(Dân Việt) Giữa một cánh đồng ở Bàu Công (xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, Long An) một vườn thú được đầu tư lên đến 280 tỷ đồng nuôi nhốt động vật hoang dã cực quý hiếm như tê giác, cọp, sư tử theo kiểu nông dân nuôi gà vịt thả rông và không theo một quy chuẩn nào.

Ảnh: Hữu Danh


Theo thống kê của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV), vào cuối năm 2014 có 174 cá thể hổ bị nuôi nhốt trong các trang trại và vườn thú, trung tâm cứu hộ trong cả nước. Đối với gấu, năm cao điểm của tình trạng nuôi nhốt gấu là 2005, khi có hơn 4.300 cá thể gấu được phát hiện nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước. Hầu hết những cá thể gấu này đều bị săn bắt từ tự nhiên và bán cho các trang trại. Sau 10 năm, đến năm 2015, với nỗ lực của các cơ quan chức năng nên tình trạng nuôi nhốt gấu đã giảm tới 72% nhưng cả nước vẫn còn 1.250 cá thể gấu bị nuôi nhốt.
T.X
|
Muốn nuôi kiểu gì cũng được! Ông Tuấn Bendixsen – Trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam vẫn chưa có quy chuẩn nào về nuôi hổ, voi hay tê giác, nói chung là động vật hoang dã quý hiếm, nên các chủ nuôi nhập về muốn nuôi kiểu gì thì nuôi. Với tê giác, môi trường sống phải có nơi trú ẩn, phải có nơi bơi, và không thể ở suốt ngoài nắng. “Nhóm chuyên gia chúng tôi đã có vài cuộc họp để đưa ra quy chuẩn tối thiểu về nuôi dưỡng động vật hoang dã và vận động Bộ NNPTNT tham gia cùng chúng tôi nhằm ban hành quy chuẩn rõ ràng hơn về nuôi dưỡng động vật hoang dã”. |
![]() Kiến nghị cấm tuyệt đối nuôi nhốt động vật hoang dã Cảm ơn ông!
Thanh Xuân (thực hiện)
|