Kế hoạch chặt bỏ những hàng cây tại những khu phố cổ của thành phố Hà Nội đang đối mặt với phản ứng dữ dội.
Đụng tới những phúc lợi công cộng như công viên hay cây xanh luôn gây phản ứng mạnh trong công chúng. Chứng kiến các cuộc biểu tình diễn ra ở công viên Gezi (Thổ Nhĩ Kỳ) vào giữa năm 2013, trong đó người dân phản kháng việc phá dỡ một công viên rộng lớn để làm trung tâm mua sắm. Tại Hà Nội, đã có những cuộc biểu tình nhỏ nhưng khác thường chống lại kế hoạch của chính quyền thành phố triệt hạ 6.700 cây xanh chạy dọc các đường phố trong một dự án trị giá 3,4 tỷ đô la.
Chính quyền cho rằng đám cây đã già và ốm yếu. Không phải tất cả đều già và ốm yếu, tiếng nói phản đối đáp lại. Chính quyền cũng nói rằng nhiều cây, trong đó có những cây cổ thụ hơn 100 tuổi, thuộc các chủng loại khác nhau trên một con phố và do đó là “một sự lựa chọn kém thẩm mỹ.” Mạng Facebook phản đối và các chuyên gia đã phát biểu rằng kế hoạch trồng lại là không thuyết phục. Ngoài ra, người ta sẽ làm gì với số gỗ thu được, nhiều cây trong số đó rất có giá trị?
Trước những sự phản đối đó, người đứng đầu UBND thành phố đã phải yêu cầu hoãn dự án lại. Đây không phải là lần đầu tiên sự phản đối của cộng đồng đã dẫn đến việc xem xét lại các dự án. Năm ngoái, sự tức giận của nhân dân về kế hoạch cáp treo hang Son Doong – hang động lớn nhất thế giới, đã gây náo động với nhiều kiến nghị ký trực tuyến để ngăn chặn nó. Đây cũng không phải là lần đầu tiên công chúng phản đối việc chặt cây. Năm ngoái ở Sài Gòn đã có những cuộc biểu tình chống lại việc chặt cây nhỏ hơn và một nhóm Facebook bắt đầu được gọi là “Happy Tree ở Sài Gòn.”
Người Hà Nội tỏ ra biết tôn trọng các di sản của mình. Họ không phải là những người duy nhất. “Quyến rũ” là từ mà du khách thường mô tả thành phố này. Kiến trúc xưa, đường phố rợp bóng cây, những hồ nước, chùa và di sản thuộc địa đảm bảo cho thành phố đứng đầu trong những danh sách đáng ghé thăm bất tận được đưa ra bởi các tạp chí du lịch và các trang web quốc tế. Trong thời đại mà rất nhiều thành phố châu Á phát triển với tốc độ chóng mặt và tất cả mọi thứ trông giống như một phiên bản Bangkok (một lời chỉ trích thường xuyên nhưng không công bằng nhằm vào thành phố Hồ Chí Minh) thì vẻ quyến rũ cổ điển của Hà Nội khiến nó trở thành thành phố Châu Á thực sự nổi bật “cuối cùng” còn tồn tại.
Kế hoạch chặt 6.700 cây trong tổng số 29.600 cây (theo chính quyền) đã nhanh chóng bị công khai chỉ trích và phản đối từ các nhóm Facebook. Nhóm “6.700 người vì 6.700 cây” đã có 55.000 likes tại thời điểm viết bài. Các quản trị viên, những người đã cố gắng phi thường để không bị chính trị hóa nhưng quan tâm, đã trích lời của Gandhi “hãy trở thành sự thay đổi mà bạn muốn thấy trên thế giới này”. Chính quyền nào thì cũng xuất phát từ nhân dân, một quản trị viên nhóm đã nói, người này cũng chỉ ra sự thiếu quan tâm đến sinh tháy trong một sự án lấp sông Đồng Nai để làm nhà ở.
Hiệp hội cây xanh Việt Nam, như trích dẫn của tờ Thanh Niên cho biết, sở xây dựng nên “xem xét lại” kế hoạch của mình và cung cấp đầy đủ chi tiết về cây chặt bỏ và minh bạch thông tin cho công chúng.
Một cuộc biểu tình với chừng 500 người tham gia, theo Voice of America, diễn ra vào ngày Chủ nhật với những người mặc áo thun và mang theo biểu ngữ (bằng tiếng Anh) “Trees Hug Hanoi.” Đó cũng là tên của một nhóm Facebook khác phản đối các hành động chặt cây. Cùng này thì Hà Nội đã tắt điện trong 1 giờ để làm theo lời kêu gọi Giờ Trái Đất, theo báo Tuổi Trẻ. Nhiều người đã tuần hành dọc theo thành phố, được tổ chức bởi chính quyền địa phương, và đèn đã được tắt ở khu vực Ủy Ban Nhân Dân và Hội Đồng Nhân Dân thành phố, cũng như khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Việc biểu tình công cộng vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng biểu tình trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Facebook, bây giờ được sử dụng bởi 1/4 của 93 triệu dân, là một trong những địa điểm phổ biến nhất. Trên thực tế thì có lẽ việc tổ chức biểu tình phản đối dự án Bauxite ở Tây Nguyên đã dẫn đến việc mạng xã hội bị chặn vào năm 2009. Chính quyền sau đó đã điều chỉnh lại quan điểm của mình đối với mạng xã hội (mặc dù không chính thức tuyên chiến). Đầu năm nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói về sự cần thiết khai thác sức mạnh của Facebook. Đồng thời vấn đề môi trường đã trở nên quan trọng tại Việt Nam. Năm ngoái đã có các cuộc biểu tình, kiến nghị trực tuyến để ngăn chặn việc xây dựng một tuyến cáp treo ở hang Son Doong.
Trong cùng lúc đó thì nhiều di sản từ thời thuộc địa của đất nước đã bị tháo dỡ để mở đường cho các trung tâm mua sắm mới hoặc các tòa nhà chung cư. Năm 2011 một cuộc biểu tình được tổ chức bởi các cư dân để ngăn chặn sự phá hủy của tòa nhà Eden nhưng không thành công. Một bộ sưu tập các tòa nhà Sài Gòn hiện nay không còn có thể được xem tại đây.
Helen Clark từng làm việc tại Hà Nội trong sáu năm như một phóng viên và biên tập viên tạp chí. Cô đã viết cho hàng chục ấn phẩm bao gồm The Diplomat (Bridget O’Flaherty), Time, The Economist, Asia Times Online, Associated Press (Úc).
Liên Hương chuyển ngữ
(Theo Dân Luận)
(Theo Dân Luận)