Hoa Kỳ và Việt Nam vừa kết thúc vòng đàm phán thứ 7 về chính trị, an ninh và quốc phòng tại Hà Nội từ ngày 22 đến 23 tháng giêng vừa qua. Nhân dịp này, Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự, ông Puneet Talwar, người dẫn đầu đoàn đàm phán của Mỹ, đã dành cho Việt Hà của Đài Á Châu Tự Do RFA một phỏng vấn ngắn về đối thoại lần này.
Trợ lý ngoại trưởng Puneet Talwar trả lời phỏng vấn Việt Hà tại Trung tâm Báo chí của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ hôm 4/2/2015.
Kết quả đàm phán
Trợ lý ngoại trưởng Puneet Talwar trả lời phỏng vấn Việt Hà tại Trung tâm Báo chí của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ hôm 4/2/2015.
Kết quả đàm phán
Việt Hà: Xin chào ông Puneet Talwar. Xin ông cho biết qua vòng đàm phán vừa rồi hai bên đã đạt được những gì và có gì đặc biệt khác so với các vòng đàm phán trước đó?
Puneet Talwar: Đối thoại này rất hiệu quả. Chúng tôi thảo luận một dải rộng các vấn đề bao gồm gìn giữ hòa bình, các vấn đề về nhân đạo như gỡ bỏ những bom đạn còn sót lại sau chiến tranh, lính Mỹ mất tích, vấn đề về an ninh hàng hải, thực thi pháp luật.
Cho nên chúng tôi đã có rất nhiều thảo luận với nhiều đại diện từ cả hai phía. Bên phía Việt Nam có đại diện 3 bộ tham gia, về phía Mỹ chúng tôi mang nhiều đại diện đến đối thoại bao gồm Bộ tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Pháp, Bộ Nội An, Bộ Ngoại Giao.
Puneet Talwar: Theo tôi, sau đối thoại này, hai bên cần làm sâu thêm các thảo luận, tăng cường thêm những trao đổi. Theo tôi những thảo luận là rất tốt, điều mà chúng ta cần làm bây giờ là phải biến một số những thảo luận thành những hành động cụ thể và tiếp tục làm sâu thêm các thảo luận đó và tìm kiếm những khu vực hợp tác khác tốt giữa hai nước.Điều này cho thấy sự phát triển về chiều sâu trong mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước và nó cũng rất quan trọng đối với năm nay vì năm nay là năm kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước giữa hai nước. Cho nên đối thoại này rất quan trọng về mặt biểu tượng.
Vấn đề biển Đông
Việt Hà: Vấn đề Biển Đông được đề cập ra sao trong đối thoại lần này giữa hai phía nhất là khi Trung Quốc tăng cường các hoạt động đòi chủ quyền tại biển Đông bất chấp lời kêu gọi đóng băng các hoạt động trong khu vực của Hoa Kỳ?
Puneet Talwar: Chính sách của chúng tôi đối với vấn đề Biển Đông là rất rõ ràng. Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong những đòi hỏi về chủ quyền, tuy nhiên chúng tôi kiên trì kêu gọi các bên giải quyết những đòi hỏi này theo cách hòa bình theo Luật biển quốc tế, bao gồm công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc.
Việt Hà: Ông có nói đến việc hai bên có thể tìm kiếm những khu vực hợp tác khác nữa, theo ông đâu là những khu vực hợp tác tiềm năng giữa hai phía trong tương lai gần, ví dụ như khả năng Việt Nam cho phép tàu chiến của hải quân Mỹ được bảo hành tại cảng Cam Ranh hoặc Việt Nam tham gia tập trận với Mỹ chẳng hạn?
Puneet Talwar: Chúng tôi có những thảo luận rất tốt về vấn đề an ninh với Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng làm sâu thêm các thảo luận này. Điều mà chúng tôi cần làm là thực hiện ở mức không đẩy Việt Nam vào thế khó xử.
Việt Hà: Việt Nam đóng vai trò thế nào trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong chiến lược của Mỹ tại khu vực này?Có nhiều lựa chọn sẵn có cho chúng tôi. Chúng tôi rất vui với những hợp tác mà hai bên đang có vào lúc này. Việt Nam cũng sẵn sàng làm sâu thêm các hợp tác đó nhưng tất nhiên là trong bối cảnh cải thiện rộng hơn nữa quan hệ hai nước, nhưng chúng tôi cũng thấy vẫn còn những tiềm năng phát triển.
Việt Nam trong chiến lược Á Châu của Mỹ
Puneet Talwar: Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong khu vực. Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển và là một người chơi tích cực trong ASEAN và đặc biệt khu vực Đông nam Á.
Việc làm sâu thêm mối quan hệ với Việt Nam là rất quan trọng đối với Hoa Kỳ và cũng quan trọng trong chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương của Mỹ.
Chiến lược tái cân bằng của Mỹ về khu vực châu Á Thái Bình Dương bao gồm nhiều mức. Chúng tôi làm sâu thêm quan hệ an ninh với các nước trong khu vực, chúng tôi cũng có mối quan hệ sâu hơn về kinh tế và hy vọng là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được hoàn tất vào năm nay.
Chúng tôi cũng có quan hệ sâu hơn về văn hóa giữa người dân các nước. Ví dụ Việt Nam có 17,000 sinh viên học tại Mỹ, và đứng thứ 8 trong số những nước gửi nhiều sinh viên đến du học tại Mỹ. Điều này cho thấy mức rộng trong quan hệ giữa hai nước.
Việt Hà: Sắp tới Mỹ sẽ tham gia thế nào trong việc đưa các nước thành viên ASEAN lại cùng nhau để giải quyết các vấn đề trong khu vực bao gồm vấn đề căng thẳng tại biển Đông?
Puneet Talwar: Chúng tôi ủng hộ ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực Đông Nam Á và chúng tôi trông đợi ASEAN đóng vai trò dẫn đầu trong vấn đề này và từng nước cụ thể.
Cho nên trong vài tháng tới Hoa Kỳ sẽ tích cực tham gia, và theo tôi chúng ta sẽ thấy Hoa Kỳ sẽ làm việc cùng ASEAN để đề cập những vấn đề khu vực và làm sâu hơn quan hệ hai bên trên nhiều lĩnh vực.
Rất nhiều những thảo luận của chúng tôi ở Việt Nam, Singapore và các nước thành viên khác của ASEAN cũng nhấn mạnh điểm này, rằng ASEAN đóng vai trò trung tâm và các bạn sẽ thấy Hoa Kỳ sẽ là một đối tác tốt.
20 năm bang giao Mỹ-Việt
Việt Hà: Thưa ông, năm nay Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, ông đánh giá thế nào về những tiến bộ trong quan hệ hai nước?
Puneet Talwar: Việc nhìn lại những tiến bộ đã đạt được giữa hai nước trong vòng 20 năm qua là rất quan trọng.
Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về khả năng nâng tầm quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược thay về đối tác toàn diện như hiện nay và khi quan hệ hai nước phát triển sâu rộng như vậy thì nó có ảnh hưởng thế nào với quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc?Thực tế là chúng tôi có thể mang đoàn đại diện từ nhiều ngành đến nói chuyện với nhiều đại diện của chính phủ Việt Nam cho thấy mức độ quan hệ phát triển sâu thế nào giữa hai nước chỉ sau 20 năm.
Cho nên đó thực sự là một tuyên bố đáng kể của lãnh đạo của cả hai phía và về quyền lợi chung mà hai bên cùng chia sẻ.
Puneet Talwar: Theo tôi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam không nên được nhìn nhận như là một mối đe dọa với bất kỳ nước nào, nó không nhằm vào bất cứ nước nào. Trước hết nó nhằm vào hạnh phúc của người dân hai nước và vì quyền lợi chung trong khu vực.
Điều mà cả Mỹ và Việt nam hướng tới và theo tôi cũng là điều mà các nước khác muốn đó là sự ổn định, thịnh vượng và hòa bình trong khu vực. Và đó là điều chúng tôi hướng tới trong quan hệ hai nước.
Việt Hà: Cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này!
(Theo Việt Hà – RFA)