Việt Nam Thời Báo

“Nhà Tiên tri ôm mặt than khóc” và toàn bộ tòa soạn bị tiêu diệt

Phương Thảo (Hà Lan) dịch
 Tổng biên tập báo Pháp: "Thà chết đứng, hơn sống quỳ" - 1
Hai nghi phạm thực hiện vụ xả súng đẫm máu trong tòa soạn tờ Charlie Hebdo


(VNTB) – Chỉ vài phút trước khi bị sát hại, Charlie Hebdo còn đưa lên mạng Twitter một bức biếm họa thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi đang phát biểu. Bức phác họa trắng đen có hình một người đàn ông râu quai nón đang nói lời chức sức khỏe. Charlie Hebdo, một tờ báo sao lại dám cả gan chế giễu tôn giáo?
Tin tức về vụ tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay sau khi cuộc thảm sát xảy ra. 12 người đã bị thiệt mạng trong đó có cả tổng biên tập tờ báo và các phóng viên khác, những người được xem như là các nhà phóng viên vẽ tranh biếm họa hàng đầu. Chỉ vài phút trước khi bị sát hại, Charlie Hebdo còn đưa lên mạng Twitter một bức biếm họa thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi đang phát biểu. Bức phác họa trắng đen có hình một người đàn ông râu quai nón đang nói lời chức sức khỏe. Charlie Hebdo, một tờ báo sao lại dám cả gan chế giễu tôn giáo?

Tháng 9 năm 2005, Jyllands-Posten, một tờ báo Đan Mạch đã đăng các bức biếm họa đấng Tiên tri Muhammad và việc này đã châm ngòi cho một chuỗi các cuộc tấn công vào các tòa đại sứ, đốt cờ, và giết người trả đũa nhiều nơi trên thế giới làm 140 người thiệt mạng. France-Soir  Charlie Hebdo không ngần ngại đăng lại những bức biếm họa nhằm biểu lộ sự đoàn kết và ủng hộ các đồng nghiệp Bắc Âu này, trong khi giới truyền thông châu Âu và Anh lại giữ một thái độ im lặng dè dặt khó hiểu, không dám biểu lộ sự ủng hộ tự do ngôn luận mà họ đã từng làm vào năm 1989 khi tất cả đồng loạt lên tiếng bênh vực nhà thơ “Những vần thơ của Quỷ Sa tăng”, Salman Rushdie.

Tháng 12 năm 2006, trong một số phát hành đặc biệt tờ báo này đã đăng lại 12 tranh biếm họa của tạp chí Đan Mạch. Ba trong mười hai bức biếm họa này là bức mô tả đấng Mohammad của người Hồi giáo với một quả bom – khăn xếp đã được châm ngòi, một bức họa khác với hình nhà Tiên tri ôm mặt than khóc và một bức vẽ một người Hồi giáo báo các kẻ khủng bố Hồi giáo ở cổng thiên đàng rằng họ không còn các thiếu nữ còn trinh. Chính vì ba bức tranh này mà tờ Charlie Hebdo đã bị các tổ chức tôn giáo Hồi giáo kiện ra tòa, tuy nhiên họ đã được tòa xử trắng án. Việc xử trắng án cho tờ báo đã được BBC ví như là một chiến thắng của tự do ngôn luận.

Tháng 11 năm 2011, ấn phẩm đặc biệt với tên gọi “Charia Hebdo” lại gây ra sự bất bình trong cộng đồng Hồi giáo Pháp. Ngay trước khi ấn bản này được phát hành với hình bìa có Muhammad hứa hẹn “Bị đánh 100 roi nếu không cười!”, cảnh sát cho hay văn phòng tòa soạn đã bị phóng hỏa. Cùng lúc trang mạng của tờ báo cũng bị tấn công, treo hình thánh địa Mecca với dòng chữ “Không có đấng tối cao nào khác ngoài Đấng Allah.” Vào năm 2012 cũng vì một hình biếm họa khác liên quan tới đấng Muhammad mà chính phủ Pháp bắt buộc phải đóng cửa 20 tòa đại sứ pháp ở khắp các quốc gia Hồi giáo.

Charlie Hebdo còn thách thức cả những tôn giáo khác. Năm 2011, Charlie Hebdo đăng lên trang bìa hình biếm họa ba cuộn giấy vệ sinh được dán nhãn Kinh Thánh, Kinh Koran và Kinh Torah với tiêu đề “Tất cả các tôn giáo, đều trong nhà xí.” Đức Giáo hoàng Benedict cũng không thoát khỏi sự châm biếm với hình vẽ ngài đang nâng cao một cái bao cao su trên đầu với dòng chữ “Này là thân thể ta” khi Đức Thánh Cha nhìn nhận vai trò phòng bệnh của việc sử dụng bao cao su.

Năm 2012, tổng biên tập báo, họa sĩ biếm họa Stephane Charbonnier tuyên bố các biếm họa của báo ông sẽ “chỉ làm kinh động những ai muốn bị kinh động.” Charbonnier lý luận rằng tờ báo của ông “vẽ tranh chấm biếm tất cả mọi người, hàng tuần nhưng nếu đụng đến đấng Tiên tri thì lại bị gán ghép là cố ý khiêu khích.” Ông từng phát biểu với hãng thông tấn AP rằng “Đấng Muhammad không phải là đấng thiêng liêng của tôi. Tôi không trách gì người hồi giáo khi họ không bật cười với các bức biếm họa của chúng tôi. Tôi sống theo luật pháp của nước Pháp chứ không phải luật Koran.”

Tin bài liên quan:

Các biện pháp nới lỏng cấm vận Cuba gồm những gì?

Phan Thanh Hung

Đảng của bà Aung San Suu Kyi thừa nhận thua trong cuộc đấu tranh sửa đổi Hiến pháp

Phan Thanh Hung

Tóm tắt diễn biến buổi đàm phán giữa đại diện chính quyền Hồng Kông và đại diện sinh viên học sinh Hồng Kông

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.