hành nạo vét để mở rộng các thực thể do mình kiểm soát thành các đảo nhân tạo, một số có đường bay và căn cứ quân sự. Từ năm 2009 đến 2014, Việt Nam đã sử dụng kỹ thuật này trên nhiều đảo khác nhau, bổ sung thêm tổng diện tích khoảng 250 ngàn mét vuông.

Hậu quả cách làm của Trọng là gì?

Việc đội tàu TQ đi vào vùng đặc quyền kinh tế trên biển Đông của VN và lảng vảng trong các lô dầu khí mà Nga và VN đang khai thác thách thức trực tiếp các lợi ích của Nga. [1] 

Điều mù mờ là mối quan hệ của Nga với TQ và VN – hai bên đối địch chính ở Biển Đông – đồng thời là đối tác châu Á thân thiết và quan trọng nhất của Nga.

Từ khi Nga xâm lăng Ukraine, TQ và Nga ngày càng tăng mối quan hệ đồng minh, với hệ quả là Nga sẽ đứng về phía TQ với cái giá phải trả là quan hệ với các đối tác khu vực trên biển Đông, nhất là VN. Hay nói cách khác, Nga sẽ coi thường những đối tác có mâu thuẫn với TQ. [5]

Nga hiện là đối tác nhỏ hơn và phụ thuộc vào TQ. TQ chắc chắn sẽ gây áp lực lên Nga. Điều này sẽ tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Nga. Có thể Nga sẽ miễn cưỡng đình chỉ hoạt động của các công ty khai thác dầu khí với VN, và làm tổn hại đến quan hệ với VN. [6]

Tưởng cũng cần nhắc lại là bà con mình vẫn còn nhớ những lời nói của lãnh đạo TQ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, hay “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”. [7]

Tưởng cũng cần nhắc lại là TQ chủ yếu sử dụng chiến thuật trì hoãn trong tranh chấp về các thực thể trên biển Đông. Bằng cách này, TQ có thời gian để củng cố những thực thể và yêu sách của họ. [4]

TQ chỉ tạo căng thẳng khi TQ cảm thấy “chủ quyền” của TQ ở biển Đông bị đe dọa, hay khi TQ có cơ hội để làm suy yếu “chủ quyền” của các nước láng giềng trên biển Đông, như việc TQ lợi dụng vị trí yếu kém hiện nay của Nga để lũng đoạn hợp tác dầu khí giữa Nga và VN. [4]

Thế thì Trọng tuyên truyền với dân mình ra sao về cách làm của Trọng? 

Trong bài “Lạc”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết – “Ờ hồi đó, bị giẫm lên chân còn biết kêu đau, sao giờ thấy tỉnh như không. Những thở dài cũng nguội. Như phần da thịt mình không còn thuộc về mình. Hay là do mỗi lần dân mình lên cơn yêu nước, quan đã không khen ngợi thì thôi, còn hầm hè đe nẹt, nên dân nản rồi nghĩ không hơi sức đâu mà bày tỏ thái độ, sống thôi, sống như một con dân vô tư lự, tự cho phép mình lạc càng xa càng tốt, cho nhẹ đầu trước những toan tính rối ren.” [8]

Tại sao dân mình không thể góp ý để tìm cách khác mà bảo vệ chủ quyền của dân mình ở biển Đông? Trọng có đi lạc không?  

“Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Láo!

_____________

Nguồn:

1. The Maritime Executive. Fleet of Chinese Gov’t Vessels Loiters in Vietnamese Gas Lease Block. 10/05/2023; Available from: https://maritime-executive.com/article/fleet-of-chinese-gov-t-vessels-loiters-in-vietnamese-gas-lease-block.

2. BBC. Trung Quốc phớt lờ yêu cầu rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 27/05/2023; Available from: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cxele733131o.

3. Reuters. Chinese ships leave Vietnam waters after Hanoi protest. 6/6/2023; Available from: https://www.reuters.com/world/asia-pacific/chinese-ships-leave-vietnam-waters-after-us-china-talks-2023-06-06/.

4. Sacks BJ. The Political Geography of the South China Sea Disputes. 2022; Available from: https://www.rand.org/content/dam/rand/pubs/perspectives/PEA2000/PEA2021-1/RAND_PEA2021-1.pdf.

5. Houlden, G., et al., Security, Strategy, and Military Dynamics in the South China Sea: Cross-National Perspectives. 17: Balancing and Hedging: The Two Levels of Russia’s Behaviour in the South China Sea. 2021: Bristol University Press. 331-348.

6. BBC – Bùi Thư. Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính. 31/05/2023; Available from: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65670422.

7. Tổ Quốc. Không mơ hồ “16 chữ vàng” và “4 tốt”. 28/05/2014; Available from: https://toquoc.vn/khong-mo-ho-16-chu-vang-va-4-tot-99124137.htm.

8. VNTB – Lynn Huỳnh. Nguyễn Ngọc Tư tự diễn biến chữ nghĩa văn chương. 31/05/2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-nguyen-ngoc-tu-tu-dien-bien-chu-nghia-van-chuong/.

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Đàn em của Trọng có chống tham nhũng không?

Do Van Tien

VNTB – Tương lai xanh và kỹ thuật số

Phan Thanh Hung

VNTB – Xung đột và huyền thoại trong “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo