CNBC, ngày 06 tháng 8 năm 2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Một cuộc họp kín ở một thị trấn nghỉ mát trên biển Bột Hải có thể là nơi giàn lãnh đạo tương lai của Trung Quốc bắt đầu hình thành, tại một thời điểm mà các nhà quan sát nói rằng có sự căng thẳng ở ban lãnh đạo hiện nay ở Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường
Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ họp với những quan chức cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tuần này tại Beidaihe. Dự đoán sẽ không có quyết định ngay lập tức về ban lãnh đạo từ cuộc họp hàng năm này, nhưng hội nghị năm nay dự kiến sẽ có hội thoại giữa các quan chức hàng đầu.
Nơi hội họp không được tiết lộ, nhưng theo nguồn tin gần gũi với CNBC cho biết cuộc họp thường niên thường được tổ chức ở 4-5 biệt thự trong Beidaihe, một thị trấn ven biển.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không phản hồi về một câu hỏi của CNBC về cuộc họp trên.
Những nhà quan sát sẽ theo dõi sát những ý kiến có thể được đưa ra sau hội nghị mà nhằm đoán nội dung được thảo luận ở hội nghị. Tập đang ở năm cuối của nhiệm kỳ 5 năm mà sẽ kết thúc vào tháng 10 năm tới. Đó là lý do mà các chuyên gia nói rằng chính trị và thay đổi nhân sự ở ban lãnh đạo có khả năng sẽ là chương trình nghị sự.
Hội nghị này được tiến hành trong khi có tin đồn về mâu thuẫn gia tăng giữa Tập và thủ tướng Lý Khắc Cường. Nếu vai trò của chủ tịch nước ở Trung Quốc có thể được coi như là một tổng giám đốc điều hành, thì thủ tướng giống như một giám đốc điều hành, có nhiệm vụ thực hiện các chính sách cụ thể và giám sát của chính phủ.
“Chúng tôi sẽ tìm kiếm những dấu hiệu mà những người kế vị Tập và Lý được lựa chọn, như thời gian này 10 năm trước đây ban lãnh đạo thời đó đã chọn hai người này để nắm quyền vào năm năm sau đó,” Duncan Wrigley, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về Trung Quốc tại NSBO nói.
Theo tình hình hiện nay thì không có dấu hiệu rõ ràng về những người được lựa chọn làm lãnh đạo tiếp theo ở Bắc Kinh.
Nhưng ông Wrigley cho biết chủ đề quan trọng nhất sẽ là thay đổi nhân sự trong ban lãnh đạo hiện nay của Tập.
“Bốn hoặc năm trong bảy quan chức hàng đầu được dự kiến sẽ nghỉ hưu, và rất nhiều vị trí trung và cao cấp trong đảng, chính quyền, quân đội, (và các doanh nghiệp nhà nước) sẽ thay đổi,” ông Wrigley nói.
Những thay đổi có thể ảnh hưởng lớn đến chính sách kinh tế của Trung Quốc, cũng như cách nước này hành xử về quốc phòng, lĩnh vực mà quốc gia này vẫn tiếp tục có một lập trường cứng rắn trong tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc đã lên kế hoạch tập trận hải quân với Nga ở Biển Đông vào tháng 9, một vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ riêng của mình mặc dù bị tòa án quốc tế ở The Hague phủ quyết vào đầu tháng 7.
Có lẽ vấn đề quan trọng hơn về lâu dài là chính sách kinh tế, mà gần như chắc chắn sẽ có trong chương trình nghị sự khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị chậm lại.
“Tôi nghĩ rằng năm nay dân chúng sẽ quan tâm đến việc chuyển đổi nền kinh tế, đặc biệt là tỷ lệ tăng trưởng giảm và chuyển đổi sang định hướng thị trường hơn, tăng trưởng phẩm chất từ hướng sản xuất tập trung,” James Keith, cựu phó trợ lý ngoại trưởng về vấn đề Trung Quốc và giám đốc về Trung Quốc trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói.
Nhiều chiến lược gia chỉ ra rằng Trung Quốc gần đây đã chuyển hướng ưu tiên bằng cách đặt trọng tâm nhiều hơn vào sự ổn định kinh tế và đưa ra tiến trình cải cách trong dài hạn. Wall Street đang quan sát tiến trình này một cách chặt chẽ.
“Đối với các nhà đầu tư quốc tế, sẽ là khá thú vị để xem nếu hội nghị năm nay đưa ra các cam kết của Trung Quốc về cải cách, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề của sản xuất dư thừa trong nhiều lĩnh vực kinh tế và mức độ nợ của nhiều công ty nhà nước”, ông Hung Tran, giám đốc điều hành của Học viện Tài chính Quốc tế nói. “Giải quyết những vấn đề này sẽ giúp Trung Quốc tái cân bằng nền kinh tế của nó và đặt nước này trên một con đường bền vững hơn.”