Việt Nam Thời Báo

Thấy gì qua vụ ‘tam trụ’ bị đẩy đi sớm ở Việt Nam?

VOA

Ngoài người đứng đầu chính phủ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng sẽ bị bãi nhiệm trước khi có quốc hội mới khóa 14.

Ngoài người đứng đầu chính phủ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng sẽ bị bãi nhiệm trước khi có quốc hội mới khóa 14.

28.03.2016
Có ý kiến nói việc Thủ tướng Dũng bị miễn nhiệm trước thời hạn có thể coi là “một cuộc đảo chính”, trong khi tuyên bố “ráng làm người tử tế” của lãnh đạo này tiếp tục gây “sốt”.
Ngoài người đứng đầu chính phủ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng sẽ bị bãi nhiệm trước khi có quốc hội mới khóa 14.
Theo chương trình được thông qua tại phiên họp trù bị sáng 21/3, Quốc hội khoá 13 sẽ kiện toàn nhân sự lãnh đạo nhà nước gồm chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước và thủ tướng từ ngày 30/3 đến 12/4.
Bạn đọc Dân Cà Mau viết cho VOA Việt Ngữ: “Việc miễn nhiệm sớm chủ yếu để chặn đứng thế lực và quyền hành của Nguyễn Tấn Dũng, chặn những người miền nam, thiếu lý luận”, ám chỉ lời phát biểu trước đây được cho là của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cùng một lúc mà người ta lại miễn nhiệm 3 người như thế rõ ràng là một việc rất lớn. Nếu chúng ta không nói chuyện đảng, thì đó là toàn bộ đầu não của một đất nước. Miễn nhiệm như thế, theo tôi, có thể coi là một cuộc đảo chính. Cái chuyện miễn nhiệm cùng lúc 3 vị trí trong một thời gian ngắn như thế này rõ ràng chưa có tiền lệ…
Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nhận định.
Trong khi đó, một bạn khác có nick là Tâm Huyết trích hiến pháp Việt Nam nói rằng đây là việc làm “vi hiến”, dù các cựu quan chức Việt Nam được báo chí dẫn lời nói rằng việc miễn nhiệm trước thời hạn là “việc bình thường vì ở Việt Nam đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.  
Về việc Việt Nam tăng tốc đẩy nhanh cuộc chuyển giao quyền lực trước cả khi diễn ra cuộc bầu cử quốc hội khóa tới, luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nhận định:
“Cùng một lúc mà người ta lại miễn nhiệm 3 người như thế rõ ràng là một việc rất lớn. Nếu chúng ta không nói chuyện đảng, thì đó là toàn bộ đầu não của một đất nước. Miễn nhiệm như thế, theo tôi, có thể coi là một cuộc đảo chính. Cái chuyện miễn nhiệm cùng lúc 3 vị trí trong một thời gian ngắn như thế này rõ ràng chưa có tiền lệ. Tôi rất tiếc là nền chính trị Việt Nam nó tù mù nên không có được những cuộc tranh luận mạch lạc và sâu sắc. Và vì không có sự tranh luận đó cho nên người dân, các chính trị gia rồi các nhà học thuật, bất đồng chính kiến không học tập được nhiều từ hiến pháp. Tôi nghĩ đây là một tình tiết về mặt pháp lý và thực tiễn rất hay.”
Theo dự kiến, cuộc bầu cử quốc hội ở Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 22/5, và kết quả sẽ được công bố ngày 11/6.
Trong Đại hội đảng 12 vừa qua, cả ba nhân vật chóp bu gồm ông Dũng, ông Sang và ông Hùng, đều không “lọt” vào Bộ Chính trị.
Việc miễn nhiệm sớm chủ yếu để chặn đứng thế lực và quyền hành của Nguyễn Tấn Dũng, chặn những người miền nam thiếu lý luận [ám chỉ lời phát biểu trước đây được cho là của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng].
Bạn đọc VOA Dân Cà Mau viết.
Theo luật sư Quân, chính vì lý do này nên dẫn tới việc đảng ngay lập tức “sắp xếp lại” nhân sự cấp cao.
Về ý kiến cho rằng đội ngũ lãnh đạo cũ bị “đẩy đi sớm vì chuyến thăm vào tháng Năm sắp tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama”, ông Quân nhận định:
“Tôi nghĩ đó là một lý do bề nổi bên ngoài thôi, còn quan trọng nhất vẫn là khả năng kiểm soát quyền lực của chính đảng cộng sản. Đảng cộng sản họ kiểm soát được hoàn toàn cuộc chơi và tình thế. Ở đây, tôi nghĩ có sự tranh chấp về mặt nội bộ từ lâu, và cho tới giờ, những người không phải ủy viên bộ chính trị, đặc biệt là ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đang làm thủ tướng, để chào đón và gặp những nhân vật quan trọng như vậy để thỏa thuận và ký kết thì có thể xảy ra chuyện này, chuyện nọ. Những người cộng sản, họ muốn phải có một dàn [lãnh đạo] mới để họ kiểm soát toàn bộ theo đúng trình tự của họ, thì đó cũng là một lý do. Theo tôi, đó chỉ là bề nổi mà thôi, còn quan trọng nhất là họ phải nắm chắc được.”

Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Obama sẽ tới thăm Việt Nam vào tháng Năm này, nhưng không nói rõ thời điểm.

Trong khi đó, tin cho hay, chính quyền Hà Nội đang cấp tập chuẩn bị cho chuyến công du được chờ đợi này, nhất là màn ra mắt các tân quan chức cấp cao trước nhà lãnh đạo được cho là quyền lực nhất thế giới.
Tôi nghĩ đó là một lý do bề nổi bên ngoài thôi, còn quan trọng nhất vẫn là khả năng kiểm soát quyền lực của chính đảng cộng sản. Đảng cộng sản họ kiểm soát được hoàn toàn cuộc chơi và tình thế. Ở đây, tôi nghĩ có sự tranh chấp về mặt nội bộ từ lâu.
Luật sư Quân nói.
Sau đại hội đảng đầu năm nay, 3 chức danh chủ chốt đã được đề cử chờ quốc hội thông qua gồm ông Nguyễn Xuân Phúc cho vị trí thủ tướng, ông Trần Đại Quang cho vị trí chủ tịch nước và bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho vị trí chủ tịch quốc hội.
Trong cuộc họp từ biệt hôm 26/3, Thủ tướng Dũng nói rằng ngày 6/4 tới ông sẽ “kết thúc nhiệm vụ”, và như vậy ông lãnh đạo chính phủ được “9 năm 10 tháng”, tức còn thiếu hai tháng mới tròn 10 năm.
Sau đó ông cũng khuyên hơn 10 thành viên chính phủ về hưu kỳ này, trong đó có bản thân mình, là “ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng làm người tử tế, sống tử tế”.
Lời phát biểu này của ông Dũng đã gây “sốt” mạng xã hội mấy ngày qua, với nhiều bình luận cả tiêu cực lẫn tích cực.
Ngày 6/4 tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ 'kết thúc nhiệm vụ'.

Ngày 6/4 tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ‘kết thúc nhiệm vụ’.

Ngay trên trang thông tin chính thức về chính phủ trên Facebook, một người sử dụng mạng tên Minh Quân viết: “Sau khi được bãi nhiệm, anh Ba mới khuyên các đàn em thân tín, ráng sống là người tử tế! Các đồng chí sau cũng vậy thì nát cái nước này thôi”.
Trong khi đó, một người khác tên là Phạm Thanh Hải viết: “Còn rất nhiều người mong bác cống hiến thêm cho đất nước trong vai trò tổng bí thư. Chắc chắn Việt Nam sẽ còn phát triển hơn nữa…”.
Phát biểu của Thủ tướng Dũng được đưa ra ít ngày sau khi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người được cho sẽ lên kế nhiệm ông, nói rằng “nợ chính phủ đã vượt giới hạn”.
Cũng liên quan tới lời của ông Dũng, hôm nay, đại biểu quốc hội Lê Nam đã “xin mượn lời của thủ tướng” để chúc các đại biểu quốc hội khóa 13 “luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và luôn là người tử tế”.
Đại biểu từ tỉnh Thanh Hóa cho rằng “báo cáo tổng kết nhiệm kỳ quốc hội khóa 13 như một bức tranh đẹp, có phần lãng mạn. Tuy nhiên, sau mỗi lần rời nghị trường vẫn bao trăn trở, ưu tư vì còn nhiều nợ dân nợ nước”.
Ông Nam được báo Tuổi Trẻ trích lời nói thêm: “Nhưng bức tranh tổng kết nhiệm kỳ có xung đột không với một miền Tây Nam Bộ rất trù phú và hiền hòa đang lùi dần vào dĩ vãng. Một Tây Nguyên khô khát giữa tháng ba. Một hệ thống chính trị cồng kềnh đến không chịu nổi với tham nhũng và quan liêu, với ngân khố nằng nặng, với thanh niên Việt Nam hình như ngày càng còi cọc. Và, Biển Đông cũng chưa ngừng gợn sóng”.

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo