Khu công nghiệp Vũng Áng được coi là một trong các dự án đầu tư nước ngoài lớn, nơi hiện có hàng nghìn công nhân Trung Quốc đang làm thuê cho các nhà thầu. |
Ngoài ra, Thanh tra chính phủ cũng yêu cầu xem xét các vấn đề liên quan đến việc cấp phép đầu tư cho dự án Formosa, nhất là về khía cạnh an ninh quốc phòng.
Thanh tra chính phủ họ nói rằng chúng tôi chưa xin ý kiến của Thủ tướng. Theo điều 52, dự án hoạt động trên 50 năm thì phải có ý kiến của chính phủ. Họ nói lý do đó. Nhưng thực ra, Hà Tĩnh, Ban Quản lý Kinh tế Vũng Áng đã xin ý kiến hai vòng (lần)
Ông Thái Sinh, Chánh thanh tra tỉnh Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, ngay sau đó, đại diện tỉnh Hà Tĩnh đã lên tiếng phản bác kết luận này. Ông Thái Sinh, Chánh thanh tra tỉnh này, nói với VOA Việt Ngữ:
“Thanh tra chính phủ họ nói rằng chúng tôi chưa xin ý kiến của Thủ tướng. Theo điều 52, dự án hoạt động trên 50 năm thì phải có ý kiến của chính phủ. Họ nói lý do đó. Nhưng thực ra, Hà Tĩnh, Ban Quản lý Kinh tế Vũng Áng đã xin ý kiến hai vòng (lần): ý kiến của 11 bộ ngành có liên quan, và ý kiến của thủ tướng chính phủ hai vòng”.
Khu công nghiệp Vũng Áng được coi là một trong các dự án đầu tư nước ngoài lớn, và trọng điểm của Việt Nam. Đây là nơi hiện có hàng nghìn công nhân Trung Quốc đang làm thuê cho các nhà thầu.
Năm ngoái, chính phủ Việt Nam khẳng định không chấp thuận đề xuất thành lập khu kinh tế đặc thù cho dự án Formosa “vì không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam”.
Khi cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam trên biển Đông lên tới đỉnh điểm hồi tháng Năm năm ngoái, đã xảy ra một cuộc bạo loạn nhắm vào nhà máy thép Formosa, nơi nhiều công nhân Trung Quốc làm việc.
Vụ xô xát đã khiến ít nhất 1 công nhân Trung Quốc thiệt mạng, làm nhiều người bị thương và buộc Bắc Kinh phải điều tàu tới sơ tán hàng nghìn lao động nước này khỏi Hà Tĩnh.
Sau đó, trong một đợt trấn áp trấn áp tội phạm ở huyện Kỳ Anh, nơi có khu công nghiệp Vũng Áng, chính quyền Hà Tĩnh đã xử phạt nhiều tỷ đồng đối với hơn 300 trăm công nhân Trung Quốc lao động trái phép trên địa bàn tỉnh.
Việc quản lý lao động nước ngoài được tiến hành chặt chẽ. Tuy nhiên, số bám theo thầu chính, thầu phụ, thầu nhiều cấp thì có thể có thể có đối tượng hôm nay nó có, ngày mai nó không ở, thì cái đó có thể có. Chứ người làm việc thì đăng ký đàng hoàng.
Chánh thanh tra tỉnh, ông Thái Sinh.
Khi được hỏi về vấn đề công nhân Trung Quốc làm việc trái phép, ông Sinh nói:
“Việc quản lý lao động nước ngoài được tiến hành chặt chẽ. Tuy nhiên, số bám theo thầu chính, thầu phụ, thầu nhiều cấp thì có thể có thể có đối tượng hôm nay nó có, ngày mai nó không ở, thì cái đó có thể có. Chứ người làm việc thì đăng ký đàng hoàng”.
Dự án khu gang thép Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương có tổng vốn đầu tư đăng ký gần 10 tỷ đôla với khoảng 30.000 lao động làm việc trên công trường.
Theo báo chí trong nước, tổng số lao động nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng là hơn 5.000 người, chủ yếu là lao động Trung Quốc.
Trong số đó, chỉ có hơn 2.000 người được cấp giấy phép lao động. Còn lại gần 3.000 người không có phép.