Việt Nam Thời Báo

VNTB – Báo chí nhà nước đang cồn lên phản ứng đối với ‘GDP ma’

[ad_1]

Minh Quân

(VNTB) – Một hiện tượng thú vị đang xảy ra, không chỉ về quản lý kinh tế mà còn có thể hàm ý những động thái mới mẻ về đáu đá trong chính trường Việt Nam, khi ngày càng nhiều tờ báo nhà nước phản ứng về ‘GDP ma’.

Vào cuối năm 2019, việc Tổng cục Thống kê Việt Nam ‘phát minh’ ra GDP tăng thêm 25,4%, nền kinh tế bỗng nhiên có thêm 40 tỷ USD và mỗi đầu dân bỗng giàu lên gần 400 USD đang gây xôn xao dư luận, đồng thời nhận lãnh nhiều phản ứng của giới chuyên gia kinh tế và từ rất nhiều người dân ngày càng khốn quẫn trong sinh nhai.

Một bài báo nhà nước cho rằng “Cộng tất cả doanh thu của các doanh nghiệp này thì còn lâu mới tương ướng với mức tăng hơn 25% (65 tỷ đô). Vấn đề là doanh thu không được tính vào GDP, mà là giá trị gia tăng VA thường thấp hơn doanh thu. Chính vì những lẽ đó, và nhiều hơn nữa, nhiều chuyên gia mới băn khoăn về tính giải trình của các con số tăng trưởng đó, chứ không phải việc tính toán lại”.

Bài báo trên cũng nhắc lại việc cách đây 2 năm, trong một lần gặp báo chí, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng từng “rút ruột” nói: “Tăng trưởng kinh tế nói 6,7%, 6,8%, hay 6,9% cũng được nhưng nó ở đâu ấy. Còn ngân sách thì phải ‘tiền tươi thóc thật’, thiếu một đồng là mất cân đối ngay”.

Những bài phân tích trên mặt báo nhà nước còn ẩn dụ và không kém mỉa mai về ‘Thống kê cô đơn’, và cho biết trong công tác thống kê, các bộ ngành mới chỉ thu thập được 34 trong tổng số 79 chỉ tiêu thống kê quốc gia, và cũng chỉ 11/23 bộ, ngành ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê theo Luật Thống kê 2015.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đặt dấu hỏi: “Có rất nhiều câu hỏi đặt ra? Con số bổ sung 76.000 DN tăng thêm 25,4% GDP là những doanh nghiệp nào. Cần phải công bố danh sách các doanh nghiệp này và lý do vì sao trước đây không tính toán được. Bởi vì số doanh nghiệp cũ trước đây, đóng góp GDP không lớn như vậy?”

Nhưng Tổng cục Thống kê vẫn ‘câm như hến’ mà không trưng ra bất kỳ bằng chứng nào về con số 76.000 doanh nghiệp dôi thêm đó.

Một nghịch lý kinh khủng đã, đang và sẽ còn hiện hình trong ‘nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa’ và trong ‘chính phủ kiến tạo’ ở Việt Nam: trong tài khóa năm 2020, chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc dự kiến phải vay đến 460.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 20 tỷ USD để ‘bù đắp ngân sách’, bất chấp chính phủ này vẫn tung ra các báo cáo đầy lạc quan về tốc độ tăng trưởng GDP lên đến 7% và giống hệt chỉ số thành tích GDP của ‘đảng anh’ Trung Quốc, gấp đôi mức tăng trưởng của Hoa Kỳ và gấp gần 3 lần mức tăng trưởng của Liên minh châu Âu (EU).

Hành vi ‘giả số liệu’ – hiện tượng mà dư luận xã hội rất nghi ngờ là Tổng cục Thống kê đã ‘kiến tạo’ để làm đẹp các báo cáo thành tích cho sếp của cơ quan này là Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc, khốn thay lại đang rất gần với sự thật.

Phải chăng 76.000 doanh nghiệp được tính thêm đó chỉ là con số ‘ma’?

Hoặc nếu là con số thực thì 76.000 doanh nghiệp chiếm hơn 10% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Vì sao trong suốt một thời gian rất nhiều năm, Tổng cục Thống kê lại thống kê thiếu con số khổng lồ ấy? Vì sao con số đó chỉ thình lình hiện ra khi đề án tính thêm ‘kinh tế ngầm’ vào GDP của Tổng cục Thống kê bị dư luận phản ứng mà khó có thể thực hiện?

Tình trạng một cơ quan thống kê quốc gia nhưng lại để lọt sổ đến hơn 10% số doanh nghiệp là quá yếu kém về năng lực thống kê và không thể chấp nhận được. Nhưng vì sao những quan chức đầu ngành thống kê không những không bị kỷ luật hay cách chức mà lại ngày càng được Thủ tướng Phúc ưu ái?

‘Đưa kinh tế ngầm vào GDP’ sẽ làm giảm tỷ lệ bội chi ngân sách/GDP trong lúc số tuyệt đối về bội chi không hề giảm, đồng nghĩa với việc chính phủ và trong đó có phần tiêu xài khổng lồ của khối cơ quan đảng sẽ không còn phải nhìn trước nhìn sau với tỷ lệ bội chi ngân sách 3,6% GDP hay dưới 5% GDP nữa, mà sẽ thoải mái nâng con số tuyệt đối về bội chi.

Và một khi kịch bản “tính lại GDP” thành công theo “yêu cầu đặc biệt” của Thủ tướng Phúc, không chỉ ông Phúc được cộng điểm thành tích cho vận mạng ‘ngồi trên triệu người’ của ông ta tại đại hội 13 của đảng cầm quyền diễn ra vào năm 2021, mà gần 100 triệu con dân Việt sẽ càng có cơ hội đội thêm gánh nặng nợ nần ngập đầu cho hiện tại và cho rất nhiều đời con cháu mai sau.

‘Tăng trưởng GDP’ được coi là một thế mạnh của Thủ tướng Phúc, nhưng cũng chính là điểm yếu chết người của ông ta khi bị các đối thủ chính trị đá xoáy vào bản chất giả dối của ‘GDP năm sau cao hơn năm trước’.

Tin bài liên quan:

VNTB- ‘Triển vọng phát triển còn tốt lắm’: Nhập siêu từ Trung Quốc đến Hàn Quốc!

Phan Thanh Hung

VNTB- ‘Mốc son” tháng Bảy!

Phan Thanh Hung

VNTB- Vì sao Việt Nam phải lý giải về xuất siêu sang Mỹ?

Phan Thanh Hung
Việt Nam Thời Báo