Việt Nam Thời Báo

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Trả hết nợ sẽ thiếu tiền đầu tư

Ông Bùi Quang Vinh cho biết, nếu kế hoạch trung hạn bố trí thanh toán hết nợ và số ứng trước thì thậm chí sẽ không còn nguồn để khởi công mới.


Trình bày Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 tại phiên họp 46 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 6/3, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh cho biết, dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn này là 1,846 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN do các Bộ ngành và địa phương đề xuất khoảng 4 triệu tỷ đồng, gấp 20,5 lần kế hoạch năm 2015, gấp 2,1 lần khả năng cấn đối vốn 5 năm giai đoạn 2016-2020.
Do đó, nguyên tắc và tiêu chí phân bổ vốn là phải phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2011-2020), Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 của quốc gia, của các ngành, lĩnh vực, địa phương, quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc phân bổ phù hợp khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn NSNN và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác…; bảo đảm các cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công. Đảm bảo công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
Đánh giá về những mặt được, ông Vinh nhấn mạnh, lần đầu tiên trong việc lập kế hoạch, chúng ta khắc phục tình trạng kế hoạch đầu tư công bị cắt khúc ra từng năm, chuyển sang xây dựng được kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm và chuyển từ cân đối vốn hằng năm sang cân đối trung hạn 5 năm cả ở tầm quốc gia và các cấp chính quyền địa phương. Đây cũng là lần đầu tiên có thể tổng hợp được bức tranh toàn cảnh về đầu tư công và cân đối vốn NSNN trong 5 năm.
Cùng với đó là tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công; tạo ra chuyển biến căn bản trong việc xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn, bảo đảm bố trí vốn tập trung, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải và giải quyết cơ bản các dự án dở dang đã tồn tại trong nhiều năm qua.
“Dự kiến trong 5 năm tới sẽ xử lý xong tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách trung ương và thanh toán cơ bản số vốn ứng trước vốn kế hoạch quá lớn trong nhiều năm qua. Sau 2020 sẽ không còn tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản; ngân sách trung ương sẽ tập trung đầu tư chủ yếu cho các dự án lớn và nâng cao đáng kể hiệu quả đầu tư”, ông Vinh nói.
Tuy vậy, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, do cân đối NSNN còn khó khăn, nhu cầu chi thường xuyên lớn nên khả năng cân đối nguồn vốn NSNN còn hạn chế. Tổng mức ngân sách trung ương trung hạn 5 năm 2016-2020 (vốn trong nước) chỉ đáp ứng được khoản 30% nhu cầu đầu tư của cả nước. Số vốn ứng trước chưa bố trí được nguồn thanh toán còn khá lớn so với khả năng cân đối vốn NSNN trong 5 năm tới.
Ngoài ra đối với các dự án của một số Bộ, ngành trung ương, địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản, số vốn ứng trước nguồn ngân sách trung ương lớn, nếu trong kế hoạch trung hạn bố trí để thanh toán hết số nợ và số ứng trước thì sẽ không còn nguồn để đối ứng các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp và thực hiện các mục tiêu khác; thậm chí sẽ không còn nguồn để khởi công mới như Bộ GTVT, các tỉnh Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bình Thuận…
Nhiều dự án cấp bách đã có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn nhưng do tổng mức đầu tư quá lớn, các Bộ, ngành trung ương và địa phương chưa cân đối được số vốn được phân bổ. Đồng thời vẫn chưa bố trí được đủ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA trọng điểm.
Mục tiêu giai đoạn 2016-2020 sẽ đẩy mạnh thu hút và huy động các nguồn của khu vực doanh nghiệp và tư nhân để đầu tư hệ thống kế cấu hạ tầng; ưu tiên đẩy mạnh đầu tư theo hình thức PPP. Tuy nhiên, thực tế số dự án đầu tư theo hình thức PPP ở các Bộ, ngành trung ương và địa phương đề xuất trong giai đoạn này còn rất ít.
Báo cáo cho rằng, việc thu hút đầu tư theo hình thức PPP còn nhiều hạn chế là do nhiều nguyên nhân, trong đó đặc biệt khó khăn là công tác chuẩn bị các dạ án mất khá nhiều thời gian, yêu cầu đầu tư từ nguồn vốn nhà nước là khá lớn trong khi khả năng cân đối vốn NSNN rất hạn chế./.
Theo Ngọc Thành (VOV)

Tin bài liên quan:

Sóng ngầm ngân sách

Phan Thanh Hung

Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh: tôi được yêu nhiều hơn là ghét *

Phan Thanh Hung

“Việt Nam cần một chính sách cạnh tranh mới”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.