Việt Nam Thời Báo

Hậu Brexit, có khả năng Fed sẽ hạ lãi suất từ tháng 7 cho đến năm sau

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Hậu Brexit, có khả năng Fed sẽ hạ lãi suất từ tháng 7 cho đến năm sau

Hãy quên câu chyện Fed có thể sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất trong tháng tới đi ! Vì không những không tăng mà tháng 7, có khả năng Fed sẽ hạ lãi suất.

Sự thay đổi giá cả hợp đồng tương lai giao dịch chứng chỉ quỹ liên bang cho thấy khả năng Fed sẽ không tăng mà còn giảm lãi suất vào tháng 7 đã lên tới 10%, trong khi khả năng tăng lãi suất là 0%. Hơn nữa, khả năng Fed giảm lãi suất còn có thể sẽ kéo dài đến tận tháng 2/2017.
Quyết định ra đi của Anh sẽ gây ra những dư chấn trên tốc độ tăng trưởng toàn cầu vốn đã rất mong manh. Để khắc phục tình trạng này, các NHTW sẽ có xu hướng áp dụng các chính sách tiền tệ thả lỏng hơn là thắt chặt. Ngay sau khi cảm nhận được nỗi đau gây ra từ Anh, ngày hôm qua NHTW Nhật Bản đã tuyên bố sẵn sàng cung thanh khoản trong trường hợp cần thiết.
Hôm qua, sau khi nhà đầu tư nháo nhác tìm thiên đường an toàn và bỏ chạy khỏi tài sản rủi ro, Fed cho biết phía này vẫn đang “cẩn trọng quan sát thị trường”.
Hơn nữa, trong lúc thị trường đang hỗn loạn, hợp đồng tương lai giao dịch chứng chỉ quỹ liên bang còn cho thấy một tương lai lờ mờ hơn về lãi suất chính sách của Fed. Thị trường biến động mạnh cùng thanh khoản kém đã tác động đến giá hợp đồng tương lai, gia tăng khả năng Fed sẽ hạ lãi suất đến đầu năm sau.
 Khả năng giảm lãi suất còn kéo dài đến tháng 2/2017
Khả năng giảm lãi suất còn kéo dài đến tháng 2/2017
Chủ tịch quỹ Warburg Asset Management và nhà kinh tế học Carsten Klude cũng nhận định nếu thị trường vẫn tiếp tục biến động do ảnh hưởng bởi cuộc trưng cầu dân ý trong thời gian tới thì có khả năng Fed sẽ hạ lãi suất trong suốt mùa hè này.
“Các chỉ số kinh tế cho thấy quyết định của Anh làm đảo lộn con đường lãi suất của Fed. Câu chuyện Fed tăng lãi suất sẽ ra đi mãi mãi.” Klude cho biết.
Kết phiên giao dịch ngày lịch sử 24/6, chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh nhất trong 10 tháng, hoà cùng làn sóng bán tháo tài sản rủi ro trên toàn cầu. Chỉ số DJIA bốc hơi hơn 600 điểm. S&P 500 giảm nặng sau khi rơi xuống dưới mức 2.050 – mức đáy của 2 tháng trước. Cổ phiếu ngân hàng, ngành công nghệ, vật liệu và công nghiệp chứng kiến một ngày giao dịch giảm mạnh nhất trong hơn 4 năm.
Tháng trước, JPMorgan công bố 1 danh sách gồm 22 cổ phiếu nhạy cảm nhất với Brexit. Hôm qua, tất cả những cổ phiếu này đều sụt giảm trung bình 6,4%.
Anh Sa
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
———————–

Anh rời khỏi EU: Tạo áp lực lớn lên tỷ giá giữa VND/USD

Vietnam+

Hôm nay (24/6), kết quả trưng cầu dân ý tại Anh cho thấy, cử tri nước này đã quyết định lựa chọn phương án Brexit, tức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Thị trường tài chính toàn cầu ngay lập tức đã chao đảo trước sự kiện này.

Tại Việt Nam, đồng bảng Anh cũng rớt mạnh trong sáng nay. Tính đến 16 giờ chiều nay, một bảng Anh được Vietcombank mua bán ở 29.394-30.648 đồng, giảm 2.600 đồng so với cuối ngày hôm qua.
Còn thị trường vàng cũng tăng với tốc độ chóng mặt, tăng tới 1,5 triệu đồng mỗi lượng so với đầu giờ sáng nay, hiện đnag giao dịch quang mức 35,1 triệu đồng mỗi lượng. Trên thế giới, giá vàng đã tăng 6,5%.
Xung quanh câu chuyện này, phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí hiểu để hiểu rõ hơn vấn đề này.
 Thưa ông, người Anh “dứt áo” ra đi khỏi EU (Brexit) liệu có ảnh hưởng gì đến thị trường Việt Nam hay không?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Đây là một điều không bất ngờ vì nhiều chuyên gia dự báo Anh sẽ rời EU nhưng là một cú sốc lớn và là một thất vọng lớn cho giới tài chính thế giới.
Anh rời khỏi EU sẽ làm suy giảm năng lực của Liên minh châu Âu và cả nước Anh cũng bị giảm. Một khi Anh còn ở trong EU thì sẽ tác động lớn đến EU vì Anh là một trong 3 quốc gia lớn của EU cùng với Pháp và Đức.
Đối với Việt Nam, thị trường châu Âu là đối tác đứng thứ 2 trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, chính vì vậy Anh rời khởi EU không có tác động nhiều đến thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với thị trường này.
Tuy nhiên, nếu Liên minh châu Âu suy yếu có thể ảnh hưởng tới Việt Nam như đầu tư nước ngoài, hàng hóa xuất nhập khẩu vào thị trường này dự báo có thể suy giảm.
Tôi cho rằng trực tiếp sẽ không ảnh hưởng nhiều nhưng gián tiếp qua Liên minh châu Âu thì sẽ bị ảnh hưởng.
 Theo ông, ngay trong sáng nay tỷ giá USD/VND cũng đã tăng tuy nhiên sau đó chững lại, vậy vấn đề này có ảnh hưởng thế nào đến thị trường tỷ giá tại Việt Nam?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Tôi nghĩ giá trị của đồng Euro và đồng bảng Anh đang suy giảm so với USD, chính vì thế hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh châu Âu có thể sẽ trở nên đắt đỏ hơn vì ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá.
Một ảnh hưởng lớn hơn nữa đó là đồng Nhân dân tệ. Hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu sang các nước châu Âu sẽ trở nên đắt đỏ, có thể buộc Trung Quốc phải hạ giá đồng Nhân dân tệ, nghĩa là tăng đồng Nhân dân tệ với đồng ngoại tệ khác… Giá trị của đồng Việt Nam với Nhân dân tệ sẽ tăng lên, như vậy hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam sẽ tăng cao và nó cũng trở lại giống như năm ngoái khi đồng Nhân dân tệ bị phá giá thì lập tức Việt Nam cũng bị phá giá theo thị trường xuất khẩu của mình.
Có lẽ tất cả những áp lực đó lên Việt Nam đồng ngày càng lớn, có thể VND phải phá giá so với đồng USD và phá giá với tất cả các đồng tiền khác.
Chúng ta cũng thấy trong ngày hôm nay trên thị trường chứng khoán giảm, giá vàng tăng… chứng tỏ tiền Việt Nam đang bị suy yếu.
Đối với thị trường vàng, theo dự báo của tôi trong những ngày tới vẫn sẽ tiếp tục tăng giá ít nhất kéo dài trong 3 tháng tới. Vàng tăng mạnh là do giá vàng trên thế giới đang tăng mạnh vì nhiều nhà đầu tư xem vàng như chỗ trú ẩn an toàn với khối tài sản của họ.
Đối với vấn đề tỷ giá, trong thời gian tới, sẽ có áp lực lớn đối với tỷ giá của Việt Nam, nó đến từ Liên minh châu Âu, đồng Nhân dân tệ… Bên cạnh đó, những yếu tố vĩ mô của Việt Nam như lạm phát đang tăng, lãi suất cũng có xu hướng tăng… tất cả những cái đó tạo áp lực lên tiền đồng.
Ngoài ra nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp từ nay đến cuối năm tăng cao nên sẽ tạo áp lực lên tỷ giá.
 Ông có lưu ý gì đối với chính sách của Việt Nam trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Vấn đề quan trọng của Việt Nam là làm sao tăng được xuất khẩu để lấy ngoại tệ về, phá giá tiền đồng là một trong những biện pháp để giá thành trở nên cạnh tranh hơn. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp trước mắt, còn về lâu dài thì hàng hóa của Việt Nam phải nâng cao được chất lượng sản phẩm, tìm những thị trường mới thay thế thị trường đang bị ảnh hưởng. Đồng thời, xem sét vấn đề điều chỉnh tỷ giá của mình cho phù hợp với thực tế hiện tại.
Thị trường Anh và EU hiện nay đang hợp nhất với nhau nhưng trong thời gian tới sẽ bị chia cách nên tiềm lực kinh tế của họ sẽ bị suy yếu, chính vì thế các doanh nghiệp cần phải những thị trường khác thay thế như châu Mỹ, châu Phi.
 Xin cảm ơn ông!
Theo Thúy Hà
Vietnam+

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo