Việt Nam Thời Báo

Hai họ đánh nhau chí tử ngay trong hôn lễ

Sự việc hi hữu xảy ra ngày 19/11/2014, khi họ nhà gái (ở thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đưa cô dâu sang họ nhà trai (ở thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điên, tỉnh Thừa Thiên Huế). Tình thông gia hai bên sứt mẻ nghiêm trọng.
hai ho
Ảnh minh họa
Đánh nhà gái chấn thương sọ não
Khoảng 7h sáng ngày 19.11, đoàn đưa cô dâu Nguyễn Thị An (21 tuổi) sang nhà của chú rể Văn Đình Bình (22 tuổi) gồm 32 người. Sau khi hai họ hoàn thành thủ tục bái gia tiên, quan khách ngồi vào bàn tiệc. Trong nhà các bô lão hai họ hàn huyên tâm sự. Trên sân khấu, thanh niên hai họ hào hứng hát hò nhảy nhót theo tiếng nhạc.
Đến 9h15′ họ nhà gái sắp ra về, hai bên đều đã có men rượu. Người anh trai của cô dâu trước đó đã hát 1 bài nhưng vẫn muốn cất giọng ca thêm lần nữa. Bên thanh niên họ trai không đồng ý, chụp micro lại, hai bên giằng co, buộc anh trai cô dâu về chỗ ngồi. 
Đại diện họ gái xin phép được ra về, khi ra cổng, anh trai cô dâu còn ấm ức vì chưa thỏa mãn được đam mê ca hát và cho rằng: “Hôm qua nhà mình đón họ nhà trai, đều “ưu tiên” trong khâu văn nghệ, thế mà giờ họ lại đối xử vớí mình tệ như vậy”. Chàng trai lẩm bẩm: “Nhà trai chơi không đẹp!”.

“Đánh cho chết bọn này đi”. Người nhà trai đông nên nhà gái thua thế. Khung cảnh như phim hành động, thanh niên bên nhà tôi đua nhau khóc lóc, người già thì quỳ lạy van xin. Có cụ hơn 80 tuổi cũng liều mình tới can ngăn nhưng họ vẫn không tha”. 

Ông Nguyễn Thùy (54 tuổi, cha cô dâu) phẫn nộ kể lại, lời nói “chơi không đẹp” bị phía thông gia nghe được. Khi nhà gái đi ra nơi xe đậu cách hôn trường khoảng 100m, một số thanh niên họ nhà trai ùa ra, người cầm dùi tre, người vác đá “bay” ra đánh túi bụi những người trẻ của đoàn đưa dâu nhà gái. 
“Người lớn bên nhà trai có người can ngăn, cũng có người hùa theo như người đàn ông trước đó làm chủ lễ, giờ lại ra lệnh: “Đánh cho chết bọn này đi”. Người nhà trai đông nên nhà gái thua thế. Khung cảnh như phim hành động, thanh niên bên nhà tôi đua nhau khóc lóc, người già thì quỳ lạy van xin. Có cụ hơn 80 tuổi cũng liều mình tới can ngăn nhưng họ vẫn không tha”.
Mẹ cô dâu vẫn chưa hết bàng hoàng, tiếp lời chồng: “Như tôi là đàn bà nên bọn chúng không đánh. Thấy cảnh người thân mình người thì bị dúi xuống nước dính đầy bùn, người thâm tím mặt mày máu me be bét, chúng tôi van xin mà họ không động lòng. Chị em chúng tôi phải dùng tà áo dài che lên đầu của những người bị đánh, chúng mới thôi”.
“Trận chiến” diễn ra, cả cô dâu chú rể đều ra khóc lóc trong bất lực. Cô dâu đòi theo cha mẹ về nhà, phải khuyên can mãi, cô mới từ bỏ ý định.
Nhà gái “bại trận” người dìu, kẻ khiêng nhau ra về. Cha cô dâu bị đánh vào xương sườn, phải uống thuốc điều trị, đau đớn cả tháng nay.
 Anh Nguyễn Luận (26 tuổi) người dính đầy bùn, áo quần tả tơi, ngất xỉu, đầu bầm tím. Anh trai cô dâu là Nguyễn Hợp (28 tuổi) trước đây do tai nạn đã bị bắt vít ở vai, giờ lại bị đánh lòi cả vít ra. Người bị nặng nhất là anh Nguyễn Hòa (37 tuổi). Anh Hòa chỉ ra can ngăn nhưng lại bị đánh chấn thương sọ não, xuất huyết, tụ máu, nứt sọ, phải nằm viện mất 10 ngày. 
Ngay sau khi bị đánh, nạn nhân này nằm bất tỉnh, sau đó nôn mửa, tưởng đã chết. Đã thoát chết, nhưng anh này không còn được bình thường, gặp người quen lúc nhớ lúc không, hay nói mê sảng. Trường hợp bi hài khác là anh Thành, một người của họ nhà trai ra can ngăn và “hộ tống” nhà gái về. Khi quay lại, bị nhà trai cho rằng là “đồng minh” của “đối phương” nên xúm vào đánh, phải đi viện khâu 4 mũi ở đầu. 
Cô dâu chú rể quỳ từ sân vào nhà mong nhà gái tha thứ
Chị của cô dâu là mợ của chú rể nên cả hai quen biết nhau từ trước. Đến khi nghỉ học đôi bạn trẻ vào miền Nam lập nghiệp. Cô dâu làm thợ may, chú rể làm thợ cơ khí. Do đã quen biết, lại là đồng hương nên họ yêu nhau, được hai gia đình vun vén, ai ngờ đến ngày cưới thì “sinh bệnh”.
Tàn đám cưới, cô dâu nét mặt buồn rũ rượi, thi thoảng rơi nước mắt. Xong lễ bên nhà trai, đôi vợ chồng về nhà gái, quỳ từ ngoài sân vào nhà mong cha mẹ, anh chị em nguôi ngoai, tha thứ cho lỗi lầm họ trai gây ra. Bốn ngày sau, cô dâu vào TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Sau đó 3 ngày chú rể cũng vào Nam theo vợ mới cưới.
Nguyên nhân sâu xa nhà gái bị đánh có phải vì giành hát, hay còn uẩn khúc khác? 
Cha cô dâu kể: “Phong tục ở quê tôi là họ trai phải tới rước dâu. Nhưng ở quê họ thì nhà gái phải tự đưa dâu sang, chúng tôi đã phải theo phong tục của họ. Tôi nghĩ họ đã có kế hoạch chuẩn bị trước nên dùi tre mới có sẵn nhiều như vậy. Rồi trong lễ cưới, chúng tôi bị bên đó thay nhau chúc bia liên tục. Phải chăng họ muốn chúng tôi say để dễ đánh? Có khi nào do hôm ăn cưới ở nhà gái, họ trai tới trễ, phải ăn sau, nên bên đó giận ngấm ngầm “gây sự” trả thù?
Bên nhà trai giải thích như thế nào? Ông Văn Đình Từu (49 tuổi, cha chú rể) phân trần: “Chuyện này xảy ra ngoài ý muốn. Chúng tôi không hề có chủ ý gì từ trước. Lúc đó vợ chồng tôi phải chuẩn bị dọn suất ăn sau nên chuyện ẩu đả ngoài đường tôi không biết. 
Sau đó 2 ngày tôi điện thoại cho ông thông gia để hỏi thăm sức khỏe và xin lỗi nhưng ông ấy khó chịu, trả lời có vẻ không chấp nhận: “Cứ xem như tôi đã chết rồi”. Tôi sẽ trực tiếp về nhà thông gia hỏi thăm và nhận lỗi. Lần này là đám cưới đứa con đầu của tôi. Mình còn 3 con trai nữa. Nếu bị hiểu lầm thì ai dám kết tình thông gia với gia đình tôi nữa?”. Nhìn ảnh cưới hai con, mẹ chồng rưng rưng tiếp lời: “Do say xỉn mà ra hết”.
Ông Phan Hữu Tính (Phó Trưởng Công an xã Quảng Thọ) cho biết: “Vụ ẩu đả giữa hai họ trong đám cưới là có thật. Công an xã đã báo cáo cấp trên và công an huyện Quảng Điền đang thụ lý hồ sơ”.
May mắn là người lớn không vì mâu thuẫn này mà trách cứ con trẻ. Mẹ cô dâu cho hay: “Con rể mới, tôi hoàn toàn không trách, thậm chí thương nó hơn vì nó có tội tình gì đâu”
Lê Hoàng

(Xa lộ Pháp luật)

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo