Việt Nam Thời Báo

VNTB- Siêu chiến tranh về nước có thể xảy ra ở châu Á

The National Interest, ngày 30/11/8016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Căng thẳng về nước đang tăng lên ở châu Á và không chỉ vì xung đột do tranh chấp hàng hải. Trong khi tranh chấp lãnh thổ, như ở Biển Đông, thu hút sự nhiều chú ý nhất vì đe dọa sự an toàn của các tuyến đường biển và tự do hàng hải và ảnh hưởng đến cường quốc bên ngoài khu vực, thì chiến tranh về nước ngọt ở các con sông xuyên quốc gia chỉ mang lại sự quan ngại.


Châu Á có ít nước ngọt trên đầu người hơn bất kỳ lục địa khác, và nó đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng về nước ngọt, theo một nghiên cứu của MIT. Khủng hoảng nước ngọt này sẽ tiếp tục tăng lên với tình trạng thiếu nước ngọt trở nên nghiêm trọng ​​vào năm 2050 theo dự báo. Vào thời điểm địa chính trị bất hòa trên diện rộng, cạnh tranh về nguồn nước sạch, có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền hòa bình lâu dài và ổn định ở châu Á.
Hiện tại, cuộc chiến đang tiếp tục, với Trung Quốc là kẻ xâm lược chính. Thật vậy, việc bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông đi kèm với việc giành quyền kiểm soát tài nguyên nước ở các con sông xuyên quốc gia. Việc thay đổi các dòng chảy ở các con sông xuyên biên giới là chiến lược của Trung Quốc nhằm khẳng định quyền kiểm soát lớn hơn và ảnh hưởng trên toàn châu Á.
Trung Quốc ở một vị trí mạnh mẽ để thực hiện chiến lược này. Đất nước này được hưởng ưu thế chưa từng có, với 110 con sông xuyên quốc gia và hồ chảy vào 18 quốc gia ở hạ lưu. Trung Quốc cũng nhiều con đập và không bao giờ ngần ngại sử dụng để hạn chế các dòng chảy xuyên biên giới. Trong thực tế, các nhà xây dựng đập của Trung Quốc đang nhắm mục tiêu kiểm soát hầu hết các sông có dòng chảy ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Hầu hết các nguồn dòng sông đa quốc gia từ Trung Quốc nằm trên cao nguyên Tây Tạng, một quốc gia mà Bắc Kinh đã thôn tính trong đầu những năm 1950. Không ngạc nhiên cao nguyên này là trung tâm mới của việc xây dựng đập Trung Quốc. Thật vậy, kế hoạch năm năm lần thứ 13 của Trung Quốc, đưa ra trong năm nay, nhắm tới việc xây dựng nhiều dự án đập trên cao nguyên này.
Hơn nữa, Trung Quốc gần đây đã cắt đứt dòng chảy của một nhánh của sông Brahmaputra, một sông huyết mạch ở Bangladesh và phía bắc Ấn Độ, bằng việc xây dựng một con đập như là một phần của một dự án thủy điện lớn ở Tây Tạng. Và nước này đang xây dựng đập ở một nhánh sông khác của sông Brahmaputra nhằm tạo ra một loạt các hồ nước nhân tạo.
Trung Quốc đã và đang xây dựng sáu siêu đập trên sông Mekong, một con sông chảy vào khu vực Đông Nam Á, nơi mà các tác động của các đập này lên khu vực hạ lưu đã được nhìn thấy. Tuy nhiên, thay vì kiềm chế xây dựng đập, Trung Quốc tiếp tục xây thêm nhiều đập ở đầu nguồn của con sông này.
Tương tự như vậy, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực Trung Á khô cằn đang phải chịu áp lực hơn nữa khi Trung Quốc kiểm soát phần lớn lưu lượng nước của sông Illy. Hồ Balkhash của Kazakhstan có nguy cơ bị thu hẹp đáng kể, giống như biển Aral-nằm trên biên giới với Uzbekistan, đã gần như cạn kiệt trong vòng chưa đầy 40 năm. Trung Quốc cũng đang chuyển nước từ Irtysh, là nguồn cung cấp nước uống cho thủ đô Astana của Kazakhstan và nước cho sông Ob của Nga.
Đối với Trung Á, việc ngăn các dòng chảy xuyên biên giới chỉ là một phần của vấn đề. Năng lượng, sản xuất và  các hoạt động nông nghiệp của Trung Quốc ở Tân Cương đang có một tác động lớn hơn, vì chúng làm ô nhiễm nước ở các dòng sông xuyên quốc gia trong khu vực với việc thải các hóa chất độc hại và phân bón, giống như Trung Quốc đã làm đối với các dòng sông ở Trung Nguyên.
Tất nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất gây ra xung đột về nước. Như để nhấn mạnh rằng các tranh chấp lãnh thổ ở Kashmir là vì về nước cũng như là về đất đai, Pakistan đã khởi kiện tòa án trọng tài quốc tế lần thứ hai trong thập kỷ này để chống lại Ấn Độ theo các điều khoản của Hiệp ước nước Indus năm 1960 (Indus Waters Treaty). Nghịch lý ở đây là vùng hạ lưu Pakistan đã sử dụng hiệp ước chia sẻ nước lớn nhất thế giới, một hiệp ước dành cho Pakistan hơn 80% nước của các con sông thuộc hệ thống sông Indus, để chống lại Ấn Độ.
Trong khi đó, một quốc gia không có biển là Lào đang coi việc xuất khẩu thủy điện, mà thị trường chính là Trung Quốc, là trụ cột chính của nền kinh tế. Chính phủ Lào vừa thông báo các nước láng giềng về quyết định của mình trong việc xây dựng một dự án gây tranh cãi thứ 3, dự án đập Pak Beng với công suất 912 megawatt. Trước đó, Vientiane đã gạt qua một bên những lo ngại trong khu vực về sự thay đổi của dòng chảy tự nhiên chảy để đẩy mạnh các dự án đập Xayaburi và Don Sahong. Không có lý do để mong đợi một kết quả khác trong thời gian này.
Hậu quả của sự cạnh tranh nước ở châu Á sẽ có tác động bên ngoài khu vực. Hiện tại, một số nước châu Á, do lo ngại về khả năng sản xuất lương thực, đã thuê những vùng đất nông nghiệp rộng lớn ở tiểu vùng Sahara châu Phi, gây ra một phản ứng dữ dội ở một số khu vực. Năm 2009, khi Daewoo Logistics Corporation của Hàn Quốc đàm phán về một thỏa thuận  thuê hơn một nửa diện tích đất canh tác của Madagascar để sản xuất ngũ cốc và dầu cọ cho thị trường Hàn Quốc, các cuộc biểu tình dấy lên và can thiệp quân sự đã lật đổ một tổng thống dân cử.
Cuộc đua về tài nguyên nước gây ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp, nuôi trồng thủy sải và hệ sinh thái ở châu Á, tạo ra bất hòa trong khu vực. Nó phải được chấm dứt. Các nước châu Á cần phải làm rõ chính sách về nước của khu vực. Vấn đề then chốt là cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và thỏa thuận về chia sẻ nguồn nước một cách minh bạch hơn.
Châu Á có thể xây dựng một hệ thống quản lý nước dựa trên luật lệ hài hòa. Nhưng nó cần sự hợp tác của Trung Quốc dù điều này dường như là bất khả thi ở thời điểm hiện tại.

(nguồn: This Could Be the Surprising Spark for Asia’s Next Big Mega War)

Tin bài liên quan:

VNTB- Việt Nam: Phải chấm dứt đàn áp nhằm vào mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và gia đình

Phan Thanh Hung

VNTB- Thêm một blogger bị kết án tù trong bối cảnh đàn áp gia tăng tại Việt Nam

Phan Thanh Hung

Chủ nghĩa Makeno và tương lai Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.