LT.Ton, Việt Đại Kỷ Nguyên
Những động thái chiến lược của Mỹ tại Biển Đông mới đây, nhất là việc Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam, Mỹ sắp bán máy bay F16 cho Việt Nam, Mỹ sẽ chính thức đưa hạm đội tàu chiến đến hải cảng Cam Ranh làm cho Trung Cộng (TC) vô cùng lo sợ. Thậm chí, Trung Cộng cho mình là ‘nạn nhân lớn nhất’ trong tranh chấp Biển Đông!
Đường băng Trung cộng mới xây trên đảo Trường sa
1. Trung Cộng tức giận vì Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam.
Trang web tin tức quân sự Mỹ, Strategy Page, đã đăng một bài báo vào ngày 31 tháng 5 với tiêu đề “Tàu ngầm: Trung Quốc phản đối việc mua tên lửa Klub”, tuyên bố rằng Bắc Kinh đã đưa ra lời phản đối Nga, Việt Nam và Mỹ sau khi Moscow đồng ý bán cho Việt Nam 50 tên lửa 3M54 Klub được phóng từ tàu ngầm, theo trang Global Times của Trung Quốc.
Trích dẫn VĐKN: Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam
Bài báo đăng trên Strategy Page cho biết, trong khi Nga và Việt Nam cố gắng giữ im lặng về thỏa thuận thì 28 tên lửa Klub đã được chuyển giao cho Việt Nam. Trung Quốc đặc biệt lo lắng vì tên lửa Klub có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Bài báo cho rằng các tàu ngầm ở Ấn Độ, Algeria và Việt Nam hiện đang sử dụng những tên lửa rất hiệu quả, mặc dù tên lửa này trước đây phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến vụ thử tên lửa của Ấn Độ trong năm 2007.
2. Trung Cộng lo sợ Việt Nam sắp có máy bay F16 của Mỹ.
Thời gian qua, trong khi thông tin việc Mỹ gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Trung Quốc lo ngại trước việc Việt Nam có thể mua máy bay F-16 của Mỹ để sử dụng cho mục đích bảo vệ Trường Sa và Hoàng Sa.
Các bài phân tích của truyền thông Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam mua được F-16 kể cả là cũ từ Mỹ sẽ tạo ra ưu thế vượt trội so với J-15 hay Su-30MK2 của Trung Quốc.
Lâu nay, TQ thường vỗ ngực tự hào quảng bá rằng các vũ khí do họ sản xuất là có tính năng ngang ngửa thậm chí vượt trội so với vũ khí của Nga hoặc Mỹ, nhưng khi đề cập đến những vũ khí Mỹ có thể bán cho Việt Nam, trong đó có F-16C/D thì Trung Quốc cũng không khỏi giật mình lo sợ.
Mặc dù, F-16 là hàng cũ nhưng khi được tân trang sẽ có sức mạnh vượt trội và đóng vai trò xoay chuyển tương quan về lực lượng không quân ở biển Đông.
3. Tin đồn Mỹ đưa hạm đội tàu chiến đến hải cảng Cam Ranh làm cho TC hoảng hốt.
Tình hình Biển Đông liên tục nóng lên. Trung Cộng ngang nhiên đòi chủ quyền đối với 90% diện tích Biển Đông, trong đó có cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Từ tháng 3/2014, Trung Cộng bị khám phá xây đấp đảo nhân tạo với mục đích biến chúng thành căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo các bằng chứng mà Mỹ đưa ra, Trung Cộng đã cải tạo khoảng 2.000 mẫu Anh (hơn 800 ha) các đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Khi hoàn thành các căn cứ quân sự tại Trường Sa, Trung Quốc sẽ trở thành mối họa đối với quân đội Hoa Kỳ.
Biết được nguyên nhân và hậu qủa của những động thái trên đây của TC có thể giúp làm sáng tỏ
chiến lược Đổi Trục của Hoa kỳ và Việt Nam.
Trước viễn tượng đen tối của nội tình Trung Cộng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã liều lĩnh chơi nước bài “vừa ăn cướp vừa la làng” nói trên, là để đánh lạc hướng, che mắt thế giới khỏi nhòm ngó vào nội tình đen tối của mình. Đó là nguyên nhân.
Còn hậu qủa là do đó mà Mỹ cũng như các đồng minh tại Á châu/Thái Bình Dương đã bị báo động khẫn cấp và sẳn sàng chuẩn bị chiến lược liên minh để đối phó. Vậy, chiến lược Đổi Trục không có gì mới lạ. Nó chỉ là một bước chiến lược hợp lý trong chiến lược toàn cầu của Ngũ Giác Đài.
4. Ngũ Giác Đài đã có sẵn kịch bản để khai triển hải quân tới khu vực này.
Nếu Hoa Kỳ–Trung Cộng rơi vào cuộc chiến trên Biển Đông, Ngũ Giác Đài đã có sẵn kịch bản để khai triển hải quân tới khu vực này. Ba thế lực quân sự của Hải Quân Hoa Kỳ từ 3 khu vực khác nhau sẽ vượt qua những điểm nóng để đến được nơi xảy ra xung đột.
Đây là những nhận định mà Viện Nghiên cứu Chính sách Ngoại giao (FPRI: Foreign Policy Research Institute) đưa ra trong bài viết: “Sẵn sàng cho một cuộc chiến?: Mỹ sẽ phản ứng bằng cách nào với một cuộc khủng hoảng Biển Đông?”. (“Ready for a Fight?: How America Could Respond to a South China Sea Crisis”.)
5. Báo động biến cố mới nhất về Trung Cộng hà hiếp ngư dân Việt Nam:
11 ngư dân trên tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm đã được đưa về đến bờ an toàn ngày 15/7. Thêm một bằng chứng gây hấn nữa của TC.
Thông tin trên được ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi, xác nhận với BBC hôm 16/7.
Trước đó, báo điện tử Dân Trí hôm 10/7 dẫn lời Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết tàu cá số hiệu QNg 09559-TS của ông Trương Văn Đức, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã bị tàu Trung Quốc tấn công khi đang đánh bắt gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.
Theo đó, tối 9/7, hai tàu Trung Quốc đã “dùng còi hú, đèn công suất lớn xua đuổi các tàu cá Việt Nam”.
Các tàu cá Việt Nam được nói là đã “chạy né tránh”.
“Trong lúc tàu cá di chuyển chậm, bất ngờ tàu Trung Quốc đâm vào tàu cá QNg 90559-TS và gây chìm tàu. Sau đó, tàu Trung Quốc bỏ đi”, theo Dân Trí.
Cũng báo này cho biết các ngư dân trên tàu sau đó đã bám vào phao cứu sinh, thúng nhỏ và được tàu cá QNg 95248-TS của ngư dân Lê Văn An ở gần đó cứu giúp.
Những người này sau đó đã được chuyển lên một tàu cá khác, số hiệu QNg 95779-TS, và được đưa về bờ.
Hôm 10/7, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) đã ra thông cáo phản đối việc làm “phi nhân đạo của phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam”.
“Việc làm này vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây tổn hại đến tài sản và nguy hại đến tính mạng của ngư dân Việt Nam,” thông cáo viết.
“Yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt hành động phi pháp trên.”
VINAFIS cũng đề nghị các cơ quan chức năng “tăng cường lực lượng để hỗ trợ ngư dân hoạt động trên biển, ngăn chặn hành động vi phạm của phía Trung Quốc” đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường tài sản cho các ngư dân Quảng Ngãi.
Nhiều tàu cá khác từ xã Bình Châu cũng đã bị tàu Trung Quốc tấn công trong thời gian qua.
Trích dẫn: BBC tiếng Việt
Chiến lược Đổi Trục.
Đúng vào lúc Trung Cộng đang lo sơ trước những động thái quân sự mới đây của Mỹ tại Biển Đông, tiếp theo cuộc viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng mới đây, có nhiều lời đồn đoán cho rằng Việt Nam đang thảo luận với Mỹ về Chiến Lược Đổi Trục, một chiến lược liên hoàn Mỹ-Việt theo đó Mỹ muốn kéo Việt Nam ra khỏi qủy đạo Trung Cộng và Việt Nam muốn xử dụng Mỹ như là một thế lực kiềm chế Trung Cộng (TC).
Hoa kỳ muốn trở lại vùng Á châu và Thái Bình Dương vì lý do bảo vệ an ninh của thế giới đang bị Trung Cộng đe dọa. Đây là thời cơ cho VN, một tia hy vọng cho VN thoát khỏi vòng tay kiềm tỏa của Trung Cộng.
Đồng thời, những sự kiện trên xảy ra đúng vào thời điểm nội tình của TC rất là đen tối: cuộc đấu đá tranh dành quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và sự suy thoái kinh tế trầm trọng của TC.
-Cuộc đấu đá tranh dành quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như chỉ muốn củng cố quyền lực bằng cách thanh toán phe đối lập qua chiêu bài chống tham nhũng. Ông không thực sự muốn bất cứ cải cách gì có lợi cho người dân. Lại còn cứng rắn hơn đối với những phong trào dân chủ, nhân quyền, và tiếp tục đàn áp tôn giáo, diệt tân gốc nền văn hóa truyền thống để thay vào Văn Hóa Đảng làm cho nên tảng xã hội bị lung lay vì không có sự hậu thuẩn của dân chúng và những phong trào dân chủ đối lập, và các tôn giáo mà Trung Cộng ra tay dàn áp vì rất lo sợ thế lực chống lại chủ nghĩa vô thần của chế độ độc tài đảng trị của Trung Cộng.
Xu thế cách mạng đang xảy ra – chậm rãi nhưng chắc chắn. Xã hội Trung Quốc đang bị xói mòn, vì nhà nước sử dụng bừa bãi những nguồn lực xã hội, tạo ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp, và suy đồi đạo đức. Theo thời gian, cách mạng trong nhân dân lớn dần lên, và chờ cơ hội để bùng phát.
-Suy thoái kinh tế trầm trọng.
Thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung Quốc tan vỡ đã chín mùi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp theo quả bóng địa ốc sắp vỡ tan.
Nhân tố dễ thúc đẩy cách mạng nhất ở Trung Quốc là khủng hoảng tài chính. Mặc dầu Trung Quốc đã ban hành một vài chính sách tài chính để cứu vãn thị trường chứng khoán, nhưng hiệu quả từ những chính sách này vẫn cần được xem xét. Tình trạng nền kinh tế thế giới là cực kỳ khó đoán, và có thể gây ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc.
Theo bài binh luận trên mạng của Nguyễn Đình Phùng http://vuottuonglua.org/2015/07/chien-luoc-triet-ha-trung-hoa-cua-hoa-ky/, nền Kinh tế của TC đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc nổ tung ra nhưng chưa lan rộng lắm. Tuy nhiên, sự tan vỡ kinh tế của TC chính là thị trường chứng khoán sụp đổ trong mấy tuần lễ vừa qua mà chính quyền Trung Quốc không che giấu được.
Theo bài binh luận trên mạng http://vuottuonglua.org/2015/07/chien-luoc-triet-ha-trung-hoa-cua-hoa-ky/, nền Kinh tế của TC đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc nổ tung ra nhưng chưa lan rộng lắm. Tuy nhiên, sự tan vỡ kinh tế của TC chính là thị trường chứng khoán sụp đổ trong mấy tuần lễ vừa qua mà chính quyền Trung Quốc không che giấu được.
“Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80 đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung Hoa đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua.”, theo bài bình luận.
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình không muốn thấy thị trường giảm sút thêm nữa, vì nó sẽ tạo cơ hội cho các đối thủ chính trị có cơ hội phản công, lật ngược thế cờ trong cuộc đấu đá tranh dành quyền lực đang diễn ra. Xem chi tiết.
Tình hình xấu đi trên đây của TC là cơ hôi tốt cho cả Mỹ và Việt Nam liên kết nhau trong chién lược “Đổi Trục”.
Nhất là đối với VN, một nước nhỏ ở vị trí địa lý bất lợi có cùng biên giới với một nước CS phương bắc khổng lồ rất hiếu chiến. VN vốn đã bị TC thôn tính nhiều lần, kinh qua bao nhiêu năm tủi nhục với bài học mà Đặng Tiểu Bình dạy VN khi TC phát động cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979. Đó là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.
Sau khi cho VN “một bài học”, Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Ngậm đắng nuốt cay hơn mấy thập niên! Qủa thật là bài học đích đáng nhưng nó vạch trần bộ mặt phách láo của một đàn anh đã ăn ở với nhau qua nhiều thập kỷ thân thiết như “răng với môi”!
Đến nay mới có chút hy vọng rút ra khỏi vòng tay của TC, thì dĩ nhiên VN phải chộp lấy cơ hội. Nhưng liệu TC có để yên cho? Điều này còn qúa sớm, chưa có thể đoán trước được.
Tính khả thi của chiến lược Đổi Trục, Xoay Trục hướng về nhau.
Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ mới đây, theo một vài nhà bình luận, là một chỉ dấu cho thấy sự thay đổi chiến lược, mà dư luận gọi là “xoay trục chiến lược” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh Trung Cộng đang gia tăng các hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm khu vực mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Trong khi đó, truyền thông quốc tế nhận định sự kiện này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, khi Hoa Kỳ với chiến lược “xoay trục về châu Á” đang cần có sự hiện diện nhiều hơn trong khu vực Biển Đông mà Hoa Kỳ cũng đang có lợi ích trong đó.
“Chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu hút khá nhiều sự chú ý của dư luận tại hai nước và quốc tế. Báo chí quốc tế gọi đây là chuyến đi “lịch sử” và cho rằng Mỹ đang cố gắng lôi kéo Việt Nam về phía mình trong khi Việt Nam sử dụng Mỹ như là một lực lượng đối trọng để đối phó với Trung Quốc”. (Trích Dẫn VĐKN)
Phó Tổng thống Joe Biden trong buổi tiếp đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trưa ngày 7 tháng 7 cũng khẳng định:
“Khi chúng tôi tiếp tục chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương thì những đối tác như Việt Nam chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này. Chúng ta chia sẻ lợi ích về hòa bình và ổn định trong khu vực, chia sẻ lợi ích trong khối ASEAN thịnh vượng và tăng cường quan hệ giữa hai nước chúng ta.”
Tuy nhiên, có dư luận nghi ngờ tính khả thi của chiến lược Đổi Trục dựa trên những khó khăn sau đây của Mỹ.
-Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, để kiềm chế Trung Quốc, Mỹ phải duy trì cam kết của mình trong khu vực và phải có nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược này.
-Dân chúng Mỹ chỉ muốn Tổng Thống Obama giải quyết các vấn đề nội bộ. Nhân dân Mỹ hình như không muốn Tổng Thống dính líu vào một cuộc chiến tranh khác nữa. Bài học của chiến tranh VN cho thấy Mỹ thua trận là do phong trào phản chiến. Lịch sử có thể lặp lại chăng?
-Khó khăn tài chính và cắt giảm quốc phòng, cắt giảm nợ. Đây là một vấn đề an ninh quốc gia và cũng là vấn đề kinh tế trong nước. Câu hỏi là với kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng 500 tỷ USD trong 10 năm tới, liệu Quốc hội Mỹ có thể thông qua một ngân sách để Nhà Trắng theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không?
-Các nước đồng minh Á châu-TBD còn ngần ngại, không muốn “làm mất lòng” TC, đang còn hy vọng hợp tác kinh tế với TC.
Ngoài ra, còn có yếu tố chính trị nội bộ của Việt Nam, phe thân Trung Cộng tuy yếu dần nhưng cũng là một cản trở đáng kể.
Tác giả: LT.Ton, Việt Đại Kỷ Nguyên | Dịch giả: ĐKN