Việt Nam Thời Báo

Cuối cùng, khoa học đã giải mã được âm thanh “ma quái” ở vực thẳm sâu nhất Trái Đất

Trí Thức Trẻ

Cuối cùng, khoa học đã giải mã được âm thanh "ma quái" ở vực thẳm sâu nhất Trái Đất

Hình minh họa.

Mariana, vực thẳm đại dương sâu 11.000m tưởng chừng không có sự sống tồn tại, nhưng phát hiện này đã chứng minh điều ngược lại.

Sau mấy tháng nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhận dạng được nguồn âm thanh vang lên từ Mariana – khe nứt đại dương sâu nhất Trái Đất.
Cuối cùng, khoa học đã giải mã được âm thanh ma quái ở vực thẳm sâu nhất Trái Đất - Ảnh 1.
Rãnh Mariana sâu hơn 11.000m.
Theo một nghiên cứu mới đây, đoạn ghi âm dài 3,5 giây do một thiết bị tự hành trong Mariana ghi được là một loại tiếng kêu mới của cá voi tấm sừng hàm mà trước đây không ai biết đến. Nhưng vẫn chưa rõ ý nghĩa của tiếng kêu đó.
Cuối cùng, khoa học đã giải mã được âm thanh ma quái ở vực thẳm sâu nhất Trái Đất - Ảnh 2.
Cá voi tấm sừng hàm.
Nhà nghiên cứu Sharon Nieukirk thuộc trường ĐH Oregon (Mỹ) cho biết: “Tiếng kêu rất khác biệt và có phần điên rồ. Tiếng kêu rên tần số thấp là tiếng kêu đặc trưng của cá voi tấm sừng hàm và nghe rất độc đáo.”
Phát hiện loạt âm thanh bí ẩn khác
Ngoài âm thanh được cho là của cá voi tấm sừng hàm, theo các nhà khoa học, đoạn ghi âm tiếng động lạ gồm 5 đặc điểm âm thanh khác nhau: từ tiếng kim loại đến tiếng kêu sinh học.
Tần số âm thanh thấp là 38 hertz và cao là 8.000 hertz. Trong khi con người nghe được âm thanh tần số từ 28 hertz đến 20.000 hertz. Âm thanh lạ phát ra không phải từ con người hay địa chất.
Cuối cùng, khoa học đã giải mã được âm thanh ma quái ở vực thẳm sâu nhất Trái Đất - Ảnh 3.
Đồ thị tần số âm thanh ghi được.
Bản báo cáo của nhóm nghiên cứu ghi: tiếng động không giống như của con người hay từ tàu thuyền, rung động địa chất.
Âm thanh tần số thấp không phải là tiếng động đất, băng tuyết đứt gãy hay tiếng gió mưa. Có thể tiếng động có nguồn gốc sinh học phức tạp hơn thế.
Tiếng động giống như vậy đã được ghi âm nhiều lần từ mùa thu năm 2014 đến mùa xuân năm 2015 ở Mariana rộng 246.000km2 nằm phía đông đảo Guam, là một trong những khu vực hàng hải rộng lớn nhất thế giới.
Trong khi tiếng động này vẫn là bí ẩn với giới khoa học thì nhóm nghiên cứu của Sharon Nieukirk đã nhận ra tiếng động lạ như thế ở Rặng san hô lớn ở Australia.
Nghe nó giống như tiếng kêu của cá voi chồn trong phim ‘Star Wars’. Tiếng động nghe như từ người ngoài hành tinh.
Dựa vào tần số và cơ cấu âm thanh giống nhau, các nhà nghiên cứu cho rằng âm thanh ở Biotwang Tây Thái Bình Dương cũng là của cá voi.
Cơ cấu âm thanh ở Biotwang Tây Thái Bình Dương giống như tiếng kêu của cá voi chồn trong phim ‘Star Wars’.
Cá voi chồn lùn là một phân loài của cá voi chồn thông thường thuộc lớp lớn hơn của cá voi tấm sừng hàm với đặc điểm hàm 8 sừng được chúng dùng để lọc nhuyễn thể và cá nhỏ trong nước biển.
Chúng kêu khác với tiếng cá voi trong phim ‘Star Wars’, nhưng cũng rất kỳ lạ và phức tạp
Nhưng cá voi tấm sừng hàm kêu để gọi bạn tình nên chúng chỉ kêu trong mùa đông, còn tiếng kêu ở Biotwang Tây Thái Bình Dương vang lên quanh năm.
Nếu là tiếng gọi bạn tình mà lại lặp lại theo chu kỳ trong năm cũng là điều bí ẩn. Các nhà nghiên cứu cần xác định tiếng kêu trong mùa đông trái ngược với mùa hè thế nào và tiếng kêu vang rộng bao xa.
Nhóm nghiên cứu hy vọng trong tương lai sẽ giải mã được rõ ràng hơn những âm thanh lạ này.
Nguồn: Science Alert
theo Trí Thức Trẻ

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo