Việt Nam Thời Báo

Quá trình biến cái “hồ cá” thành “tô súp cá” của những người cộng sản Việt Nam

Lech Walesa, cựu thủ lĩnh Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan, cựu Tổng thống Ba Lan, từng phát biểu: “Người cộng sản là những tổ sư chuyên về phá hoại. Họ có thể biến cái hồ cá thành tô súp cá dễ như chơi. Cái mà chúng tôi phải đối đầu hôm nay là biến tô súp cá đó thành cái hồ cá lại…”. Giờ đây chúng ta có thể liệt kê quá trình biến hồ cá thành tô súp cá này của Đảng CSVN mà không sợ bị cho là xuyên tạc. Google đã giúp chúng ta “nói có sách mách có chứng”, không phải là báo của “bọn phản động” mà là báo trong nước. Hãy xem lần lượt các “công lao” này đã diễn ra như thế nào:

1/ PHÁ RỪNG:

Phá rừng không chỉ chặt hết gỗ quý, săn bắt động vật hoang dã, đào bới khai khoáng mà còn chiếm đất rừng để chuyển sang các mục đích sử dụng khác, vụ lợi cá nhân… Rừng trên toàn quốc đang bị khai thác cạn kiệt một cách tổng thể, song số vụ việc xử lý hành vi xâm hại rừng vẫn hạn chế. Đó là một trong những nội dung “làm nóng” Hội nghị tổng kết công tác quản lý và bảo vệ rừng năm 2014 do Tổng cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT tổ chức tại Đà Nẵng:

“Có đến 2.000 vụ phá rừng trái phép với diện tích trên 600 ha; 10.345 vụ vi phạm lâm luật về khai thác, chế biến vận chuyển và mua bán trái phép gỗ rừng, tịch thu trên 22.600 m3 gỗ; gần 400 vụ vi phạm về quản lý, mua bán vận chuyển tiêu thụ động vật hoang dã với trên 5.000 các thể động vật bị xâm hại…”

2/TÁC HẠI CỦA THỦY ĐIỆN:

Thuỷ điện là nguồn năng lượng cần thiết cho sự phát tiển của một đất nước nhưng việc xây dựng, điều hành và quản lý yếu kém đã gây ra những tác hại không nhỏ cho môi trường nước ta. Thủy điện từng được cho là nguồn năng lượng sạch, nhưng quan niệm này là sai lầm, chúng góp phần làm tăng phát thải khí nhà kính – khí mêtan (CH4), một loại khí nhà kính rất mạnh. Đã có những công trình nghiên cứu cho thấy, nếu xét ở khía cạnh phát thải khí mêtan, đôi khi thủy điện lại ô nhiễm hơn là nhiệt điện. Hồ chứa đập thủy điện có thể sản sinh ra một lượng đáng kể khí mêtan và điôxit cácbon (CO2). Khí mêtan được sinh ra chủ yếu do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện ít hoặc không có ôxy. Xác động, thực vật bị ngập chìm dưới lòng hồ, phân hủy trong môi trường yếm khí hình thành nên mêtan.
Việc mất rừng nhiệt đới, mất đa dạng sinh học, làm giảm sút hệ thủy sinh, mất những loài cá di cư đẻ trứng vùng thượng nguồn, xói lở ở dòng sông, mất những vùng đập nước… nhất là những khó khăn về xã hội do di dân thì chắc chắn việc đầu tư thủy điện đã gây ra những tác hại khôn lường.

3/ TÁC HẠI CỦA VIỆC KHAI THÁC BAUXITE

Bụi, nước thải và bùn đỏ trong quá trình khai thác quặng bô xít ở Tây Nguyên tác động rất lớn đến môi trường xung quanh. Quá trình tuyển quặng còn thải một lượng lớn bùn chứa kiềm, ô-xít sắt và một số kim loại nặng như chì, cacdimi. Hoạt động khai thác bô xít đã phá vỡ cấu trúc địa chất, làm cho bề mặt đất bị hạ thấp 4,5 – 9m, lớp đất bazan bị thay thế bởi lớp đất sét kaolinite.
Các hộ dân bị mất đất nhìn chung được đền bù theo quy định của nhà nước nhưng sau khi mất đất, người dân đều gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau về vấn đề sinh kế. Việc cơ sở khai thác tạo việc làm cho người dân cũng rất ít.Hoạt động vận chuyển quặng cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn đối với người dân trong vùng.

4/ TÀN PHÁ LẤP DÒNG CHẢY CỦA CÁC CON SÔNG

– Hình ảnh sông Hồng mênh mang sóng nước, đỏ nặng phù sa có lẽ sẽ trở thành dĩ vãng đi vào thơ ca, khi mà từng giờ từng ngày nó bị “bức tử” đến mức thô bạo, bởi sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của một số cấp chính quyền sở tại nơi con sông này chảy qua.
– Hàng chục năm nay, con sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng nề bởi nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Những xóm chài trên sông dần biến mất. Nước sông đã đầu độc những cánh đồng và làm điêu đứng cuộc sống những người sống dọc hai bên bờ.
– Nước thải đang “bức tử” những dòng sông
-Việc UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép cho doanh nghiệp lấp sông không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hàng triệu người dân mà còn sẽ tạo tiền lệ xấu.

5/ TÀN PHÁ CÁC CÁNH ĐỒNG QUÊ

Không còn những đàn cò rợp trắng trời chiều, chỉ một con thôi cũng không thấy. Không còn những con sáo ngủ trên lưng trâu, những con quạ ngủ giữa lưng chừng trời, đàn chim sẻ ngủ trong gốc rưới, cả những còn chuồn chuồn vẫn ngủ yên trên bờ rào cũng không. Rừng trâm bầu sau làng biến đâu mất, những rặng mai vàng cũng không còn, cả bãi tràm cũng biến mất. Cánh đồng tàn tạ bạc phếch một màu, cánh đồng thiếu nước khô nứt nẻ, không còn tiếng lóc bóc cá quẫy mình, hình như tất cả đã về trời, tuyệt không ai có thể bắt được một con cá chép, những con cá rô cũng rất khó kiếm. Ngay cả những con ốc cũng đã biến đi đường nào, đến cóc nhái cũng không nốt. Kì lạ thay.

6/ TÀN PHÁ CÂY XANH

Hè phố “Con đường đẹp nhất Việt Nam” Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) với hàng cây rợp bóng sáng nay 19-3 trở thành đại công trường bừa bộn, tan hoang với hàng loạt cây xanh bị đốn hạ nằm ngổn ngang.
– Cây xanh có ý nghĩa vô cùng quan trong như hấp thụ khí CO2 và thở ra oxy cho con người. Vì vậy, việc chặt hạ hàng ngàn cây xanh, làm mất đi thảm xanh của thiên nhiên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến con người, nhiệt độ, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp và ô nhiễm không khí đang ngày nhức nhối hơn.

7/ TÀN PHÁ HỆ SINH THÁI BIỂN

Theo đánh giá của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, hầu hết các hệ sinh thái ven bờ biển của nước ta đều đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng do bị khai thác quá mức, bị đe dọa nặng nề bởi ô nhiễm chất thải, lắng đọng trầm tích và ô nhiễm tràn dầu.
Môi trường biển bị ô nhiễm nặng do chất thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chất thải sinh hoạt. Nên chất lượng trầm tích, đáy biển là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật đáy cũng ô nhiễm quá mức theo quy định của hầu hết các chuẩn quốc tế…
– Các nhà khoa học, nhà quản lý một lần nữa đồng loạt lên tiếng về tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, thủy sản, đa dạng sinh học ở nhiều vùng sinh thái và biến đổi khí hậu ngày càng có những tác động xấu đến sản xuất và đời sống cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Dương Hoài Linh
(Theo Dân Luận)

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo