Việt Nam Thời Báo

Buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Kiên trì ủng hộ

Với quy định buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vẫn kiên trì quan điểm ủng hộ.

Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can là một trong 9 vấn đề được Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình giải trình tại báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội.
Cơ quan trình dự án luật giải thích, quy định về việc bắt buộc ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung bị can, ngoài ý nghĩa tăng cường sự minh bạch, tăng khả năng kiểm soát đối với hoạt động hỏi cung, còn là một trong những căn cứ quan trọng để bảo vệ các cán bộ tư pháp đã tiến hành tố tụng đúng pháp luật.
“Đây là yêu cầu của các đại biểu Quốc hội, của nhân dân thời gian qua, vì vậy, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị quy định vấn đề này trong bộ luật”, Viện trưởng Bình kiên trì quan điểm.
Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (bên phải) được minh oan vào năm 2013 sau 10 năm ngồi tù đã góp phần làm dấy lên dư luận đòi hỏi phải có các biện pháp ghi âm, ghi hình khi hỏi cung nghi can.
Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (bên phải) được minh oan vào năm 2013 sau 10 năm ngồi tù đã góp phần làm dấy lên dư luận đòi hỏi phải có các biện pháp ghi âm, ghi hình khi hỏi cung nghi can.
Được biết với quan điểm này, có nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ. Có ý kiến cho rằng “bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung bị can” sẽ phản ánh trung thực quá trình hỏi cung, hạn chế tối đa các trường hợp bức cung, nhục hình.
Cho rằng quy định này là cần thiết, theo Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh, việc ghi âm, ghi hình không những lưu chứng cứ mà còn là giám sát khách quan, vì thực tế tình trạng mớm cung, bức cung, nhục hình thường xảy ra ở giai đoạn này.
Vai trò của luật sư và ghi âm, ghi hình trong lấy cung
Luật sư Phan Trung Hoài (Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ quyền lợi luật sư, Phó Trưởng Tiểu ban Luật Tố tụng hình sự (TTHS) Liên đoàn Luật sư Việt Nam), là thành viên Tổ Biên tập sửa đổi Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) lần này cho biết:
Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLSVN) đã cử các thành viên tham gia Ban soạn thảo và Tổ Biên tập, chủ động đề xuất xây dựng một chương hoàn toàn mới trong BLTTHS là chương VII về bào chữa, tham gia đóng góp tích cực và có hiệu quả vào nhiều nội dung cơ bản các điều luật chương này và các chương khác của BLTTHS.
Trước hết, luật sư với tư cách là chủ thể thực hiện chức năng cơ bản là chức năng bào chữa trong TTHS, có địa vị, quyền năng bình đẳng với các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và xét xử, nhưng dự thảo vẫn coi luật sư (người bào chữa) là người tham gia tố tụng, hoàn toàn yếu thế so với những người tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán
Dự thảo cũng chưa từ bỏ dứt khoát cơ chế xin- cho liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa, trong khi đây là rào cản lớn nhất hạn chế quyền hành nghề của luật sư.
Vì vậy vấn đề ghi âm, ghi hình đã được đặt ra nhằm ngăn ngừa tình trạng bức cung, nhục hình gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như một số vụ án vừa qua.
Tuy nhiên đầu tháng 4 vừa qua, ở phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số thành viên Ủy ban Tư pháp – cơ quan thẩm tra dự án bộ luật – cho rằng, dự thảo quy định “bắt buộc phải ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can” trong mọi trường hợp là không cần thiết, không khả thi.
Tại báo cáo giải trình, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết, Bộ Công an đề nghị không quy định bắt buộc phải ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can.
Phó Chánh án TAND TP HCM Huỳnh Ngọc Ánh phát biểu
Phó Chánh án TAND TP HCM Huỳnh Ngọc Ánh phát biểu
Phó Chánh án TAND TP HCM Huỳnh Ngọc Ánh băn khoăn: “Quy định bổ sung những điều làm chứng cứ như ghi âm, bản khai… có làm được không? Quy định cho phép được chụp ảnh, ghi chép lời khai là không khả thi vì không thể đưa bút cho can phạm dễ tự sát, đánh nhau.
Rồi trại tạm giam lấy đâu ra máy photocopy, máy ảnh… Ngay chúng tôi vào muốn chụp tài liệu đâu dễ vì không có máy” – ông Ánh băn khoăn.

Thanh Thanh (Tổng hợp)
Đất Việt

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo