Phương Thảo (Hà Lan) dịch
(VNTB) – Ấn độ đang đi theo gương của Nhật và Trung quốc và họ cũng đã nới lỏng chính sách tiền tệ khi giá dầu giảm mạnh khiến cho ba quốc gia này có nhiều chọn lựa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ hôm thứ năm đã giảm lãi suất tiền vay lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2013. Việc giảm bớt đi 0,25% lãi suất là một việc làm chưa có tiền lệ kể từ khi thống đốc ngân hàng ông Raghuram Rajan ra nhận chức hồi tháng 9 năm 2013 và cho đến tận bây giờ vẫn phải đang vất vả để đối phó với nạn lạm phát.
Việc cắt giảm lãi suất đã có nhiều tín hiệu sẽ được thực hiện từ cuối năm 2014. Các nhà quan sát lại lấy làm ngạc nhiên khi việc giảm lãi suất lại được đưa ra trong một cuộc họp đặc biệt mà không phải là trong một cuộc họp thường lệ đã được lên kế hoạch sẵn vào ngày 3 tháng 2.
Hôm thứ Năm ông Rajan đánh giá “tỉ lệ lạm phát thấp hơn dự kiến ” là do “các loại giá hàng hóa quốc tế sụt giảm, điển hình là giá dầu thô” cũng như là các mặt hàng rau quả khác. Ông ta tỏ ý mong muốn giá dầu thô “sẽ giữ nguyên mức giá thấp trong cả năm”. Vì sự trông chờ một nền thị trường hàng hóa suy yếu đã thúc đẩy Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ nới lỏng chính sách tiền tệ và như thế sẽ thúc đẩy được nền kinh tế phát triển.
Siddhartha Sanyal, một nhà kinh tế học của Công ty Vốn Barclays, nhận xét việc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cắt giảm lãi suất đã là một bước tiến rõ rệt để nới lỏng các quan điểm về tiền tệ. Ông Sanyal nói rằng việc cắt giảm lãi suất thêm có thể sẽ kìm hãm được nạn lạm phát. Ông cũng cho rằng ngân hàng nên cắt giảm 0,25% ở mỗi kỳ họp đầu quý hai và quý ba thay vì là cắt giảm thẳng 0,5% vào nửa đầu năm nay như ông vốn đã từng dự đoán.
Ngân hàng Trung ương Nhật đã có một bước chuyển đổi mạnh dạn nhằm ngăn chận sự giảm phát vào ngày 31 tháng 10, trong khi Trung Quốc cũng hạ thấp lãi suất vào ngày 22 tháng 11. Một số nhà đầu tư cũng hi vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm lãi suất hoặc sẽ sụt xuống đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở quý một năm nay. Hàn Quốc dù đã và đang kìm giữ lãi suất ở mức đã được cắt giảm hồi tháng 8 và tháng 10 thì họ cũng có thể sẽ phải hạ lãi suất thêm lần nữa.
Tất cả các quốc gia nói trên đều là những nhà nhập khẩu dầu và họ sẽ có được nhiều lợi thế khi giá dầu sụt giảm. Theo công ty Quản lý tài sản J.P. Morgan thì trong năm tài chính 2014 này, lượng dầu thô nhập khẩu chiếm tỷ lệ GDP của các nước lần lượt là: 7,3% ở Hàn Quốc, 5% ở Ấn độ, 4,2% ở Nhật và 2,2% ở Trung Quốc.
Trưởng ban phân tích thị trường của công ty này – ông Tai Hui -cho biết giá dầu sụt giảm cũng đã kéo theo việc giá tiêu dùng hạ thấp và nâng cao ưu thế cho nền kinh tế các nước do giá nhập khẩu hạ thấp. Việc giá dầu hạ còn sẽ thúc đẩy tiêu dùng do tỷ lệ chi phí xăng dầu các hộ gia đình đang sử dụng cũng giảm theo, đồng thời việc giảm giá dầu này cũng tạo ra cơ hội cho các quốc gia vốn phải bù lỗ giá dầu cũng sẽ sửa đổi lại được các chính sách này.
Việc giá dầu thô tuột dốc đã làm tăng thêm việc không thích có thêm rủi ro trong thi trường chứng khoáng kể từ tháng 12. Nhiều nhà đầu tư đã rât e ngại về khả năng phá sản của các công ty năng lượng và sự rủi ro của các quốc gia xuất khẩu. Ví dụ như là ảnh hưởng tiêu cực dây chuyền do các ngân hàng Đức bị suy yếu vì họ có phần lớn các khách hàng vay mượn tiền người Nga.
Nhân lưu ý đến việc chứng khoán châu Á lại tăng lên hôm thứ Tư, Toshihiko Takamoto – nhà phân tích đầu tư ở DIAM Singapore nói rằng, “ cảm nhận của các nhà đầu tư dường như đã bị đảo lộn mặc dù việc sụt giảm ở Mỹ là vấn đề phải lo ngại mấy hôm trước, thì việc các nền kinh tế chủ đạo ở châu Á nới lỏng chính sách tiền tệ lại có vẻ là một sự kiện hợp lý.”
(Theo Asia Review)