Người dịch: Vũ Quốc Ngữ
Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB
Nguồn: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/wp-content/uploads/2014/04/FAIR-TRIAL-MANUAL-second-edition.pdf
Phần 2: Quyền con người trong phiên tòa
Chương 21 – Quyền được có mặt tại phiên tòa và và phiên kháng cáo
Tất cả mọi người bị cáo buộc phạm tội hình sự có quyền được hiện diện trong phiên xét xử để nghe và thách thức bên truy tố, và trình bày một bản bào chữa. Người bị kết án vắng mặt, nếu bị bắt, nên được xét xử ở một tòa án khác.
21.1 Quyền có mặt tại phiên tòa và một buổi điều trần bằng miệng
21.2 Xét xử vắng mặt
21.3 Quyền được có mặt tại phiên kháng cáo
————-
21.1 Quyền có mặt tại phiên tòa và một buổi điều trần bằng miệng
Tất cả những người bị cáo buộc thực hiện các hành vi tội phạm hình sự có quyền được xét xử trong sự hiện diện của họ và một buổi điều trần bằng miệng để họ có thể nghe và thách thức bên công tố và trình bày một bản bào chữa. Quyền có mặt tại phiên tòa và một buổi điều trần bằng miệng là một phần của quyền để bảo vệ chính mình. (Xem Chương 20- Quyền bảo vệ chính mình trực tiếp hoặc thông qua luật sư, và Chương 5 phần 2- Quyền có mặt thủ tục tố tụng liên quan đến tại ngoại hoặc bị giam giữ trong thời gian chờ xét xử)
Ủy ban Nhân quyền đã nói rõ rằng để đảm bảo quyền bào chữa, “tất cả các thủ tục tố tụng hình sự phải cung cấp cho bị cáo quyền điều trần bằng miệng, mà người đó có thể tự trình bày hoặc đại diện bởi luật sư, và có thể trình bày các bằng chứng cũng như hỏi các nhân chứng”.
Mặc dù quyền có mặt tại phiên tòa là không đề cập rõ ràng trong Công ước châu Âu, Tòa án châu Âu đã tuyên bố rằng quyền này rất cơ bản. Tòa lập luận rằng “sẽ là rất khó để một người có thể thực hiện quyền bào chữa, chứng minh và kiểm tra chéo nhân chứng nếu như không có mặt tại phiên tòa.
Điều 8 của Công ước Mỹ bảo đảm quyền của bị cáo được bào chữa và quyền có mặt trong phiên tòa nằm trong quyền này, cũng như quyền được chất vấn và quyền kiểm tra các nhân chứng.
Trong khi quyền có mặt tại phiên tòa là không đặt ra rõ ràng trong Hiến chương châu Phi, thì
Các nguyên tắc về xét xử công bằng ở châu Phi có đặt ra quyền này.
ICCPR, Điều 14
“Trong việc xác định bất kỳ tội hình sự chống lại một người, tất cả mọi người được hưởng những bảo đảm tối thiểu sau đây, trong toàn bình đẳng:
(d) Được hiện diện trong phiên tòa xét xử mình”
Quyền có mặt tại phiên tòa yêu cầu các cơ quan chức năng thông báo sớm cho bị cáo (và luật sư biện hộ) ngày và địa điểm của buổi điều trần, mời các bị cáo tham dự và không loại trừ bị cáo khỏi phiên xét xử . Nếu thủ tục tố tụng thay đổi, bị cáo phải được thông báo về ngày xử mới và địa điểm xét xử trước một khoảng thời gian nhất định.
Có thể có giới hạn về những nỗ lực của cơ quan chức năng trong việc liên hệ với bị cáo. Tuy nhiên, Ủy ban Nhân quyền tìm thấy một vi phạm trong trường hợp chính quyền của Zaire đã ban hành giấy triệu tập chỉ ba ngày trước phiên tòa và không gửi cho bị can, người đang sống ở nước ngoài, mặc dù địa chỉ của ông đã được cung cấp.
Quyền của bị cáo có mặt tại phiên tòa có thể tạm thời bị hạn chế trong một số trường hợp đặc biệt, nếu bị cáo liên tục phá vỡ các thủ tục tố tụng đến mức mà tòa án xét thấy không thực tế để tiếp tục xét xử với sự hiện diện của bị cáo. Trong hoàn cảnh như vậy, tòa án có thể đưa bị cáo ra khỏi phòng xử án nhưng vẫn phải tôn trọng quyền được biện hộ của bị cáo, chẳng hạn cho bị cáo quan sát phiên tòa và liên hệ với luật sư bào chữa qua video. Những biện pháp như vậy có thể được thực hiện chỉ sau khi không có lựa chọn thay thế hợp lý khác. Những hạn chế đó phải cần thiết và tương xứng.
Bị cáo có thể từ bỏ quyền có mặt tại phiên điều trần, nhưng việc từ bỏ như vậy phải được thiết lập một cách rõ ràng, tốt nhất là bằng văn bản, phải có biện pháp bảo vệ tương xứng với tầm quan trọng của nó và không được trái với bất kỳ lợi ích công cộng quan trọng.
Năm 1983, Ủy ban Nhân quyền kết luận rằng quyền này có thể được coi là miễn nếu bị cáo không có mặt tại tòa án để xét xử sau khi đã được thông báo một cách hợp lệ và đầy đủ trước phiên tòa.
Quyền được có luật sư đại diện vẫn được áp dụng nếu người bị cáo từ bỏ quyền có mặt tại phiên tòa, hoặc bị xử vắng mặt (xem Chương 20).
21. 2 Xét xử vắng mặt
Xét xử vắng mặt là phiên tòa diễn ra không có mặt của bị cáo.
Không một tòa án hình sự quốc tế nào được phép tiến hành xét xử vắng mặt. Xét xử vắng mặt bị cấm bởi Các Nguyên tắc về xét xử công bằng ở châu Phi.
ICCPR dường như không cho phép xét xử vắng mặt.
Tuy nhiên, Ủy ban Nhân quyền cho rằng thủ tục tố tụng vắng mặt có thể được cho phép, vì lợi ích của công lý, trong một số trường hợp. Ví dụ, các thủ tục tố tụng có thể được tiến hành khi bị cáo từ chối có mặt sau khi đã được thông báo về cáo buộc, ngày và nơi tiến hành thủ tục tố tụng.
Trước khi bắt đầu phiên xét xử vắng mặt bị cáo, tòa án cần xác minh xem liệu bị cáo đã được thông báo hợp lệ về thời gian và địa điểm của các thủ tục tố tụng.
Những cơ chế giám sát nhân quyền xem xét xét xử vắng mặt trong những trường hợp đặc biệt nhấn mạnh về yêu cầu tòa án đảm bảo tôn trọng quyền bào chữa. Những quyền này bao gồm quyền tư vấn pháp lý, ngay cả khi bị cáo đã chọn không tham dự phiên tòa và ủy quyền cho luật su bào chữa họ.
Cá nhân đã bị kết án vắng mặt có quyền yêu cầu khắc phục, bao gồm cả phiên tòa phúc thẩm trong sự hiện diện của họ, đặc biệt trong trường hợp họ không được thông báo để dự phiên tòa sơ thẩm hoặc nếu việc không xuất hiện tại tòa là vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của họ.
Khi đánh giá quyền của bị cáo được tham gia phiên tòa phúc thẩm sau khi bị xử vắng mặt, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh rằng họ đã không tìm cách trốn tránh công lý hay sự vắng mặt của họ là vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của họ. Tuy nhiên, tòa án có thể xem xét liệu có lý do chính đáng cho sự vắng mặt của bị cáo.
Báo cáo viên đặc biệt về quyền con người và chống khủng bố bày tỏ lo ngại về những cáo buộc rằng các cá nhân bị đưa tới Ai Cập bên ngoài khuôn khổ của thủ tục dẫn độ chính thức, người trước đó đã bị kết án tử hình vắng mặt trong phiên xét xử, bị tử hình ngay mà không có một phiên tòa mới.
Nếu một người bắt sau phiên tòa vắng mặt, Tổ chức Ân xá Quốc tế đề nghị một phiên tòa độc lập khác tiến hành xét xử theo trình tự công bằng cho người vừa bị bắt.
Cần lưu ý rằng việc cấm nguy cơ kép không ngăn cấm việc tái xét xử một người bị kết án vắng mặt, nếu người yêu cầu một phiên tòa tái thẩm. (Xem Chương 18 phần 2)
21.3 Quyền được có mặt tại các phiên tòa phúc thẩm
Quyền có mặt trong khiếu nại tố tụng (sau khi bị tuyên án) phụ thuộc vào bản chất của những thủ tục tố tụng. Đặc biệt, nó phụ thuộc vào việc có một buổi điều trần công khai trong phiên tòa, cho dù phiên tòa phúc thẩm có thẩm quyền quyết định các vấn đề về pháp luật và thực tế, cho dù vấn đề của pháp luật và thực tế được nêu ra trong đơn kháng cáo và kiểm tra bởi các tòa án kháng cáo, và trên cách thức mà quyền lợi của bị cáo được trình bày và bảo vệ.
(Xem Chương 5 phần 3 về quyền có mặt tại buổi xem xét liên quan đến việc trả tự do hoặc tạm giam chờ xét xử)
Nếu tòa án xem xét các vấn đề của cả pháp luật và thực tế, quyền được xét xử công bằng thường đòi hỏi sự hiện diện của bị cáo, cũng như bào chữa, nếu có.
Tòa án châu Âu cho rằng bị cáo (những người đã được luật sư đại diện) không bị vi phạm quyền khi không được phép có mặt trong một phần của phiên sơ thẩm khi phần này chuyên về các vấn đề pháp lý. Tuy nhiên, nó cho rằng việc không cho phép sự có mặt của bị cáo khi tòa án xem xét việc sửa đổi mức án dựa vào các yếu tố bao gồm tính cách của bị cáo, động cơ và độ nguy hiểm là sự vi phạm nghĩa vụ của nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự vệ của bị cáo.
Khi công tố viên, luật sư bào chữa và bị cáo không có mặt trong phiên phúc thẩm, trong đó tòa phúc thẩm tăng án, Tòa án châu Âu cho rằng quyền của bị cáo được xét xử công bằng và quyền bào chữa đã bị vi phạm.
Tòa án châu Âu cho thấy một sự vi phạm các quyền của bị cáo trong trường hợp Tòa án Tối cao ở Na Uy kết tội và kết án một bị cáo, đảo lộn một tuyên bố trắng án bởi một tòa án thấp hơn và xem xét các vấn đề của cả hai pháp luật và thực tế, mà không triệu tập bị cáo.
Tòa án châu Âu cho rằng có sự vi phạm quyền của bị cáo khi người này chỉ được tham gia phiên xét xử thông qua video liên kết trong phiên xử phúc thẩm. Bị cáo phải được nhìn thấy và nghe thấy những gì đang diễn ra trong phòng xử án (bao gồm cả lời khai của nhân chứng) và có thể bào chữa và được lắng nghe trong phòng xử án. Bị cáo được đại diện bởi luật sư trong phiên tòa và có thể trao đổi một cách bí mật với tư vấn pháp lý (qua đường điện thoại bảo mật).
Nếu phiên tòa phúc thẩm chỉ giải quyết các vấn đề của pháp luật, bao gồm cả việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu kháng cáo, Tòa án châu Âu cho rằng bị cáo không nhất thiết phải có quyền được hiện diện. Tuy nhiên, nếu việc truy tố là hiện thực và có cơ hội để tranh luận về pháp luật, tôn trọng các nguyên tắc công bằng, bình đẳng giữa các bên, thường sẽ yêu cầu ít nhất là sự hiện diện của luật sư cho bị cáo. Các yếu tố khác cần được xem xét như: liệu có điều trần công khai trong phiên tòa; bị cáo có nên được thông báo về phiên điều trần, và nếu như vậy, yêu cầu có mặt tại phiên phúc thẩm (và nếu bị bắt giữ, thì phiên điều trần sẽ đi đến đâu); và liệu tự do của bị cáo có bị đe dọa.
Trong trường hợp bị cáo không còn luật sư đại diện, các công tố lập luận trước một hội đồng gồm ba thẩm phán về các vấn đề liên quan đến việc cấp phép cho bị cáo kháng cáo bản án trên các điểm của pháp luật. Thực tế việc bị cáo đã không có mặt tại phiên tòa và không thể trả lời miệng của công tố viên là không phù hợp với nguyên tắc bình đẳng các bên và vi phạm các quyền được xét xử công bằng.
Hết Chương 21
Đón đọc Chương 22: Quyền được gọi và chất vấn nhân chứng