Việt Nam Thời Báo

VNTB – Dự thảo mức lương tối thiểu giờ gây thiệt thòi cho người lao động?

Hùng – Sơn

 

(VNTB) – Mức lương tối thiểu giờ lần lượt là 23.800 đồng/giờ, 21.200 đồng/giờ, 18.600 đồng/giờ và 16.600 đồng/giờ.

 

Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lấy ý kiến. Theo quy định tại dự thảo, mức lương tối thiểu vùng (LTTV) quy định tại các vùng I, II, III và IV lần lượt là 4.960.000 đồng/tháng, 4.410.000 đồng/tháng, 3.860.000 đồng/tháng và 3.450.000 đồng/tháng. Cùng với đó, mức lương tối thiểu giờ (LTTG) lần lượt là 23.800 đồng/giờ, 21.200 đồng/giờ, 18.600 đồng/giờ và 16.600 đồng/giờ.

Với mức LTTV và LTTG như dự thảo và người lao động làm 8 giờ/ngày, thì một tháng người lao động phải làm trung bình 26 ngày công. Nên nếu tính người lao động chỉ phải làm 25 ngày/tháng, thì LTTG ở các vùng I, II, III và IV sẽ lần lượt là: 24.800 đồng/giờ, 22.050 đồng/giờ, 19.300 đồng/giờ và 17.250 đồng/giờ, cao hơn so với dự thảo quy định lần lượt là 23.800 đồng/giờ, 21.200 đồng/giờ, 18.600 đồng/giờ và 16.600 đồng/giờ.

Việc dự thảo quy định mức LTTG như thế sẽ thiệt thòi cho người lao động, và khó cho cán bộ công đoàn khi thương lượng với người sử dụng lao động, vì khi thương lượng phải dựa trên căn cứ của pháp luật trước tiên.

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia, cho biết các nước trên thế giới chủ yếu tính lương tối thiểu theo giờ, ít có quốc gia nào tính theo tháng. Việt Nam chưa triển khai tính lương tối thiểu theo giờ, ngày bởi trước đây quan niệm lương tối thiểu nằm trong khu vực có quan hệ lao động.

Hiện nay, lương tối thiểu theo vùng theo tháng mới chỉ bảo vệ được lao động khu vực chính thức, còn khoảng 50% lao động Việt Nam không được ký kết hợp đồng. Số lao động này chủ yếu làm việc tại các hộ kinh doanh gia đình, lao động tự do, lao động làm việc tại các khu vực kinh tế nhỏ và vừa, không thuộc phạm vi áp dụng của lương tối thiểu vùng.

Thực tế, quy định về lương tối thiểu theo giờ đã được quy định trong hệ thống pháp luật trước đó. Theo Điều 91.2 của Bộ Luật lao động 2019, mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng hiện tại như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I 4.680.000 22.500
Vùng II 4.160.000 20.000
Vùng III 3.640.000 17.500
Vùng IV 3.250.000 15.600

 

Dự thảo Nghị định thay thế quy định trên, đề xuất như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I 4.960.000 23.800
Vùng II 4.410.000 21.200
Vùng III 3.860.000 18.600
Vùng IV 3.450.000 16.600

 

Với dự thảo trên, thì nếu tính người lao động làm việc 8 giờ/ngày, với mức LTTG như trên, thì mỗi tháng người lao động sẽ phải làm hơn 26 ngày công một chút với vùng I, II và xấp xỉ 26 ngày công với vùng III, IV, trung bình là 26 ngày công/tháng, tương đương 312 ngày/năm. Tuy nhiên, trong thực tế, người lao động sẽ không phải làm việc 26 ngày công/tháng và 312 ngày/năm.

Bởi lẽ, theo quy định của Bộ luật Lao động, hằng năm người lao động sẽ được nghỉ ít nhất 63 ngày, gồm 52 ngày nghỉ hằng tuần, và 11 ngày có hưởng lương trong các dịp Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế Lao động, Quốc khánh. Và như mùa lễ cuối tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua, những ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần (thường là Chủ nhật), nên người lao động còn được nghỉ bù theo quy định tại Khoản 3, Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.

Vị chi trong một năm người lao động chỉ phải làm việc số ngày làm việc thực tế sẽ còn ít hơn 302 hoặc 303 ngày và nếu chia cho 12 tháng thì còn thấp hơn số 25,16 hoặc 25,25 nói trên, đó là chưa kể năm nhuận sẽ có thêm ngày 29-2.

Trong một diễn biến liên quan, khi tính toán đến vấn đề tăng lương tối thiểu cần xem xét tác động đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, cũng như toàn bộ bức tranh của thị trường lao động, quan trọng là không để doanh nghiệp phải sa thải lao động khi tăng lương, lúc đó việc tăng lương tối thiểu có thể gây hiệu quả ngược…

“Tôi cũng được biết, theo báo cáo của tổ chức công đoàn thì hiện nay đa phần các doanh nghiệp đã trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng rồi. Tất nhiên là người lao động đang rất khó khăn, nhưng bên cạnh đó ta cũng thấy rất nhiều người đã mất việc và chính họ còn thiệt thòi hơn nữa.

Nếu tăng lương quá cao thì doanh nghiệp không chịu được dẫn đến có thể phải cắt giảm thêm lao động, như vậy số lao động mất việc sẽ tiếp tục tăng lên”, bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), cựu thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia, cảnh báo.

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Vùng đệm U Minh Thượng được đề nghị công bố tình huống khẩn cấp thiên tai

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Dự thảo Luật công đoàn sửa đổi vẫn còn tránh né?

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Việt Nam vẫn nợ Quyền tự do hiệp hội của người lao động theo Công ước 87

Bùi Ngọc Dân

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.