Việt Nam Thời Báo

VNTB – Cảnh sát mật Đông Đức – 10 sự kiện kinh hoàng

[ad_1]

Phạm Nguyên Trường dịch/ Laura Williams

(VNTB) – Chức năng duy nhất của Stasi là bảo vệ chính quyền của đảng. Làm thế nào không phải là việc họ quan tâm.

Để giữ quyền lực trong suốt 40 năm trong khi dân chúng chết đói và tìm cách bỏ trốn, Đảng Cộng sản Đông Đức phải rất khéo léo trong việc kiểm soát người dân và phá hoại ngầm những người đối lập. Nhưng bạo lực công khai trên đường phố và ám sát là những hiện tượng không tốt cho hình ảnh của Đảng, vì vậy Bộ An ninh Quốc gia phải có tinh thần sáng tạo. Cảnh sát mật, được nhiều gọi là Stasi, là Thanh kiếm và Lá chắn của Đảng. Chức năng duy nhất của họ là bảo vệ chính quyền của Đảng Cộng sản. Làm thế nào không phải là việc họ quan tâm.

1) Họ soi trước khi có sự kiện gì đó

Stasi là những kẻ dối trá rất hiệu quả. Trong những năm 1950, đàn áp tàn bạo, tra tấn. Đầu những năm 1970, với mong muốn được chấp nhận trên trường quốc tế, Cảnh sát mật Đông Đức buộc phải tinh tế hơn. Mục đích của Zersetzung (thuật ngữ quân sự được định nghĩa lại là tan rã hoặc ăn mòn) là để “ngắt” bất kỳ người và nhóm hoạt động nào có thể đe dọa Đảng.

Cảnh sát thu thập hồ sơ về y tế, trường học và của chính cảnh sát, họ phỏng vấn hàng xóm và người thân, và bất kỳ bằng chứng nào khác mà họ có và sau đó sẽ ra đòn trực tiếp đánh vào tâm lí của từng cá nhân.

Stasi tìm cách hủy hoại một cách có hệ thống cuộc sống của bất kì người nào, nếu họ cho rằng người đó dường như có thể thách thức tính chính danh hoặc quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản. Họ sử dụng những biện pháp như tống tiền, nói xấu công khai, đe dọa và tra tấn.

Sự nghiệp, danh tiếng, quan hệ và cuộc sống bị phá hoại nhằm gây bất ổn và làm mất uy tín người phê phán chính phủ. Một số hình thức quấy rối có thể coi là khôi hài: đặc vụ lan truyền tin đồn về người mà họ nhắm tới, bỏ đầy hộp thư tranh ảnh khiêu dâm, dịch chuyển đồ đạc trong nhà, hoặc ngày nào cũng xì hơi lốp xe đạp của đối tượng.

Một số biện pháp can thiệp thẳng vào đời sống: Những người bị coi là lật đổ không được học lên cao, không tìm được việc làm và buộc phải tị nạn. Những trò dối trá của Stasi đã làm cho nhiều người bị tổn thương tâm lí lâu dài, mất thu nhập và cảm thấy nhục nhã.

2) Họ có mặt (hầu như) khắp nơi

Thời kì cao điểm Stasi có tới 91.000 nhân viên, tức là cứ 30 người thì có một người là đặc vụ của Stasi. Hơn một phần ba người Đông Đức (5,6 triệu) đã bị nghi ngờ hoặc bị giám sát, với một bộ hồ sơ mở. Nửa triệu người cung cấp thông tin cho Stasi. Mức độ giám sát và xâm nhập như thế làm cho người dân Đông Đức sống tình trạng khiếp sợ – không thể biết ai là người đáng tin – mặc dù cho đến khi Bức tường Berlin sụp đổ hầu hết mọi người đều không biết phạm vi của những hoạt động theo dõi này.

3) Họ giữ (kĩ lưỡng) một khối lượng hồ sơ phải nói là điên rồ
Hồ sơ của Stasi có thể phủ kín khoảng 69 dặm vuông (1 dặm vuông = 2,589 km2 – ND).

Ghi lại chi tiết thông tin cá nhân của hơn một phần ba dân số cần rất nhiều giấy. Số trang in do Stasi tạo ra nhiều hơn tất cả các tác giả người Đức từng viết từ thời trung cổ cho đến Thế chiến II.

Hàng ngàn người bị coi là những “người gây rắc rối”, chống đối chính phủ; nhà ở của họ bị lục soát, điện thoại và xe hơi của họ bị nghe lén – đấy là nói nếu họ may mắn có được một trong những thứ đó – thư từ của của họ bị người ta mở trộm và sao chép, việc di chuyển của họ bị bí mật quay phim hoặc chụp ảnh. Mỗi tài liệu đều được đưa vào hồ sơ cá nhân do Stasi quản lí.

Cho đến nay, hàng trăm triệu tập hồ sơ, 39 triệu thẻ index, 1,75 triệu ảnh, 2.800 cuộn phim và 28.400 bản ghi âm từ kho lưu trữ của Stasi đã được phục hồi. Hàng triệu hồ sơ khác đã bị xé nhỏ trước khi có thể được đưa ra công khai.

4) Một số kho lưu trữ tuyệt mật được đưa ra công khai

Năm 1992, các tài liệu mật mà Stasi lưu giữ về hàng triệu người Đông Đức đã được đưa ra cho mọi người xem xét. Công dân có thể yêu cầu xem hồ sơ cá nhân của mình, do Ủy viên Liên bang phụ trách kho lưu trữ của Stasi giữ trong các kệ chuyên dụng dài tới 63 dặm. Mười sáu ngàn bao tải tài liệu vụn vẫn chưa được ráp lại.

Theo Wikileaks, đến năm 2007, cơ quan này đã thuê cho ít nhất 79 cựu thành viên Stasi. Ba triệu người đã nộp đơn xin xem hồ sơ, có người đã được xem, có người chưa. Phải 20 năm sau, từ những hồ sơ này, nhiều người từng là đối tượng của cuộc điều tra hoặc giám sát của Stasi mới phát hiện được rằng cha mẹ, con, vợ hoặc bạn bè của mình chính là chỉ điểm.

5) Họ gây ra rắc rối ở Trung Đông

Các sĩ quan Stasi có ảnh hưởng khá mạnh ở Trung Đông, họ tuyển dụng và đào tạo ít nhất 1.000 sĩ quan quân đội cho Iraq, Libya, Syria và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Stasi dạy đặc vụ nước ngoài cách cướp máy bay và bắt giữ con tin.

Khi Stasi không thành công trong việc đưa những người được họ huấn luyện vào vị trí cần thiết, họ thường tìm kiếm tài liệu có tính đe dọa để làm nhụt ý chí của đặc vụ nước ngoài: Các sĩ quan cao cấp Stasi đóng vai người làm vườn và bảo vệ trong các đại sứ quán có giá trị đối với họ, để nghe.

Chỉ vài năm sau khi Bức tường sụp đổ người ta đã phát hiện được một mạng lưới phức tạp những người xâm nhập vào Tây Đức và những cộng tác viên bên phía kẻ thù.

6) Họ bồi thường cho nạn nhân – ở mức độ nào đó

Trong số 10.000 người có thể chứng minh dứt khoát rằng họ đã bị Thanh kiếm và Lá chắn nhắm vào, chính phủ đã gây ra những chấn thương tâm lí kéo dài đối với khoảng 5.000 người.

Hàng ngàn người bị mất nghiệp và tan vỡ hôn nhân. Một số người bị bỏ tù hoặc có con em bị nhà nước bắt cóc. Những nạn nhân này – hiện đã được chính thức công nhận – được cho là đã nhận khoản tiền bồi thường khiêm tốn. Các khoản bồi thường được nhà nước hứa hẹn – chỉ bằng một nửa lương hưu của những người Cộng sản trung thành – nhưng phải làm nhiều thủ tục rắc rối thì mới được nhận.

Nhà tù của Stasi nằm ở Hohenschönhausen. Hơn 900 cựu tù nhân đã khai về sự kinh hoàng ở đó, nhưng trong khi Stasi còn hoạt động, đây là cơ sở thuộc loại bí mật nhất. Khu vực này không tồn tại một cách chính thức, trên bản đồ thành phố đấy chỉ là một khoảng trống.

Trên thực tế, hầu hết đất nước này là một nhà tù lớn, vì rất ít người được phép rời khỏi đất nước bằng thị thực xuất cảnh. Stasi nói với mọi người: các bác sĩ, kỹ sư và công nhân lành nghề bị các phương pháp tinh vi, không xứng đáng với phẩm giá của con người xúi giục, từ bỏ đời sống an toàn ở Cộng hòa Dân chủ Đức để chạy sang làm việc ở Tây Đức hoặc Tây Berlin.

Vì “sự an toàn” của chính mình, công dân không được phép rời khỏi Đông Đức. Những người tìm cách ra đi thường bị tù hoặc bị giết.

8) Công tác tuyên truyền trở thành vũ khí – đôi khi theo nghĩa đen

Các trường công lập ở Đông Đức là nơi huấn luyện người ta tuân thủ cảnh sát. Trẻ em cắt và tô màu búp bê bằng giấy với mặt nạ phòng độc và sung AK-47. Học sinh tham gia sinh hoạt trong các nhóm theo kiểu Thanh niên-Hitler.

Lúc đó chưa có Twitter và tin nhắn, các sĩ quan của Stasi đã phóng những quả “dừa bằng kim loại” hay “tên lửa thông tin” đầy những tờ rơi vào vùng nông thôn.

Người ta bảo dân chúng rằng Bức tường Berlin là hàng rào bảo vệ nhằm chống lại nhà nước li khai ở Tây Đức, đất nước đang tìm cách phá hoại nhà nước xã hội chủ nghĩa của họ. Các hoạt động tâm lí đã được sử dụng nhằm ca ngợi nhà nước xã hội chủ nghĩa Đông Đức và bôi nhọ phương Tây tư bản, vô đạo đức, chỉ tìm kiếm niềm vui.

9) The Stasi B cấm phim ảnh khiêu dâm – nhưng lại quay phim khiêu dâm của chính mình

Đông Đức cấm phim ảnh khiêu dâm, đấy được coi là bằng chứng của thoái hóa và đồi trụy của của phương Tây. Nhưng Stasi quay một loạt phim khiêu dâm của chính mình, với các nữ nhân viên dân sự mặc quân phục.

Trong một bộ phim, một người phụ nữ ngực trần đội mũ bảo hiểm làm người chú ý khi được lệnh: “Đưa ngực ra!” Giới chức cao cấp của Đảng và sĩ quan quân đội đã tham gia những buổi trình chiếu bí mật 12 bộ phim. Sự tham dự của họ đã được ghi lại để tống tiền. Từ năm 1982 đến năm 1989, Cục Tranh ảnh Khiêu dâm tuyển dụng 160 người và 12 người nghiệp dư.

10) Đức quốc xã viết kịch bản cho Stasi

Kiểm soát về mặt tâm lí người Đức – nhằm loại bỏ những tiếng nói bất đồng và ngăn chặn, không để dân chúng thách thức chính phủ – đã trở thành chuẩn mực dưới thời Gestapo, lực lượng cảnh sát chuyên thu thập thông tin của Đức Quốc xã. Đức quốc xã tạo ra biện pháp này bằng cách dùng dân chúng làm người cung cấp thông tin hoặc người tố cáo.

Trong nền văn hóa mách lẻo đó, báo cáo về những sai phạm nhỏ nhặt của những người hàng xóm có thể làm cho gia đình bạn được an toàn. Cảnh sát mật có quá nhiều thông tin về từng cá nhân và ảnh hưởng rất lớn với các tổ chức (dù bạn có vào đại học, kiếm việc làm, mua xe hơi thì cũng thế), quyền lực của họ gần như tuyệt đối và hoàn toàn không có trách nhiệm giải trình. Họ không cần bắt bạn – nhưng họ có thể làm bạn tê liệt về mặt xã hội.

+ Tiến sĩ Laura Williams dạy chiến lược truyền thông cho sinh viên đại học và giám đốc điều hành. Bà là một người ủng hộ nhiệt tình tư duy phê phán, tự do cá nhân.

+ Nguồn: https://fee.org/…/10-terrifying-facts-about-the-east-germa…/

http://www.vietnamthoibao.org/…/vntb-canh-sat-mat-ong-uc-10…

 

Tin bài liên quan:

VNTB- Trịnh Xuân Thanh ‘gặp’ ai đó rồi mới ‘đầu thú’ Bộ Công an?

Phan Thanh Hung

VNTB – Phục vụ tăng trưởng bằng mọi giá: hút tài nguyên, quên năng suất lao động

Phan Thanh Hung

VNTB- Kiều hối sụt giảm là lý do chính quyền không dám công bố thống kê?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo