19-6-2016
Ngư dân Lệ (mặc áo màu xanh) cùng hai ngư dân (không rõ tên) đã cứu phi công Nguyễn Hữu Cường. Ảnh: Đức Hùng/ VNE
Phi công Trần Quang Khải nhảy dù bị dù quấn lênh đênh trên biển suốt 84 tiếng. Lúc vớt thi thể, các bác sỹ xác định đã tử vong trước đó 2 ngày (48 tiếng). Như vậy anh Khải còn sống trên biển tới 36 tiếng. Nếu cứu hộ kịp thời, chắc sẽ không hy sinh.
Máy phát tín hiệu cấp cứu của chiếc SU 30-MK2 có vấn đề. Phi công Khải nhảy dù cách phi công Cường khoảng 10 giây, anh Cường còn nhìn thấy dù anh Khải, khu vực đó là gần đảo Mắt và đảo Hòn Mê (Nghệ An – Hà Tĩnh). Vậy mà CASA-212 lại tìm ở vùng biển Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). Bởi tín hiệu cấp cứu phát ra ở gần đảo Bạch Long Vĩ. Có ý kiến cho rằng máy phát tín hiệu của SU 30-MK2 là đểu. Nhưng có lẽ vụ phát tín hiệu cách qúa xa nơi phi công Khải rơi đặt ra nhiều nghi vấn?
Như nhiều nguồn tin cho biết, công nghệ sản xuất máy bay tên lửa Nga phải nhập linh kiện điện tử của Tàu Cộng. Nên biết đâu, nơi nhận tín hiệu trước của cả 2 phi công ta là Hải Nam của Tàu. Và kẻ gian đã vô hiệu hoá các thiết bị này. Đồng thời dùng thiết bị giả phát đúng tần số cấp cứu của anh Khải để dử máy bay cứu hộ CASA-212 của ta tới chiếc bẫy mà chúng giăng sẵn ngay trên vùng phân định Vịnh Bắc Bộ (gần Bạch Long Vĩ) và tiêu diệt. Nếu giả thiết này đúng thì việc tổn thất thêm 9 phi công và nhân viên cứu hộ cùng chiếc thủy phi cơ CASA-212 là còn nhiều uẩn khúc cần làm sáng tỏ bằng luận cứ khoa học thuyết phục.
Chuyện lực lượng cứu hộ yếu kém và thiếu kinh nghiệm đã đành mà thiết bị phát sóng bị nhiễu là rất có cơ sở khi cả 2 phi công SU 30-MK2 (1 sống; 1 chết) đều được hai ngư dân Hà Tĩnh với phương tiện thô sơ cứu và vớt chứ không phải lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp!
(Ba Sàm)