Việt Nam Thời Báo

Thống nhất hai miền Triều Tiên: cái nhìn từ phương Bắc

John Feffer

A North Korean soldier stands guard at the north side of the truce village of Panmunjon in the demilitarized zone dividing the two Koreas on Feb. 4. A recent poll of North Koreans showed a lot of interest in reunification of North and South Korea. (NJUNG YEON-JE/AFP/Getty Images)
Một binh sĩ Triều Tiên đứng gác tại phía bắc của ngôi làng đình chiến của Panmunjon trong khu phi quân sự phân chia hai miền Triều Tiên vào ngày 4 tháng 2. Một cuộc thăm dò gần đây của Bắc Hàn cho thấy có rất nhiều quan tâm trong việc thống nhất của Bắc và Nam Triều Tiên. (NJUNG Yeon-JE / AFP / Getty Images)

Một cuộc thăm dò bất thường cho thấy những gì người dân Bắc Triều Tiên đang suy nghĩ về việc tái thống nhất đất nước.

Với người Triều Tiên, việc thống nhất đất nước có tính huyền thoại, tương tự như câu chuyện về Miền Đất Hứa hay Chén Thánh. Hầu hết người Triều Tiên ước mơ một lúc nào đó trong tương lai họ sẽ được đoàn tụ, miền Bắc và miền Nam cùng nhau tái tạo một nước Triều Tiên nguyên vẹn như trước khi bị thực dân Nhật Bản chia cắt. Đó là một suy nghĩ đáng trân trọng, nhưng không một ai có một ý tưởng đúng đắn làm thế nào để thực hiện được điều đó.

Đã có nhiều cuộc thăm dò ở Hàn Quốc về cái gì, như thế nào, và khi nào thì tái thống nhất. Theo thăm dò mới nhất của Viện Asan vào tháng 1 năm 2015, mối quan tâm đến việc thống nhất đất nước vẫn rất cao (trên 80%), mặc dù những người trẻ ít quan tâm đến chủ đề này và cũng ít quan tâm đến việc phải trả một khoản tiền thuế bổ sung để hỗ trợ việc tái thống nhất.

Trong khi đó, cái nhìn của chúng ta về ý kiến của Bắc Triều Tiên, còn khá chắp vá. Chính phủ Bắc Triều Tiên tuyệt nhiên không đưa ra một tuyên bố chính thức nào. Những người trốn ra đi từ Bắc Triều Tiên có đưa ra ý kiến ​​của mình, nhưng từ khi họ rời khỏi đất nước thì tính đại diện của quan điểm của họ là không rõ ràng.

Nhưng bây giờ chúng tôi có một số thông tin mới, nhờ vào cuộc thăm dò 100 người Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc được tiến hành năm ngoái bởi các nhà nghiên cứu từ Chosun Ilbo và Trung tâm Nghiên cứu Thống nhất Văn hóa. Những người Bắc Triều Tiên này không phải là những người bỏ trốn. Họ sống một thời gian ở Trung Quốc, làm việc hoặc thăm thân nhân, và họ có kế hoạch quay trở lại miền đất của họ. Vì không thể  tiến hành một cuộc thăm dò dư luận ở Bắc Triều Tiên, nên đây là điều tốt nhất chúng tôi có thể làm.

 Quan điểm của 100 người Bắc Triều Tiên này về chủ đề thống nhất đất nước không có gì đáng ngạc nhiên.

Các kịch bản thống nhất đất nước

Sau chiến tranh thế giới II, hai miền Triều Tiên đồng nhất về vấn đề thống nhất đất nước, tuy có trái ngược. Bắc Triều Tiên mong mỏi thống nhất bán đảo dưới khẩu hiệu “chủ nghĩa xã hội theo kiểu chúng ta”.  Còn Hàn Quốc, dưới thời Syngman Rhee, nuôi dưỡng hy vọng sẽ sát nhập phương Bắc theo mô hình quân sự.

Sự bế tắc kéo dài trên bán đảo thúc đẩy Kim Il Sung và Park Chung Hee  tìm các phương pháp khác để đi đến tái thống nhất. Các đặc điểm cấu trúc tương đồng của hai nước ở thời điểm đó – độc tài chính trị,  phát triển kinh tế do nhà nước chỉ đạo,  tương quan về  văn hoá và xã hội – khiến việc tìm kiếm một công thức cho việc thống nhất cuối cùng là không quá xa vời.

Tuy nhiên, một trong những điểm vướng mắc vào thời điểm đó không phải là ý thức hệ mà là số lượng. Bởi vì Nam Triều Tiên có dân số nhiều hơn so với Bắc Triều Tiên, hai bên không thể thỏa thuận về một cơ cấu chính trị có thể đảm bảo quyền đại diện bình đẳng cho cả hai bên và tỷ lệ đại diện của hai nhóm dân số.

Vào những năm 1990, khi Bắc Triều Tiên rơi vào nạn đói và khủng hoảng kinh tế, nổi lên một kịch bản khác về việc thống nhất đất nước, chủ yếu là ở miền Nam. Các quốc gia cộng sản đã sụp đổ khắp Đông Âu. Và sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên dường như cũng chỉ còn là vấn đề thời gian. Việc thống nhất đất nước, do đó, sẽ xảy ra một cách hữu cơ – không phải thông qua hành động quân sự hay các cuộc đàm phán chính trị phức tạp mà đúng hơn, chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ và miền Nam chỉ đơn giản là lấp đầy vào khoảng trống chính trị.

Hệ thống Bắc Triều Tiên vẫn tồn tại một cách ương ngạnh, và như vậy kịch bản  thống nhất mới nhất này vẫn ở trong tình trạng lấp lửng. Người ta vẫn thường tiên đoán về sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên, nhưng không ai kỳ vọng rằng việc tái thống nhất sẽ sớm diễn ra bất cứ lúc nào.

Không máy móc

Chúng ta hãy quay trở lại với cuộc thăm dò những người Bắc Triều Tiên. Dĩ nhiên nhóm dân Bắc Triều Tiên này là một tập hợp bất thường. Họ đã có cơ hội để đi du lịch bên ngoài đất nước của họ. Họ có lẽ đã tiếp xúc với người nước ngoài và các quan niệm bên ngoài. Họ không đại diện cho quan điểm người Bắc Triều Tiên như một chỉnh thể. Tuy nhiên, trong nhóm này, nam giới và một nửa số phụ nữ bị chia rẽ quan điểm, và nhóm rất khác nhau về độ tuổi và cả nơi cư trú ở Bắc Triều Tiên. Chỉ hai trong số 100 người có trình độ đại học, vì vậy họ không đại diện cho tầng lớp tinh hoa Bắc Triều Tiên.

Cũng giống như người Hàn Quốc, người Bắc Triều Tiên tỏ ra rất quan tâm tới vấn đề tái thống nhất: 95 người trong số họ nói rằng đó là cần thiết, chủ yếu vì lý do kinh tế. Một số lượng áp đảo tin rằng cá nhân họ sẽ được hưởng lợi từ việc thống nhất đất nước.

Khi được hỏi về việc họ nghĩ việc thống nhất đất nước sẽ diễn ra như thế nào, chỉ có 8 trong số 100  người tin chính quyền Bắc Triều Tiên sẽ kiểm soát quá trình. Có 7 người nghĩ rằng điều này sẽ xảy ra khi chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ. Mặt khác, 22 người mong ​​rằng Hàn Quốc sẽ sát nhập Bắc Triều Tiên vào. Và đa số muốn ​​việc tái thống nhất sẽ diễn ra “thông qua đàm phán giữa hai miền Triều Tiên trên cơ sở bình đẳng sau những cải cách và mở cửa của miền Bắc”.

Khi được hỏi về hệ thống mà nước Triều Tiên thống nhất nên áp dụng, các câu trả lời thậm chí còn đáng sửng sốt hơn. Chỉ 14 người lựa chọn chủ nghĩa xã hội của Bắc Triều Tiên, 26 người muốn có một sự thỏa hiệp giữa hai hệ thống. Bên cạnh đó, 34 người được hỏi ưa thích hệ thống của Hàn Quốc và 24 người khác không quan tâm tới việc đất nước thống nhất sẽ áp dụng hệ thống nào.

Những người được hỏi cho thấy rõ là họ không cứng nhắc nghe theo tuyên truyền của chính phủ.


Những người Bắc Triều Tiên, ít nhất là số người này, rõ ràng cho thấy rằng họ không máy móc nghe theo tuyên truyền của chính phủ (họ có thể nói công khai bất cứ điều gì). Họ thể hiện các quan điểm một cách đa dạng, cho thấy họ có suy nghĩ riêng của mình.

Nhưng họ tập trung vào chỉ một vài lựa chọn khác nhau, điều đó cho thấy họ cũng thảo luận với những người khác về những câu hỏi như vậy. Họ không tin tưởng Bắc Triều Tiên sẽ tồn tại lâu dài. 

Nhưng có một điều cũng không kém quan trọng, nhiều người về cơ bản là thực dụng và không thực sự quan tâm đến việc họ phải sống trong hệ thống nào .

Hai chính phủ không bàn về về việc thống nhất đất nước. Họ hầu như không nói bất cứ điều gì. Nhưng người dân ở Bắc Triều Tiên quan tâm rất nhiều tới vấn đề này, nếu không muốn nói là nhiều hơn đồng bào của họ ở miền Nam. Những người trả lời cuộc thăm dò này không thuộc tầng lớp trí thức tinh hoa của đất nước, một điều làm đáng ngạc nhiên hơn, vì nó cho thấy rằng các cuộc thảo luận về mối quan hệ được xem như có giá trị cho cả hai hệ thống đang diễn ra trên khắp các lĩnh vực kinh tế-xã hội ở Bắc Triều Tiên.

Trước khi thay đổi có thể xảy ra ở một đất nước, điều đó phải nảy ra trong tâm trí người dân nước đó.


Điều quan trọng hơn cả, các kết quả thăm dò ý kiến đều ​​nhấn mạnh tầm quan trọng của các kế hoạch nhằm đem lại cho Bắc Triều Tiên một cơ hội can dự với thế giới bên ngoài. Trước khi thay đổi có thể xảy ra ở một đất nước, điều đó phải nảy ra trong tâm trí người dân nước đó. Và điều đó rõ ràng đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên.

John Feffer

John Feffer là giám đốc của tạp chí Foreign Policy in Focus. Bài viết này được đăng trước đó trên Foreign Policy trong Focus (fpif.org).

(Đại Kỷ Nguyên)

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo