Việt Nam Thời Báo

Một người tị nạn cho biết binh sĩ Bắc Triều Tiên đang đói

Cũng như dân chúng, binh sĩ Bắc Triều Tiên, bao gồm cả lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, theo thông tin từ một người tị nạn của Quân đội Nhân dân Triều Tiên.

Người tị nạn này là một sĩ quan  chuyên nghiệp ở độ tuổi trên 40, đã trốn thoát khỏi Bắc Triều Tiên vào mùa thu vừa qua bằng cách chạy sang Trung Quốc. Người này đã tiết lộ rằng không có bất kỳ cải thiện nào về điều kiện sống dưới sự lãnh đạo mới của Kim Jong-un như người ta đã từng hy vọng.

Binh sĩ Triều Tiên đang đói. IJAVN
“Kim Jong-un tuyên bố nhiều lần rằng ông sẽ cải thiện đời sống của người dân, nhưng không có gì thực sự thay đổi,” người tị nạn nói qua một thông dịch viên và sử dụng biệt danh Kim Gil-su vì lý do an toàn.

“Không có các bước đi cụ thể nào được thực hiện để cải thiện sinh kế của người dân, vì vậy dân chúng không còn tin tưởng vào lời nói và những tuyên bố của Kim Jong-un nữa,” Gil-su nói.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của Kim Gil-su kể từ khi trốn khỏi Bắc Triều Tiên với tờ báo Washington Free Beacon, ông đã mô tả những khó khăn trong cuộc sống trong quân đội và trong xã hội Bắc Triều Tiên.

Kim Gil-su là quân nhân trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ Storm Corps của quân đội Bắc Triều Tiên, nhưng ông nói rằng ông đã không tham gia vào các hoạt động an ninh nội bộ của đơn vị.

Các nhóm nhân quyền nói rằng các đơn vị Storm Corps được Kim Jong-un sử dụng để đàn áp bất đồng chính kiến trong nước.

Để thoát khỏi Bắc Triều Tiên, Gil-su đã phải bơi qua một con sông, với một con dao ngậm trong miệng. “Tôi không thể đặt nó ở bất cứ đâu trong khi bơi và tôi cần nó để tự vệ, hoặc để tự tử nếu bị bắt lại,” ông nói.

Gil-su kể rằng sự bất ổn đang ngày càng phát triển trong nước. “Cái gọi là lưới bắt muỗi nên bị phá bỏ để cho những ý tưởng và ý thức hệ có thể thâm nhập vào xã hội Bắc Triều Tiên và giúp lật đổ chế độ”, ông nói.

Chính quyền ở Bình Nhưỡng kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng thông tin,  thường được so sánh như một “lưới muỗi” chỉ cho phép một lưu lượng rất hạn chế về thông tin được đưa vào hoặc phát ngôn ra ngoài đất nước.

“Nếu chế độ này vẫn tiếp tục tồn tại, quốc gia này sẽ đối đầu với một vụ bùng nổ mạnh mẽ trong nhân dân,” tiếp tục Gil-su.

Quân đội sử dụng một khẩu hiệu đặc biệt để truyền cảm hứng cho binh lính và nhân dân. Cụm từ này là: “Không có gì là không thể nếu bạn dâng hiến cho đến chết”, khẩu hiệu này được sử dụng rộng rãi trong các bài giảng và áp phích quân sự.

Về nạn đói trong quân đội, Gil-su nói rằng các sĩ quan được cung cấp tốt hơn nhiều so với lính tráng và người dân, theo Washington Free Beacon.

Lính cấp thấp được giới hạn cho một món ăn làm từ ngô xay như hạt gạo.

Những người lính, là “những thanh niên rất trẻ, mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng và họ cần thức ăn”, Gil-su nói. “Nhưng quân đội đã không thể đáp ứng những nhu cầu đó. Vì vậy, một số binh sĩ đang cố gắng chạy trốn khỏi quân đội. Một số ăn cắp thức ăn để tồn tại. ”

Gil-su cho biết quân đội Bắc Triều Tiên, với 1,1 triệu quân thường trực và 800.000 dự bị, chiếm một tỷ lệ đáng kể so với dân số, mà lực lượng này lại không sản xuất lương thực, do đó đất nước đối đầu kinh niên với tình trạng thiếu lương thực.

Tình trạng thiếu lương thực rất nghiêm trọng, cho nên binh sĩ không thể chỉ sống với khẩu phần được cung cấp mà phải trốn khỏi doanh trại để đi ăn cắp đồ ăn.

Nạn đói và thiếu thực phẩm là rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống của hầu hết người dân Bắc Triều Tiên. Báo cáo của Gil-su cho thấy sự đói kém lan rộng không chỉ trong quân đội mà cả trong các đơn vị lực lượng đặc biệt tinh nhuệ.

Các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ Bắc Triều Tiên phải tập luyện rất nặng với những bài tập võ thuật, lặn nước vào mùa đông.

Trong những thập kỷ gần đây, Bắc Triều Tiên thường phải đối đấu với nạn đói trên toàn quốc, nguyên nhân đến từ thời tiết không thuận lợi, và do sự quản lý yếu kém nền kinh tế của chế độ cộng sản. Kết quả là, tình trạng thiếu lương thực kinh niên và cuộc sống khắc nghiệt đối với hầu hết trong số 25 triệu người Bắc Triều Tiên.

“Miền Bắc được gọi là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân mà không có một tí dân chủ nào. Thay vào đó, nó là một loại chế độ độc tài gia đình trị của dòng họ Kim. Nếu Kim Jong-un  biến mất thế thì lại có một thành viên khác trong gia đình Kim lấy lại quyền lãnh đạo”.

Hơn nữa, viện trợ lương thực của Hàn Quốc cho Bắc Triều Tiên đã bị quân đội lạm dụng, Kim Gil-su cho biết.

Những người lính cởi bỏ đồng phục và phù hiệu các xe quân sự khi có viện trợ nước ngoài để trá hình trước các cơ quan nhân đạo, do vậy, viện trợ rơi vào tay của quân đội, mà không đến được cho dân chúng, theo tờ Washington Free Beacon.

“Chính phủ Hàn Quốc không nên thực hiện những hỗ trợ như vậy nữa bởi những giúp đỡ này không đến tay dân thường, mà trực tiếp vào tay quân đội”, Gil-su nói thêm.

Hơn nữa, để có thêm thu nhập, binh lính còn lấy  lương thực được viện trợ để bán trên thị trường.

Các quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết chế độ Bình Nhưỡng đã đưa ra những cải cách kinh tế tương tự như ở Trung Quốc, nhưng trên một nền tảng bị hạn chế  hơn rất nhiều.

Andrei Popescu – ET Romania
(Theo Đại  Kỷ Nguyên)

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.