Thông tin từ Bộ Công an, trong ngày 17.7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt 4 lãnh đạo ngân hàng, trong đó có 2 người là lãnh đạo ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Long An và 2 người là lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GPBank)”.
Sau khi mở rộng điều tra vụ án liên quan đến ông Phạm Công Danh (Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh), ngày 17.7, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã bắt tạm giam 4 tháng đối với 2 lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An để làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Lê Văn Thanh (52 tuổi, ở TP Tân An, Long An), nguyên Tổ trưởng tổ giám sát Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An;
ông Hà Tấn Phước (53 tuổi, ở TP.Tân An, tỉnh Long An), nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát của VNCB, Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An.
Theo cơ quan điều tra, ông Thanh với chức vụ Tổ trưởng tổ giám sát VNCB, từ tháng 10.2013 đến tháng 5.2014, là người có quyền quyết định đối với các giao dịch từ 5 tỉ đồng trở lên theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên ông Thanh lại không báo cáo kịp thời hay có đề xuất biện pháp nhưng không quyết liệt để nhằm ngăn chặn, thu hồi việc ông Phạm Công Danh và đồng bọn chuyển tiền ra khỏi VNCB liên tục trong thời gian dài gây thiệt hại cho VNCB gần 9 nghìn tỉ đồng.
Còn ông Phước là Tổ trưởng Tổ giám sát của VNCB, từ tháng 2.2012 đến tháng 10.2013, là người có quyền quyết định với các giao dịch từ 5 tỉ đồng trở lên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng không báo cáo kịp thời, hoặc có đề xuất biện pháp nhưng không quyết liệt để ngăn chặn, thu hồi việc ông Phạm Công Danh và đồng bọn chuyển tiền ra khỏi VNCB liên tục trong một thời gian rất dài, gây thiệt hại cho VNCB hơn hơn 9.000 tỉ đồng.
Liên quan trong vụ án này, ngày 29.7.2014, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an khởi tố, tạm giam ông Phạm Công Danh (49 tuổi, ngụ tại TP.HCM), Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB.
Cơ quan điều tra bước đầu đã xác định, những người này đã dùng sổ tiết kiệm của một doanh nghiệp để thế chấp 39 khoản vay tại VNCB; các chứng từ chuyển tiền không có chữ ký của chủ tài khoản… Khi quá hạn, không có khả năng thu nợ, gây thiệt hại cho VNCB hàng ngàn tỉ đồng…
Đến nay vụ án đã khởi tố tổng cộng 21 bị can về các tội “Cố ý làm trái…” (Điều 165 BLHS), tội “Vi phạm quy định về cho vay…” (Điều 179 BLHS) và tội “Thiếu trách nhiệm…” (Điều 285 BLHS). Cơ quan điều tra vẫn tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và đơn vị có liên quan.
Đến nay vụ án đã khởi tố tổng cộng 21 bị can về các tội “Cố ý làm trái…” (Điều 165 BLHS), tội “Vi phạm quy định về cho vay…” (Điều 179 BLHS) và tội “Thiếu trách nhiệm…” (Điều 285 BLHS). Cơ quan điều tra vẫn tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và đơn vị có liên quan.
Cũng trong ngày 17.7, căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã khởi tố vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GPBank)”.
Ngày 17.7.2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành thực hiện quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với 02 bị can gồm, Tạ Bá Long (SN1955, quê Ninh Bình), ở Số nhà 62C Linh Lang, Cống Vị, Ba Đình, TP. Hà Nội), nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu và Đoàn Văn An (SN 1958, ở số nhà 158 Xuân Diệu, P. Quảng An, Tây Hồ, TP. Hà Nội), nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu.
Ông Long và ông An bị bắt để điều tra về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.
THEO LAO ĐỘNG