Việt Nam Thời Báo

Thư chung của Giám mục Nguyễn Thái Hợp về thảm họa ô nhiễm môi trường biển Miền Trung



Giám mục Nguyễn Thái Hợp 



“Chúng ta không thể dửng dưng trước bất cứ điều gì của trái đất” (ĐGH Phanxicô, Laudato Sí)


TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
 xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An,
 Việt Nam
Tel: +84.383.861.171; +84.948.051.966
Fax: +84.383.861.215
 Email: tgmvinh@gmail.com


Số: 0316/ TMV-TGM
THƯ CHUNG
Về thảm họa ô nhiễm môi trường biển Miền Trung.


Kính gửi: Quý Cha, quý Tu sỹ, quý bà con giáo dân và tất cả mọi người, Trong những ngày qua, chúng ta đau lòng chứng kiến thảm họa ô nhiễm môi trường biển chưa từng thấy.


Hàng trăm tấn cá chết trôi dạt vào bờ biển Miền Trung. Tôm, ngao sò, chim chóc, rừng ngập mặn đột nhiên chết hàng loạt, hệ sinh thái của thềm lục địa bị phá hủy.

Hàng triệu ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, làm muối, buôn bán hải sản, kinh doanh dịch vụ ăn uống và du lịch… đột nhiên rơi vào cảnh thất nghiệp và điêu đứng vì nghề nghiệp mưu sinh hoàn toàn bị đảo lộn.


Hoảng loạn, bần cùng và phẫn nộ, đó là những khốn khổ mà người dân đang nếm trải.

Hiện nay, dù các người hữu trách chưa đưa ra kết luận chính thức, nhưng nhiều người vẫn đinh ninh rằng, chất thải có chứa độc tố kim loại nặng từ khu công nghiệp là nguyên nhân của thảm họa trên.

Nếu thực sự như vậy thì thảm họa môi trường này có mức độ lâu dài và nguy hiểm vô cùng to lớn. Chắc chắn phải mất nhiều thập niên nữa hệ sinh thái của thềm lục địa Miền Trung mới khôi phục được.


Về phương diện kinh tế, tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng nhiều người cho rằng, thiệt hại do thảm họa môi trường này gây ra vượt rất xa lợi nhuận mà một khu công nghiệp có thể mang lại.

Hậu quả của nhiễm độc kim loại nặng đối với sức khỏe con người còn khủng khiếp hơn. Các độc tố này sẽ tồn tại lâu dài trong lòng biển. Nước biển và hải lưu sẽ làm loãng nồng độ chất độc để không gây chết tức thì cho sinh vật biển, nhưng các sinh vật này sẽ bị tác hại lâu dài qua việc hấp thụ độc tố từ chuỗi thức ăn.

Khi con người tiêu thụ thủy sản, nước mắm, muối có nhiễm độc, các độc tố này sẽ xâm nhập và tích lũy ngày càng nhiều trong cơ thể. Đến một lúc nào đó hàm lượng độc tố này vượt ngưỡng cho phép, chúng sẽ gây bệnh tật như ung thư, tổn thương não… và có thể gây dị dạng, quái thai cho các thế hệ sau.
  
Mặc dù tầm mức nguy hiểm của thảm họa to lớn như vậy, nhưng đã hơn một tháng qua, các nhà chức trách vẫn né tránh việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa này.
  
Bên cạnh đó một số người còn khuyến khích dân chúng tiêu thụ thủy hải sản một cách thiếu căn cứ khoa học.

Trong khi đó, thật khó hiểu khi nhà cầm quyền lại nặng tay đàn áp những người biểu tình ôn hòa đòi trả lại môi trường trong sạch cho người dân.

Đứng trước thảm trạng này, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
  
Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy rằng: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và âu lo của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và âu lo của người môn đệ Đức Kitô, không có gì đích thực nhân loại mà không có âm vang trong cõi lòng người Kitô hữu” (CĐ Vaticanô II, Gaudium et Spes, số 1).
  
Vì vậy, chúng ta không thể nào dửng dưng trước thảm họa ô nhiễm môi trường đang phá hủy không những vùng biển Miền Trung mà còn gây thảm họa lâu dài cho cả dân tộc.

Thật vậy, chúng ta đang đối diện với một vấn đề vô cùng quan trọng, không chỉ liên quan đến chính mỗi người chúng ta mà còn liên quan đến nhiều thế hệ. Có thể nói rằng, biển kêu gào thảm thiết vì bị bức tử và mọi người, mọi vật đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thảm họa này.
  
Chúng ta cần biết rằng việc phá hoại môi trường, làm nhơ bẩn nguồn nước, đất đai và không khí bằng những độc tố là tội lỗi, và sẽ gánh lấy hậu quả. Vì “tội lỗi chống lại tự nhiên, cũng là tội lỗi chống lại chúng ta và là tội lỗi chống lại chính Thiên Chúa” (ĐGH Phanxicô, Laudato Sí, số 8). Theo giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxiô, chúng ta không thể dung thứ bất cứ thái độ vô cảm và vô trách nhiệm nào đối với môi trường.
  
Đồng thời, chúng ta có quyền đòi hỏi người khác, trong lúc tìm cách đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại, không được tác hại đến các thế hệ tương lai.

Chúng ta có quyền yêu cầu các nhà hữu trách phải tạo lập một hệ thống pháp lý chặt chẽ và hữu hiệu để bảo vệ môi sinh. Không cho phép những ai lạm dụng quyền lực và dựa vào mô hình kinh tế – kỹ thuật để phá hoại đất nước, sự tự do cũng như công bằng xã hội (x. ĐGH Phanxicô, Laudato Sí, số 53 và số 59).

Vì thế, tôi tha thiết mời gọi Anh Chị Em thể hiện căn tính Kitô hữu của mình, có trách nhiệm với quê hương đất nước và các thế hệ tương lai, đồng thời hiệp thông chia sẻ với những người đang là nạn nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường bằng những việc làm cụ thể sau đây:

– Biết sẵn sàng từ bỏ lối sống hưởng thụ coi thường môi sinh và cương quyết không sản xuất, chế biến “thực phẩm bẩn” gây hủy hoại sức khỏe, tổn thương đến tính mạng của đồng bào mình; từ bỏ lối phát triển kinh tế không những không bền vững mà còn hủy hoại đến môi sinh;

– Giúp đỡ những anh chị em đang là nạn nhân của thảm họa này qua sự thăm viếng, động viên tinh thần cũng như giúp đỡ bằng vật chất;
  
– Chủ động tiêu hủy, chôn cất một cách an toàn nhất có thể, những sinh vật biển bị chết để ngăn chặn chất độc phát tán; không tàng trữ, buôn bán những hải sản, thực phẩm chế biến từ hải sản đã nhiễm độc hoặc nghi ngờ nhiễm độc;

 – Hợp tác với những cá nhân và tổ chức thành tâm thiện chí để tìm ra nguyên nhân gây thảm họa, đồng thời nỗ lực tìm kiếm biện pháp khắc phục thảm họa này;
 – Thực hiện quyền công dân được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các Công ước Quốc tế quy định; thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi hỏi sự minh bạch trong việc điều hành đất nước, cũng như xử lý thảm họa và buộc những kẻ đã gây ra phải bị xét xử đúng với công lý.

Đặc biệt, tôi tha thiết mời gọi Anh Chị Em cầu nguyện cho công cuộc bảo vệ môi trường, bảo vệ sự thật và quyền được sống trong một môi trường lành mạnh, hài hòa và bền vững.
  
Rất có thể con cháu chúng ta sau này sẽ hỏi: Vào thời điểm đất nước lâm nguy, Biển Đông bị ô nhiễm, ông, bà, cha, mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con?

Tin tưởng vào lời hứa của Đức Mẹ Fatima, tôi kêu gọi mọi người siêng năng lần hạt Mân Côi, để nhờ sự phù hộ của Đức Mẹ, chúng ta không những biết can đảm bảo vệ non sông đất nước mà còn không để lại hệ lụy cho thế hệ tương lai.
  
Xin Chúa chúc lành và ban bình an cho mọi người trên đất nước Việt Nam thân yêu.
Kỷ niệm 99 năm ngày Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất tại Fatima,

Xã Đoài, ngày 13 tháng 5 năm 2016
 GIÁM MỤC GIÁO PHẬN VINH  

Phaolô Nguyễn Thái Hợp.

———————
“Nothing in this world is indifferent to us”
(Pope Francis, Laudato Si’)
BISHOPRIC OF XA DOAI
Nghi Dien Commune, Nghi Loc District, Nghe An Province, Vietnam
Tel: +84383861171; +84948051966
Fax: +84383861215
No: 0316/ TMV-TGM
EPISCOPAL LETTER

Re: Catastrophic pollution of the marine environment in Central Vietnam
To: Priests, religious and lay people, and every person,

In the past several days, we have been deeply agonized by the unprecedented catastrophic pollution of the marine environment. Hundreds of tons of dead fish were washed ashore along the coast in Central Vietnam. Shrimp, clam shells, birds, mangroves were found in sudden mass deaths, and the ecosystem of the continental shelf was destroyed. Millions of those whose survival rely on fishing, fish-farming, salt-harvesting, seafood trade, catering services and tourism have suddenly found themselves unemployed and impoverished, as their sources of employment and earnings have been turned upside-down. Panic, destitution, fury – those are the miseries these people are experiencing.
Currently, even though the authorities have not announced any official conclusion, many people feel certain that the toxic waste containing heavy metals from industrial areas is the cause of the aforesaid catastrophe. If this is true, the adverse consequences of this environmental catastrophe will be enormous and long-lasting. For sure it will take decades for the ecosystem of the continental shelf in Central Vietnam to recover. In economic terms, many people believe that the damage caused by this environmental catastrophe will far exceed the profits any industrial plant can bring, even though the specific statistics to support this has yet to be released.
The consequences of heavy metal contamination on human health are even more terrifying. The toxins will remain in the seabed for long. Sea water and ocean currents will dilute the concentration of the toxins to non-lethal levels, thus not killing marine life immediately but destroying them gradually with the toxins left in the food chain. When the contaminated seafood, fish sauce, and salt are consumed, these toxins will be absorbed and accumulated in the human bodies over time. Once the level of the toxic content exceeds the body’s tolerance, this will cause diseases such as cancer, brain damage …, or deformities and birth defects in generations to come.
Despite the massive scale of the dangers involved, over a month has passed and the authorities are still trying to avoid disclosing the causes and culprits of the catastrophe. Not only that, some even encouraged the consumption of the seafood without any scientific basis to prove that this is safe. Meanwhile, it is hard to comprehend how the authorities could heavy-handedly repress those peaceful protesters who did nothing but demanded the return of a clean environment to the people.
What attitude should we have, facing such catastrophe?
The Sacred Second Vatican Council teaches, “The joys and the hopes, the griefs and the anxieties of the men of this age, especially those who are poor or in any way afflicted, these are the joys and hopes, the griefs and anxieties of the followers of Christ. Indeed, nothing genuinely human fails to raise an echo in their hearts” (Second Vatican Council,Gaudium et Spes, 1).
Thus, we cannot remain indifferent to the catastrophic environmental pollution which is not only destroying the coastal areas in Central Vietnam, but also causing a long-term disaster to the entire nation. Indeed, we are facing a very grave issue, which not only concerns each and every one of us but also involves many generations to come. It can be seen that the sea is bitterly crying because of forced suicide, while all people and all things are being seriously affected by this catastrophe. We need to understand that the destruction of the environment and the putrefaction of water sources, land and air with toxins is a sin with consequences for the guilty. For “to commit a crime against the natural world is a sin against ourselves and a sin against God” (Pope Francis, Laudato Sí, No. 8). 
According to the teaching of the Holy Father Francis, we cannot tolerate any attitude that shows insensitivity and irresponsibility towards the environment. At the same time, we have the right to demand of others that, while seeking to meet the needs of the present generation, they must not do harms to the future generations. We have every right to demand of those in authority to develop a tightly coherent and effective legal system to protect the environment. The abuse of power and misuse of the techno-economic model to sabotage the country, its freedom and social justice must not be allowed.  (cf. Pope Francis, Laudato Sí, 53 and 59).
Therefore, Brothers and Sisters, I earnestly invite you to express your Christian identity, showing your responsibility to our motherland and to the future generations, at the same time sharing in and being in communion with those victims of the current environmental pollution catastrophe with the following specific acts:
– Be willing to give up a consumerist lifestyle with totally no consideration for the environment, determined not to process and produce “dirty food” which destroys people’s health, damages the lives of our fellow country people; abandon the path of economic development which is not only unsustainable but also destructive to the environment;
– Help those who are victims of this catastrophe through visits, comforting encouragement, and material aid;
– Actively destroy and bury, as safely as possible, dead sea creatures to prevent the spreading of toxins; determined to not possess and trade seafood and processed seafood which are already contaminated or suspected to be contaminated;
– Cooperate with individuals and organizations of good will to investigate the cause of the catastrophe, at the same time making efforts to find measures to counter its consequences;
– Exercise your citizen’s rights which are recognized by Vietnam’s Constitution and laws as well as by international conventions; peacefully express the right to demand for transparency in the governance of the country and the handling of the catastrophe, and to compel the culprits to be justly prosecuted.
In particular, Brothers and Sisters, I earnestly urge you to pray for the protection of the environment, protection of truth and protection of the right to live in a healthy, harmonious and sustainable environment.

Who knows, our children and grandchildren may later ask: At the time the country was in danger and the East Sea was polluted, what did you do to save the sea and to save us, dear grandparents and parents? Trusting the promises of Our Lady of Fatima, I urge everybody to pray the Rosary diligently, so that through the intercession of Our Lady, we not only have the courage to protect our motherland but also leave no bad consequences to the future generations.
May God bless and give peace to everyone in our beloved country of Vietnam.
In celebration of the 99th anniversary of the first apparition of Our Lady at Fatima,
Xã Đoài, May 13, 2016
BISHOP OF VINH DIOCESE

Paul Nguyen Thai Hop.

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo