Tại cuộc toạ đàm “FTA-Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam” chiều qua 20/3, các chuyên gia đã cùng nhau phân tích lựa chọn “thời điểm vàng” gia nhập các FTA.
Tại toà đàm, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết tính đến 31/12/2014, Việt Nam đã kí và tham gia 8 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 6 hiệp định manh tính khu vực kí với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, New Zealand… Hai hiệp định còn lại là song phương với Nhật Bản và Chi lê.
Các hiệp định chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Á, chiếm 7/8 hiệp định. Trong đó, ASEAN có 6 hiệp định ASEAN với đối tác bên ngoài, các đối tác lớn như EU, Hoa Kỳ chưa có hiệp định tự do…
Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán 7 hiệp định thương mại tự do trong đó có Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do với Thuỵ Sỹ và Iceland, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hồng Kông, Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakstan (VCUFTA).
Trong đó, đối với TPP ông Khánh cho biết khả năng TPP sẽ kết thúc vào tháng 6/2015.
Đánh giá về quá trình hội nhập, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định rằng tiến trình hội nhập của VN đang rất nhanh.
“Chưa bao giờ VN tham gia hiệp định tự do nhiều đến như vậy. Ai đề nghị hiệp định là VN tham gia ngay, có những hiệp định đẳng cấp rất cao, hiệp định tâm điểm của Thế kỉ 21. Đây là thoả thuận cho một cuộc chơi mới. Trong giai đoạn tới đây, VN kí kết được các hiệp định để thực hiện các khuôn khổ mới, hội nhập ở mức cao hơn”, ông Thiên cho hay.
Trái với ý kiến của ông Thiên, ông Khánh cho rằng về việc tham dự các FTA không phải ai đề nghị là Việt Nam tham gia ngay mà đã có kế hoạch đánh tổng hoà về lợi ích, thách thức khi gia nhập. Tức là đã có sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng về lựa chọn kí kết FTA để mang lại lợi ích tốt nhất cho VN.
Tuy nhiên, thời gian qua có nhiều ý kiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang còn khó khăn tại sao lại hội nhập sâu, phải cùng tham gia nhiều FTA cùng một thời điểm?
Nói về điều này ông Khánh cho biết việc tham gia các FTA là theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
“Chúng tôi muốn khẳng định rằng đây là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước. Kinh tế lúc có thăng hoa lúc không. Tuy nhiên chủ trương phải nhất quán. Rất có thể hiệp định đó lại kết thúc vào thời điểm kinh tế phục hồi thì sẽ đem lại lợi ích kép cho VN”, ông Khánh nói.
Còn ông Thiên lại cho rằng, việc hội nhập là mối lo chung khi mà trình độ còn thấp. Theo đó, trong các nước TPP Việt Nam có trình độ phát triển gần như thấp nhất.
“Hội nhập nhiều như thế cùng các hiệp định của nước khác trong bối cảnh kinh tế chưa khởi sắc liệu VN có trở thành công xưởng làm thuê”, ông Thiên nói.
Theo đó, ông Thiên cho rằng nền kinh tế VN có nhiều vấn đề giải quyết trong hiện tại nhưng vẫn “hồ hởi” tham gia FTA bởi:
Một là, kinh tế học cũng có hai mặt, vừa có lợi vừa có hại, chuyện lao đầu đối mặt với thách thức nhưng cũng có hưởng lợi lớn.
Hai là, nền kinh tế qua giai đoạn WTO, tận dụng cơ hội hội nhập. Phải đẩy mạnh cải cách, áp lực hội nhập giống như thời cơ, áp lực cải cách. Cơ hội, thách thức như một sự lựa chọn để thay đổi.
Ba là, lợi ích hội nhập rất lớn, cơ hội lớn không thể bỏ qua được. Làm thế nào là 1 vấn đề khác.
Ông Thiên nhận định, mặc dù có nhiều chuyện không chuẩn bị đầy đủ để biến thách thức thành cơ hội nhưng giai đoạn vừa qua, VN đã chuẩn bị được nhiều hạ tầng: Cao tốc Lào Cai- Hải phòng, tuyến Lạng Sơn, tuyến Quảng Ninh… Đây là 3 hướng tận dụng cơ hội hội nhập.
Ở Phía Nam các tuyến Long Thành, đường hàng không, đường cao tốc, đường sắt đều gắn với chữ Long Thành, cảng quốc tế Thị Vải…
Các hiệp định chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Á, chiếm 7/8 hiệp định. Trong đó, ASEAN có 6 hiệp định ASEAN với đối tác bên ngoài, các đối tác lớn như EU, Hoa Kỳ chưa có hiệp định tự do…
Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán 7 hiệp định thương mại tự do trong đó có Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do với Thuỵ Sỹ và Iceland, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hồng Kông, Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakstan (VCUFTA).
Trong đó, đối với TPP ông Khánh cho biết khả năng TPP sẽ kết thúc vào tháng 6/2015.
Đánh giá về quá trình hội nhập, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định rằng tiến trình hội nhập của VN đang rất nhanh.
“Chưa bao giờ VN tham gia hiệp định tự do nhiều đến như vậy. Ai đề nghị hiệp định là VN tham gia ngay, có những hiệp định đẳng cấp rất cao, hiệp định tâm điểm của Thế kỉ 21. Đây là thoả thuận cho một cuộc chơi mới. Trong giai đoạn tới đây, VN kí kết được các hiệp định để thực hiện các khuôn khổ mới, hội nhập ở mức cao hơn”, ông Thiên cho hay.
Trái với ý kiến của ông Thiên, ông Khánh cho rằng về việc tham dự các FTA không phải ai đề nghị là Việt Nam tham gia ngay mà đã có kế hoạch đánh tổng hoà về lợi ích, thách thức khi gia nhập. Tức là đã có sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng về lựa chọn kí kết FTA để mang lại lợi ích tốt nhất cho VN.
Tuy nhiên, thời gian qua có nhiều ý kiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang còn khó khăn tại sao lại hội nhập sâu, phải cùng tham gia nhiều FTA cùng một thời điểm?
Nói về điều này ông Khánh cho biết việc tham gia các FTA là theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
“Chúng tôi muốn khẳng định rằng đây là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước. Kinh tế lúc có thăng hoa lúc không. Tuy nhiên chủ trương phải nhất quán. Rất có thể hiệp định đó lại kết thúc vào thời điểm kinh tế phục hồi thì sẽ đem lại lợi ích kép cho VN”, ông Khánh nói.
Còn ông Thiên lại cho rằng, việc hội nhập là mối lo chung khi mà trình độ còn thấp. Theo đó, trong các nước TPP Việt Nam có trình độ phát triển gần như thấp nhất.
“Hội nhập nhiều như thế cùng các hiệp định của nước khác trong bối cảnh kinh tế chưa khởi sắc liệu VN có trở thành công xưởng làm thuê”, ông Thiên nói.
Theo đó, ông Thiên cho rằng nền kinh tế VN có nhiều vấn đề giải quyết trong hiện tại nhưng vẫn “hồ hởi” tham gia FTA bởi:
Một là, kinh tế học cũng có hai mặt, vừa có lợi vừa có hại, chuyện lao đầu đối mặt với thách thức nhưng cũng có hưởng lợi lớn.
Hai là, nền kinh tế qua giai đoạn WTO, tận dụng cơ hội hội nhập. Phải đẩy mạnh cải cách, áp lực hội nhập giống như thời cơ, áp lực cải cách. Cơ hội, thách thức như một sự lựa chọn để thay đổi.
Ba là, lợi ích hội nhập rất lớn, cơ hội lớn không thể bỏ qua được. Làm thế nào là 1 vấn đề khác.
Ông Thiên nhận định, mặc dù có nhiều chuyện không chuẩn bị đầy đủ để biến thách thức thành cơ hội nhưng giai đoạn vừa qua, VN đã chuẩn bị được nhiều hạ tầng: Cao tốc Lào Cai- Hải phòng, tuyến Lạng Sơn, tuyến Quảng Ninh… Đây là 3 hướng tận dụng cơ hội hội nhập.
Ở Phía Nam các tuyến Long Thành, đường hàng không, đường cao tốc, đường sắt đều gắn với chữ Long Thành, cảng quốc tế Thị Vải…
“Chúng ta đã hình dung tuyến hạ tầng lúc hội nhập được phát huy chứ không để đến lúc hội nhập lại bị ách tắc. Đó là tư duy chiến lược tốt. Nông nghiệp khả năng bứt phá lớn. Về mặt chiến lược, thách thức là cơ hội để vượt lên”, ông Thiên nói.
Nguồn NDH