Trong suốt quãng đời hành nghề cố vấn đầu tư lẫy lừng, theo trang CNBC, tỉ phú Andrew Aran đã tích lũy được gia sản kếch sù. Nhưng cho tới khi ông qua đời, ba người con của ông Aran – lần lượt đang là 26, 22 và 16 tuổi – sẽ không được thừa kế quá nhiều như người ta vẫn nghĩ.
Tỉ phú Warren Buffett thuyết phục nhiều tỉ phú khác làm từ thiện – Ảnh: Reuters |
Phần đông tỉ phú Mỹ thuộc thế hệ những người đầu tiên sau chiến tranh và họ cảm thấy con cái mình cũng cần phải nỗ lực kiếm tiền giống họ.
Tỉ phú Aran, năm nay 57 tuổi, đang sống cùng vợ tại Wyckoff, bang New Jersey. Theo kế hoạch trù liệu của vợ chồng ông, sau khi qua đời, Andrew Aran sẽ chỉ để lại cho các con một phần nhỏ gia sản, phần lớn còn lại ông sẽ quyên tặng cho các tổ chức nhân đạo.
Ông Aran lý giải về quyết định này: “Chúng tôi không muốn gây ảnh hưởng xấu tới ý thức cố gắng làm lụng của bọn trẻ”.
Theo một nghiên cứu năm 2014 của Đại học Boston về những người giàu có và các dự án từ thiện, từ năm 2007-2061, tổng tài sản của các tỉ phú sinh sau Thế chiến thứ 2 (từ 1946-1964) sẽ được di chúc lại vào khoảng 36.000 tỉ USD. Tuy nhiên số tài sản này không có nghĩa sẽ dành cho con cháu họ.
Một nghiên cứu điều tra thường niên khác về sự giàu có và giá trị của tổ chức nghiên cứu US Trust cho thấy các tỉ phú thuộc lớp người sinh sau Thế chiến thứ 2 ở Mỹ cũng là thế hệ ít xem trọng nhất việc để lại gia sản cho con cái.
Theo Chris Heilmann, giám đốc phụ trách vấn đề ủy thác tài sản của US Trust, sở dĩ có thực tế này là vì phần đông tỉ phú tham gia điều tra thuộc thế hệ những người đầu tiên giàu lên sau chiến tranh. Họ cảm thấy con cái mình cũng cần phải nỗ lực kiếm tiền giống họ.
Tấm gương tiêu biểu nhất trong việc ứng xử với gia sản theo cách này là tỉ phú Warren Buffett. Ông đã cùng ông chủ Tập đoàn Microsoft Bill Gates đồng sáng lập tổ chức Giving pledge (Cam kết cho đi) để thuyết phục các tỉ phú trên thế giới dành phần lớn gia sản của họ sau khi qua đời cho các tổ chức phi chính phủ và từ thiện thay vì cho con cái và người thân.
Một câu nói nổi tiếng của tỉ phú Warren Buffett thường được trích dẫn: “Gia đình tôi sẽ không được nhận những khoản tiền lớn trong tổng tài sản của tôi. Điều đó không có nghĩa họ không được gì.
Các con tôi đã được tôi và Susie cho một số tiền, chúng sẽ còn tiếp tục nhận thêm. Nhưng tôi vẫn tin vào triết lý này… một người rất giàu nên để cho con cái họ số tiền đủ để làm gì đó nhưng không được quá đủ tới mức chúng không cần làm gì nữa”.
Tỉ phú Aran, năm nay 57 tuổi, đang sống cùng vợ tại Wyckoff, bang New Jersey. Theo kế hoạch trù liệu của vợ chồng ông, sau khi qua đời, Andrew Aran sẽ chỉ để lại cho các con một phần nhỏ gia sản, phần lớn còn lại ông sẽ quyên tặng cho các tổ chức nhân đạo.
Ông Aran lý giải về quyết định này: “Chúng tôi không muốn gây ảnh hưởng xấu tới ý thức cố gắng làm lụng của bọn trẻ”.
Theo một nghiên cứu năm 2014 của Đại học Boston về những người giàu có và các dự án từ thiện, từ năm 2007-2061, tổng tài sản của các tỉ phú sinh sau Thế chiến thứ 2 (từ 1946-1964) sẽ được di chúc lại vào khoảng 36.000 tỉ USD. Tuy nhiên số tài sản này không có nghĩa sẽ dành cho con cháu họ.
Một nghiên cứu điều tra thường niên khác về sự giàu có và giá trị của tổ chức nghiên cứu US Trust cho thấy các tỉ phú thuộc lớp người sinh sau Thế chiến thứ 2 ở Mỹ cũng là thế hệ ít xem trọng nhất việc để lại gia sản cho con cái.
Theo Chris Heilmann, giám đốc phụ trách vấn đề ủy thác tài sản của US Trust, sở dĩ có thực tế này là vì phần đông tỉ phú tham gia điều tra thuộc thế hệ những người đầu tiên giàu lên sau chiến tranh. Họ cảm thấy con cái mình cũng cần phải nỗ lực kiếm tiền giống họ.
Tấm gương tiêu biểu nhất trong việc ứng xử với gia sản theo cách này là tỉ phú Warren Buffett. Ông đã cùng ông chủ Tập đoàn Microsoft Bill Gates đồng sáng lập tổ chức Giving pledge (Cam kết cho đi) để thuyết phục các tỉ phú trên thế giới dành phần lớn gia sản của họ sau khi qua đời cho các tổ chức phi chính phủ và từ thiện thay vì cho con cái và người thân.
Một câu nói nổi tiếng của tỉ phú Warren Buffett thường được trích dẫn: “Gia đình tôi sẽ không được nhận những khoản tiền lớn trong tổng tài sản của tôi. Điều đó không có nghĩa họ không được gì.
Các con tôi đã được tôi và Susie cho một số tiền, chúng sẽ còn tiếp tục nhận thêm. Nhưng tôi vẫn tin vào triết lý này… một người rất giàu nên để cho con cái họ số tiền đủ để làm gì đó nhưng không được quá đủ tới mức chúng không cần làm gì nữa”.
D.KIM THOA
(Theo Tuổi Trẻ)
(Theo Tuổi Trẻ)