Bài viết này mình nêu quan điểm về vấn đề: “Đa đảng chỉ thực hiện được khi dân trí cao?” Tôi hoàn toàn phủ nhận quan điểm này, đó là một suy nghĩ thiển cận.
Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có hai hoặc nhiều hơn các đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau. Đảng nào lên cầm quyền là do dân bầu cử và phải có được những chính sách làm phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục… để đáp ứng sự kỳ vọng của cử tri. Dân trí là trình độ hiểu nhận thức của người dân về các mọi mặt của đời sống XH như kinh tế, văn hoá, chính trị, giáo dục…
Điều gì quyết định đến dân trí? Theo tôi đó là kinh tế và giáo dục
Kinh tế quyết định dân trí như thế nào? Kinh tế quyết định đến môi trường sống của chúng ta, tạo ra công ăn việc làm, tạo ra của cải vật chất như máy tính, tivi, tủ lạnh, điều hoà…làm cho cuộc sống thêm văn minh hiện đại. Một người sống trong môi trường văn minh hiện đại sẽ dễ dàng được tiếp xúc với các nền văn hoá mới, các tri thức mới thì sự nhận thức hẳn sẽ cao hơn một người sống ở nơi lạc hậu. Người sống miền suôi nhận thức cao hơn người miền núi, người sống ở thành thị nhận thức cao hơn người sống ở nông thôn, một em bé Việt Nam lớn lên ở châu Âu thì trình độ nhận thức cũng như người bản địa vậy. Khi kinh tế phát triển thì con người mới quan tâm hơn đến các vấn đề của XH. Thật vậy, “khi người ta bị đau chân thì người ta chẳng nghĩ được gì khác ngoài cái chân đau của mình” (Nam Cao, Lão Hạc), khi mà con người còn mải lo nghĩ đến miếng ăn cái mặc hằng ngày thì họ đâu thể lo nghĩ đến các vấn đề của XH nữa, tham nhũng ra sao? giáo dục thế nào? đối xử thế nào với người nghiễm HIV? Họ bận rộn lo toan đến những nỗi lo hàng ngày, nếu có quan tâm đến các vấn đề XH thì cũng không có nguồn lực để góp sức. Kinh tế XH ảnh hưởng trực tiếp đến dân trí.
Giáo dục quyết định dân trí như thế nào? Các thế hệ đi trước chúng ta không có điều kiện được học hành đầy đủ, nên họ kém hiểu biết về XH cũng phải. Nhưng chúng ta thì sao? Giáo dục đào tạo một ý thức hệ cho thế hệ trẻ, dạy họ sự hiểu biết về các vấn đề XH để tương lai họ làm chủ đất nước. Có thể nói giáo dục quyết định đến trình độ dân trí trong tương lai. Nhìn vào nền giáo dục nước ta có quá nhiều bất cập, yếu kém. Chất lượng giáo viên không tốt, không truyền cảm hứng được cho học sinh, một nền giáo dục mang nặng tính hình thức, chạy theo thành tích. Những cô cậu học trò chỉ như những con rối bị điều khiển.
Tại sao học sinh tiểu học phải đi học thêm quá nhiều khi chúng chỉ cần biết những phép toán cơ bản cộng trừ nhân chia, cái chúng cần học là cách ứng xử, sự tôn trọng, kỷ luật thì không được dạy. Tại sao học sinh phổ thông cứ phải học những môn mỹ thuật, âm nhạc khi chúng không có năng khướu, không có nhu cầu, sao cứ phải học quá nhiều những môn toán văn khi tương lai nghề nghiệp chúng không cần biết làm bất đẳng thức, giải hệ phương trình hay phân tích tác phẩm? Sao họ không được học những kiến thức quan trọng như kỹ năng sống, giáo dục giới tính? Sao cứ phải chạy theo những hư danh hão huyền như học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt, tốt nghiệp 99% hay một trường đại học thật danh tiếng? Một nền giáo dục yếu kém như vậy, liệu bạn có tin tương lai dân trí sẽ tốt lên nhiều không?
Có phải dân trí Việt Nam thấp là do sự độc tài của một Đảng? Có lẽ là vậy, hãy xem sự độc tài này ảnh hưởng đến nền kinh tế và giáo dục như thế nào.
Thể chế chính trị nước ta là một đảng độc tôn. Đảng điều hành các cơ quan hành-lập-tư pháp, giáo dục, quân đội, y tế, kinh tế… và yêu cầu phải tin tưởng tuyệt đối, trung thành tuyệt đối. Đảng Cộng Sản hiện nay chỉ là một tổ chức thối nát gồm những kẻ kém tài, kém đức những kẻ mà gia đình có “cơ” nên được kết nạp. Tôi có quen một cậu bạn được kết nạp Đảng từ khi 17t vì bố cậu ta làm “to”. Một học sinh 17t đã thực sự hiểu về XH chưa ạ? Đã hiểu về chính trị chưa ạ? Đã hiểu gì về nền kinh tế chưa ạ? Một tổ chức đóng vai trò là đầu não của cả nước nhưng lại không có chất xám thì đất nước có phát triển được không? Họ có thể đưa ra những chính sách để thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế hay đổi mới phương pháp giáo dục hiệu quả không? Tôi không tin vào điều đó. Họ liên tục đưa ra các đề án đổi mới giáo dục như thay đổi hình thức thi, thay đổi chương trình SGK nhưng đều không có hiệu quả gây lãng phí tiền của. Ngay từ đầu hệ thống giáo dục đó đã yếu kém, còn những con người lãnh đạo nó cũng ngu dốt thì có thay đổi đến mấy cũng vô dụng.
Việt Nam với điều kiện giàu tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý trọng yếu của khu vực mà nền kinh tế vẫn là kém phát triển, tài nguyên bị lãng phí, thu nhập bình quân đầu người 1990USD/1 người/ 1 năm kém xa Malay, Thai và sắp bị Cam, Myan vượt mặt. Chúng ta tự hào có nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng thực tế tỉ lệ thất nghiệp lại ở mức cao ( mấy anh chị đi chợ búa vẫn bị coi là thất nghiệp nhé) trong khi lại tạo điều kiện cho hàng vạn lao động TQ. Lý tưởng của CNXH rõ ràng là không phù hợp để phát triển kinh tế, hãy nhìn vào các doanh nghiệp nhà nước để thấy rõ điều đó. Một DNNN là doanh nghiệp có số vốn nhà nước trên 50% và nhà nước cử một người đại diện giả sử là bạn để điều hành. Nếu DNNN làm ăn thua lỗ thì có ngân sách bù đắp, nếu làm ăn có lãi thì số tiền đó nộp vào kho bạc quốc gia chứ không thuộc về bạn. Vấn đề ở đây là cho dù bạn không làm việc hiệu quả thì vẫn được trả lương, vậy không có gì thôi thúc những người làm DNNN làm việc hết sức mình, cống hiến hết sức mình cả. Giả sử bạn cố làm việc chăm chỉ, sáng tạo vậy còn những người đồng nghiệp có làm như bạn không khi mọi người đều có tâm lý “cha chung không ai khóc”. Và con người luôn có lòng tham, các nhân viên tìm cách lợi dụng công quỹ, còn bạn rồi cũng sẽ tìm cách chiếm đoạt một phần số tiền lãi của DNNN, bạn có khẳng định sẽ không bị lu mờ vì lòng tham không? Vinashin, Vinaline liên tục thua lỗ để nhà nước phải gánh nợ; PetroVietNam, Evn làm ăn có lãi nhưng không tương xứng với nguồn tài nguyên của chúng ta. Nền kinh tế định hướng theo XHCN đã kích thích lòng tham con người một cách tiêu cực và sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người dẫn đến kinh tế chậm phát triển.
Tại sao đa Đảng sẽ giúp cải thiện dân trí? Vậy xem đa Đảng có giúp kinh tế XH phát triển hơn, giáo dục tốt hơn không?
Ở mọi tầng lớp trong XH đều đã không còn tin tưởng vào nên kinh tế XHCN, những mâu thuẫn giữa tư nhân và DNNN khi tài nguyên không được sử dụng hiệu quả. Tôi suy đoán khi chúng ta thực hiện đa đảng thì nền kinh tế cũng sẽ thay đổi theo hướng tư bản.
Kinh tế tư bản có phát triển hơn kinh tế XHCN không? Đơn giản cứ nhìn vào nền kinh tế các nước tư bản và các nước XHCN xem ai hơn ai. Kinh tế các nước tư bản đang phát triển vượt xa kinh tế XHCN về GDP, thu nhập bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng( cơ sở hạ tầng trong triết học). TQ có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng vẫn bị đánh giá là không bền vững, thu nhập bình quân đầu người 9142 USD(2013) kém xa Malay, Sin; kết cấu cơ sở hạ tầng không bền vững [1]. Hay trong nước, kinh tế tư nhân biết trọng dụng nhân tài ứng dụng KH KT hơn hẳn DNNN, bệnh viện tư có đỗi ngũ bác sĩ chất lượng dịch vụ tốt hơn bệnh viện công. Tìm hiểu hơn về kinh tế tư nhân, đó là doanh nghiệp do một người bỏ vốn ra làm chủ, tiền lãi hoàn toàn thuộc về người đó. Do con người luôn có lòng tham nên người này sẽ luôn muốn mình có nhiều tiền hơn, và tìm cách để doanh nghiệp của mình phát triển hơn. Để làm được điều đó, anh ta phải đầu tư vào KH KT, tìm kiếm trọng dụng nhân tài, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên có được. Nhờ đó doanh nghiệp tư nhân sẽ phát triển hơn, kiếm được nhiều tiền hơn. Kinh tế tư bản đã kích thích lòng tham con người một cách tích cực, tài nguyên trong tư bản được khai thác và sử dụng hiệu quả, họ là những người đầu tư nhiều nhất vào Khoa học công nghệ, cũng như trọng dụng nhân tài.
Thể chế chính trị đa đảng buộc những con người nắm quyền điều hành phải làm việc hết sức mình để có thể làm hài lòng người dân. Sẽ không có truyện chạy chức chạy quyền, không có COCC nhờ mối quan hệ; sẽ là những người có thực tài. Họ sẽ đưa ra được các chính sách phát triển kinh tế cũng như cải cách giáo dục. Tôi tin từ đây giáo dục nước nhà sẽ có chất lượng hơn, các vấn nạn ngành giáo dục sẽ bị loại bỏ, thế hệ sau chúng ta sẽ được đào tạo trở thành những công dân thực sự có ích. Như tôi nói ở trên thì kinh tế XH phát triển, giáo dục có chất lượng thì dân trí cũng sẽ đi lên.
Tại sao không phải thay thế ĐCS bằng một đảng khác theo lý tưởng CNTB mà phải là đa đảng? Bởi vì chỉ có đa đảng đối lập mới có thể tạo nên một thể chế chính trị mạnh khoẻ. Những con người của từng đảng phái phải làm hết sức mình, phải ganh đua với những con người ở đảng khác để chiếm được lòng tin của nhân dân những người có quyền quyết định Đảng nào nắm quyền. Sẽ luôn có những người quan sát việc làm của bạn, nếu bạn làm sai, tham nhũng, lạm quyền bạn sẽ bị pháp luật trừng trị. Vì tam quyền phân lập nên sẽ không có truyện dùng mối quan hệ, hay uy thế của Đảng phái mà thoát tội. Mặc dù lý tưởng của CNXH không phù hợp để phát triển kinh tế nhưng ĐCS vẫn giữ một vai trò quan trọng. Nhờ có lý tưởng của CNXH mà người công nhân ý thức được giá trị của mình và nhà tư bản cũng phải coi trọng họ. ĐCS cần phải tồn tại nhằm đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân, bắt buộc nhà tư bản phải đảm bảo các điều kiện làm việc ngày làm 8 tiếng, bảo hiểm XH, bảo hộ lao động, môi trường làm việc trong sạch… Đó là những gì mà tư bản hiện đại phải làm khi phát triển kinh tế.
Chúng ta cần phải đấu tranh cho một XH tốt đẹp hơn vì chúng ta không muốn sống trong một XH tồi tàn như thế này, chúng ta không muốn những người mình yêu thương phải khổ sở với cuộc sống đầy bất công, con cháu chúng ta được giáo dục thành người có ích. Chúng ta cần được bảo vệ, chúng ta cần bảo vệ những người mình yêu thương và cách tốt nhất chính là xây dựng một XH tốt đẹp hơn. Tôi tin đa đảng là con đường chúng ta cần đi.
Nguyễn Đỗ Văn
(Triết Học Đường Phố)