Nhịp cầu đầu tư
Diện tích trồng lúa bị thiệt hại trực tiếp tại ĐBSCL hiện lên tới hơn 160.000 ha, trong đó, có hơn 86.000 ha thiệt hại trên 70% năng suất.
Mấy chục năm gắn bó với cây mía, nhưng ông Võ Văn Vân, ấp Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng chưa bao giờ lâm vào hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, khi chính tay ông phải dùng dao gạt đi rẫy mía gần 1 năm chăm bón. Với hơn 6.000 m2 đất trồng mía hứa hẹn mang về cho ông khoảng 80 triệu đồng thì nay ông trắng tay do nước mặn xâm lấn. Đây là hoàn cảnh không chỉ của riêng ông mà còn của nhiều hộ trồng mía tại Cù Lao Dung và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, do trận hạn hán, xâm nhập mặn được xem là lớn nhất trong gần 100 năm qua tại khu vực này.
Vùng đất chín rồng được xem là vựa lúa, vựa trái cây, nông thủy sản lớn nhất của cả nước. Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, khu vực này chiếm 55,5% sản lượng lúa, 70% trái cây và 69% thủy sản của cả nước. Bên cạnh đó, còn một số loại cây trồng khác đang trở thành khu nguyên liệu của vùng như mía đường tại các tỉnh như Sóc Trăng, Hậu Giang…
Hạn hán và ngập mặn
Nhưng nạn hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 994.000 ha lúa xuống giống tại đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, diện tích trồng lúa bị thiệt hại trực tiếp hiện lên tới hơn 160.000 ha. Trong đó, có hơn 86.000 ha thiệt hại trên 70% năng suất; hơn 43.000 ha thiệt hại hơn 30-70% năng suất và 9.800 ha thiệt hại dưới 30%.
Các tỉnh có diện tích bị ảnh hưởng nhiều nhất do hạn hán và xâm ngập mặn là Cà Mau với gần 50.000 ha, tiếp đó là Kiên Giang với trên 34.000 ha, Bến Tre trên 13.000 ha, Bạc Liêu, Trà Vinh trên 11.000 ha. Các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang, Tiền Giang… cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Nếu trung bình mỗi hecta bà con nông dân thu được 4 tấn lúa, thiệt hại trước mắt có thể thấy năng suất năm nay sụt giảm khoảng 640.000 tấn lúa. Tính theo giá mua trên đồng khoảng 4.300 đồng/kg, mức thiệt hại lên đến gần 3.000 tỉ đồng.
Không chỉ thiếu nước cho vụ mùa, ngay cả nước sinh hoạt cũng bị thiếu hụt trầm trọng. Hiện tại ở đồng bằng sông Cửu Long đã có hơn nửa triệu người thiếu nước. Nếu chỉ tính phạm vi ảnh hưởng của ranh nước mặn 4 g/l – độ mặn không thể lấy nước sinh hoạt, sản xuất thì ranh nước mặn này đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đã ăn vào sâu trong nội đồng cao hơn năm ngoái từ 15-45 km. Những điều này trước đó chưa từng xuất hiện tại đây.
Trong khi tại Long An, ranh nước mặn trên sông Vàm Cỏ đã vào từ 90-93 km, gần gấp đôi so với quy chuẩn thiên tai xâm nhập mặn cấp 2 – cấp cao nhất thì tại Bến Tre, chưa bao giờ nước nhiễm mặn 1 g/l lại bao phủ hầu khắp địa bàn của tỉnh này. Đến nay đã có 160/164 xã không có nước ngọt để sinh hoạt.
Tại tỉnh Hậu Giang, có vùng trũng Lung Ngọc Hoàng – khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng hơn 3.000 ha và cũng được xem là túi nước ngọt của cả vùng đồng bằng. Theo ông Lê Phước Đại, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, tình hình ngập mặn đang đe dọa khu vực này, nếu mặn tấn công sẽ phá hủy hệ sinh thái đang phát triển tại đây, sẽ có khoảng hơn 500 chủng loài trong vùng trũng Lung Ngọc Hoàng bị tiêu diệt.
Trả lời NCĐT về giải pháp lâu dài sau thiên tai trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, Nhà nước nên mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho vùng mặn của đồng bằng sông Cửu Long, có quy hoạch các khu vực nuôi trồng ven biển, tổ chức cho bà con khu vực nuôi tôm đúng kỹ thuật. Các nước Thái Lan, Philippines, Indonesia đã áp dụng công nghệ nuôi tôm được Nhà nước đầu tư một cách khoa học, giúp nông dân yên tâm sản xuất và mang lại hiệu quả cao. Ngay cả C.P, thương hiệu thực phẩm của Thái Lan, cũng đầu tư hệ thống nuôi tôm bằng hình thức này.
Theo ông Xuân, Nhà nước Việt Nam, với vốn vay của Ngân hàng Thế giới hoặc Ngân hàng Phát triển châu Á, cần tổ chức đúng kỹ thuật, với hệ thống kênh mương như trên, sẽ tạo điều kiện tốt cho nông dân có lợi tức cao hơn trồng lúa. Ngoài hướng nuôi thủy sản vùng mặn, Nhà nước còn có thể khuyến khích các chuỗi giá trị sản xuất cây trồng giá trị cao và có thị trường đầu ra ổn định.
Thiệt hại kinh tế không nhỏ
Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2014, sản lượng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 25,2 triệu tấn, chiếm 56% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả xuất khẩu gạo năm này đã thấp hơn so với dự báo và là mức thấp nhất trong 5 năm qua. Lũy kế xuất khẩu trong năm đạt 6,316 triệu tấn, trị giá FOB 2,789 tỉ USD, trị giá CIF 2,931 tỉ USD.
Đến năm 2015, VFA cũng cho biết đã xuất khẩu chính ngạch 6,568 triệu tấn gạo, trị giá 2,68 tỉ USD, tăng 4% về số lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với năm 2014. Trong năm qua, Việt Nam cũng xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc khoảng 1,5-1,7 triệu tấn gạo, giúp tiêu thụ thêm được lượng gạo trong kho.
Với kết quả này, năm 2015, Việt Nam được xếp hạng 3 thế giới sau Ấn Độ (hơn 10 triệu tấn) và Thái Lan (hơn 9 triệu tấn). Căn cứ vào lượng hàng tồn kho từ 300.000-400.000 tấn gạo thường và đơn hàng cần giao trong quý I/2016, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, dự báo các doanh nghiệp bắt buộc phải đẩy mạnh mua lúa gạo của nông dân mới đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Cũng theo ông, trong thời điểm cuối năm, nếu không nhờ 2 đơn hàng tập trung xuất khẩu sang Philippines và Indonesia với số lượng 1,5 triệu tấn thì kết quả đã không được như vậy và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo cũng đã khó lành mạnh hóa tài chính.
Với trận hạn hán đang diễn ra đúng vào thời điểm cuối quý I/2016 và đang gây hậu quả nặng nề, triển vọng xuất khẩu gạo trong năm nay của Việt Nam được dự báo sẽ theo chiều hướng giảm. Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu – Phát triển đồng bằng sông Cửu Long, trong tổng số lượng gạo sản xuất ra, Việt Nam sẽ tiêu dùng khoảng 80%, phần còn lại sẽ xuất khẩu. Như vậy, với giá trị thiệt hại đã được công bố trong thời điểm hiện tại, lượng gạo cung ứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu sẽ sụt giảm nghiêm trọng.
Không chỉ cây lúa, cây mía… bị ảnh hưởng mà ngành thủy sản cũng đang than khóc. Tại Bến Tre, hơn 80% lượng hàu nuôi của gần 450 hộ dân tại 2 xã Thừa Đức và Thới Thuận bị chết với diện tích 29/36 ha, tổng khối lượng thiệt hại lên đến 2.300 tấn, loại 4-20 con/kg và tổng giá trị thiệt hại khoảng hơn 45 tỉ đồng. Theo ông Huỳnh Văn Cung, quyền Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nắng nóng kéo dài và độ mặn trong nước vẫn cao nên con số thiệt hại nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tại Tiền Giang, người nông dân chưa kịp nguôi ngoai nỗi đau của vụ nghêu năm ngoái khi bị thiệt hại hơn 14.500 tấn, mất trắng khoảng 354 tỉ đồng không được hỗ trợ do chưa đủ cơ sở xác minh nguyên nhân gây hại thì nay lại chứng kiến từng lồng bè hàng trăm con cá điêu hồng nổi trắng trên sông. Ngập mặn đã ảnh hưởng đến hơn 1.200 ha diện tích lồng bè nuôi loại cá này trên dòng sông Tiền.
Còn nhiều nguồn thủy sản khác bị thiệt hại là các loài cá, sò, nghêu tại những tỉnh thành ven biển khác như Trà Vinh, Cà Mau… Nếu nhìn chung cả ngành thủy sản của vùng đất chín rồng, con cá basa là loài cá chủ lực của ngành được may mắn nằm phía trong khu vực đón nguồn nước từ dòng sông Mekong đổ về nên vẫn chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn chưa thể chủ quan bởi mỗi ngày trôi qua, diện tích mặn xâm lấn lại rộng thêm, nguy cơ đang tăng cao.
Lúa chết trơ gốc, mùa gặt năm nay người dân lại thất thu việc bán rơm cho bò ăn vì rơm nhiễm mặn nên bò không ăn được. Một số nơi tại Bến Tre, giá rơm hiện đã ở mức 2.500 đồng/kg, bằng một nửa giá lúa thương lái thu mua tại ruộng. Theo ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, với đàn bò của tỉnh hiện khoảng 150.000 con, do nguồn rơm làm thức ăn cho bò không đủ, nhiều hộ dân phải sang Đồng Tháp thu mua; một số hộ phải bán với giá thấp hơn 10 triệu đồng/con do không có rơm làm thức ăn và nước ngọt làm nước uống cho chúng.
Đàn bò thiếu ăn, thiếu nước uống, cây ăn trái thì thiếu nước tưới dẫn đến héo trơ thân, hoặc nước mặn cũng làm những giống cây trồng tại Chợ Lách (Bến Tre), Cái Mơn (Vĩnh Long)…, các giống cây làm nên thương hiệu tại đây như sầu riêng, xoài, bưởi giờ cũng cùng chung số phận.
Việt Nam hiện có khoảng 40 loại trái cây được xuất khẩu sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với sản lượng trung bình khoảng hơn 1,6 triệu tấn/năm. Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long có 10 loại được xuất khẩu. Với những thiệt hại đang diễn ra, trong thời gian tới, nguồn cung trái cây trên thị trường sẽ thiếu hụt, giảm tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Xáo trộn cung cầu
Trước thực trạng thiếu hụt nguồn cung, một câu hỏi được đặt ra: liệu có xảy ra tình trạng sốt giá? Cho đến thời điểm này, một số doanh nghiệp kinh doanh sản xuất các sản phẩm sử dụng nguyên liệu gạo cũng được thông báo tăng giá từ đơn vị cung cấp. Chị Phan Thùy Dương, nhân viên Công ty Cổ phần BJ&T, cho biết doanh nghiệp được đơn vị cung cấp thông báo tăng giá gạo nguyên liệu nhưng vẫn chưa được báo mức tăng cụ thể lên bao nhiêu phần trăm. Lo ngại việc tăng giá, doanh nghiệp này cũng đã nhập về 25 tấn gạo.
Anh Tiết Gia Khánh, chuyên viên kiểm định chất lượng của một công ty xuất khẩu gạo, cũng cho rằng đến thời điểm này, vẫn chưa thể đưa ra được mức tăng cụ thể; hiện tại đang duy trì giá cũ và giá mới thì vẫn còn chờ sự biến động của thị trường.
Giá đường cũng được dự báo sẽ có nhiều biến động. Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng được biết đến là một trong những vùng trồng mía lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, nhưng đến nay đã có hơn 6.500 ha diện tích mía bị thiệt hại, với hàng trăm hecta bị mất trắng. Trong khi thiệt hại đang ảnh hưởng đến những tỉnh có diện tích mía như Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau… thì lượng mía nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy đường sẽ sụt giảm và giá đường trên thị trường lại rục rịch đón đầu cơ hội tăng giá.
Trong bối cảnh đó, đường Việt Nam đang bị cạnh tranh mạnh bởi đường Thái Lan, việc giá đường bán lẻ trên thị trường tăng giá sẽ càng khiến cho đường Việt “khó thở”. Giá đường Việt Nam ở mức bình quân 12.000-13.000 đồng/kg, trong khi giá đường nhập lậu từ Thái Lan có giá 9.000-11.000 đồng/kg. Do giá khá thấp, nên tiêu thụ dễ, trung bình mỗi năm có khoảng 400.000- 500.000 tấn đường nhập lậu từ nước này chảy ồ ạt vào Việt Nam. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đã từng cảnh báo nếu không có giải pháp ngăn chặn đường lậu, giá thành thấp cộng thêm không phải chịu thuế sẽ là nguy cơ giết chết ngành mía đường trong nước ngay trên sân nhà.
Vùng đất chín rồng được xem là vựa lúa, vựa trái cây, nông thủy sản lớn nhất của cả nước. Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, khu vực này chiếm 55,5% sản lượng lúa, 70% trái cây và 69% thủy sản của cả nước. Bên cạnh đó, còn một số loại cây trồng khác đang trở thành khu nguyên liệu của vùng như mía đường tại các tỉnh như Sóc Trăng, Hậu Giang…
Hạn hán và ngập mặn
Nhưng nạn hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 994.000 ha lúa xuống giống tại đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, diện tích trồng lúa bị thiệt hại trực tiếp hiện lên tới hơn 160.000 ha. Trong đó, có hơn 86.000 ha thiệt hại trên 70% năng suất; hơn 43.000 ha thiệt hại hơn 30-70% năng suất và 9.800 ha thiệt hại dưới 30%.
Các tỉnh có diện tích bị ảnh hưởng nhiều nhất do hạn hán và xâm ngập mặn là Cà Mau với gần 50.000 ha, tiếp đó là Kiên Giang với trên 34.000 ha, Bến Tre trên 13.000 ha, Bạc Liêu, Trà Vinh trên 11.000 ha. Các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang, Tiền Giang… cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Nếu trung bình mỗi hecta bà con nông dân thu được 4 tấn lúa, thiệt hại trước mắt có thể thấy năng suất năm nay sụt giảm khoảng 640.000 tấn lúa. Tính theo giá mua trên đồng khoảng 4.300 đồng/kg, mức thiệt hại lên đến gần 3.000 tỉ đồng.
Không chỉ thiếu nước cho vụ mùa, ngay cả nước sinh hoạt cũng bị thiếu hụt trầm trọng. Hiện tại ở đồng bằng sông Cửu Long đã có hơn nửa triệu người thiếu nước. Nếu chỉ tính phạm vi ảnh hưởng của ranh nước mặn 4 g/l – độ mặn không thể lấy nước sinh hoạt, sản xuất thì ranh nước mặn này đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đã ăn vào sâu trong nội đồng cao hơn năm ngoái từ 15-45 km. Những điều này trước đó chưa từng xuất hiện tại đây.
Trong khi tại Long An, ranh nước mặn trên sông Vàm Cỏ đã vào từ 90-93 km, gần gấp đôi so với quy chuẩn thiên tai xâm nhập mặn cấp 2 – cấp cao nhất thì tại Bến Tre, chưa bao giờ nước nhiễm mặn 1 g/l lại bao phủ hầu khắp địa bàn của tỉnh này. Đến nay đã có 160/164 xã không có nước ngọt để sinh hoạt.
Tại tỉnh Hậu Giang, có vùng trũng Lung Ngọc Hoàng – khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng hơn 3.000 ha và cũng được xem là túi nước ngọt của cả vùng đồng bằng. Theo ông Lê Phước Đại, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, tình hình ngập mặn đang đe dọa khu vực này, nếu mặn tấn công sẽ phá hủy hệ sinh thái đang phát triển tại đây, sẽ có khoảng hơn 500 chủng loài trong vùng trũng Lung Ngọc Hoàng bị tiêu diệt.
Trả lời NCĐT về giải pháp lâu dài sau thiên tai trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, Nhà nước nên mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho vùng mặn của đồng bằng sông Cửu Long, có quy hoạch các khu vực nuôi trồng ven biển, tổ chức cho bà con khu vực nuôi tôm đúng kỹ thuật. Các nước Thái Lan, Philippines, Indonesia đã áp dụng công nghệ nuôi tôm được Nhà nước đầu tư một cách khoa học, giúp nông dân yên tâm sản xuất và mang lại hiệu quả cao. Ngay cả C.P, thương hiệu thực phẩm của Thái Lan, cũng đầu tư hệ thống nuôi tôm bằng hình thức này.
Theo ông Xuân, Nhà nước Việt Nam, với vốn vay của Ngân hàng Thế giới hoặc Ngân hàng Phát triển châu Á, cần tổ chức đúng kỹ thuật, với hệ thống kênh mương như trên, sẽ tạo điều kiện tốt cho nông dân có lợi tức cao hơn trồng lúa. Ngoài hướng nuôi thủy sản vùng mặn, Nhà nước còn có thể khuyến khích các chuỗi giá trị sản xuất cây trồng giá trị cao và có thị trường đầu ra ổn định.
Thiệt hại kinh tế không nhỏ
Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2014, sản lượng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 25,2 triệu tấn, chiếm 56% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả xuất khẩu gạo năm này đã thấp hơn so với dự báo và là mức thấp nhất trong 5 năm qua. Lũy kế xuất khẩu trong năm đạt 6,316 triệu tấn, trị giá FOB 2,789 tỉ USD, trị giá CIF 2,931 tỉ USD.
Đến năm 2015, VFA cũng cho biết đã xuất khẩu chính ngạch 6,568 triệu tấn gạo, trị giá 2,68 tỉ USD, tăng 4% về số lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với năm 2014. Trong năm qua, Việt Nam cũng xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc khoảng 1,5-1,7 triệu tấn gạo, giúp tiêu thụ thêm được lượng gạo trong kho.
Với kết quả này, năm 2015, Việt Nam được xếp hạng 3 thế giới sau Ấn Độ (hơn 10 triệu tấn) và Thái Lan (hơn 9 triệu tấn). Căn cứ vào lượng hàng tồn kho từ 300.000-400.000 tấn gạo thường và đơn hàng cần giao trong quý I/2016, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, dự báo các doanh nghiệp bắt buộc phải đẩy mạnh mua lúa gạo của nông dân mới đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Cũng theo ông, trong thời điểm cuối năm, nếu không nhờ 2 đơn hàng tập trung xuất khẩu sang Philippines và Indonesia với số lượng 1,5 triệu tấn thì kết quả đã không được như vậy và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo cũng đã khó lành mạnh hóa tài chính.
Với trận hạn hán đang diễn ra đúng vào thời điểm cuối quý I/2016 và đang gây hậu quả nặng nề, triển vọng xuất khẩu gạo trong năm nay của Việt Nam được dự báo sẽ theo chiều hướng giảm. Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu – Phát triển đồng bằng sông Cửu Long, trong tổng số lượng gạo sản xuất ra, Việt Nam sẽ tiêu dùng khoảng 80%, phần còn lại sẽ xuất khẩu. Như vậy, với giá trị thiệt hại đã được công bố trong thời điểm hiện tại, lượng gạo cung ứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu sẽ sụt giảm nghiêm trọng.
Không chỉ cây lúa, cây mía… bị ảnh hưởng mà ngành thủy sản cũng đang than khóc. Tại Bến Tre, hơn 80% lượng hàu nuôi của gần 450 hộ dân tại 2 xã Thừa Đức và Thới Thuận bị chết với diện tích 29/36 ha, tổng khối lượng thiệt hại lên đến 2.300 tấn, loại 4-20 con/kg và tổng giá trị thiệt hại khoảng hơn 45 tỉ đồng. Theo ông Huỳnh Văn Cung, quyền Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nắng nóng kéo dài và độ mặn trong nước vẫn cao nên con số thiệt hại nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tại Tiền Giang, người nông dân chưa kịp nguôi ngoai nỗi đau của vụ nghêu năm ngoái khi bị thiệt hại hơn 14.500 tấn, mất trắng khoảng 354 tỉ đồng không được hỗ trợ do chưa đủ cơ sở xác minh nguyên nhân gây hại thì nay lại chứng kiến từng lồng bè hàng trăm con cá điêu hồng nổi trắng trên sông. Ngập mặn đã ảnh hưởng đến hơn 1.200 ha diện tích lồng bè nuôi loại cá này trên dòng sông Tiền.
Còn nhiều nguồn thủy sản khác bị thiệt hại là các loài cá, sò, nghêu tại những tỉnh thành ven biển khác như Trà Vinh, Cà Mau… Nếu nhìn chung cả ngành thủy sản của vùng đất chín rồng, con cá basa là loài cá chủ lực của ngành được may mắn nằm phía trong khu vực đón nguồn nước từ dòng sông Mekong đổ về nên vẫn chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn chưa thể chủ quan bởi mỗi ngày trôi qua, diện tích mặn xâm lấn lại rộng thêm, nguy cơ đang tăng cao.
Lúa chết trơ gốc, mùa gặt năm nay người dân lại thất thu việc bán rơm cho bò ăn vì rơm nhiễm mặn nên bò không ăn được. Một số nơi tại Bến Tre, giá rơm hiện đã ở mức 2.500 đồng/kg, bằng một nửa giá lúa thương lái thu mua tại ruộng. Theo ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, với đàn bò của tỉnh hiện khoảng 150.000 con, do nguồn rơm làm thức ăn cho bò không đủ, nhiều hộ dân phải sang Đồng Tháp thu mua; một số hộ phải bán với giá thấp hơn 10 triệu đồng/con do không có rơm làm thức ăn và nước ngọt làm nước uống cho chúng.
Đàn bò thiếu ăn, thiếu nước uống, cây ăn trái thì thiếu nước tưới dẫn đến héo trơ thân, hoặc nước mặn cũng làm những giống cây trồng tại Chợ Lách (Bến Tre), Cái Mơn (Vĩnh Long)…, các giống cây làm nên thương hiệu tại đây như sầu riêng, xoài, bưởi giờ cũng cùng chung số phận.
Việt Nam hiện có khoảng 40 loại trái cây được xuất khẩu sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với sản lượng trung bình khoảng hơn 1,6 triệu tấn/năm. Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long có 10 loại được xuất khẩu. Với những thiệt hại đang diễn ra, trong thời gian tới, nguồn cung trái cây trên thị trường sẽ thiếu hụt, giảm tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Xáo trộn cung cầu
Trước thực trạng thiếu hụt nguồn cung, một câu hỏi được đặt ra: liệu có xảy ra tình trạng sốt giá? Cho đến thời điểm này, một số doanh nghiệp kinh doanh sản xuất các sản phẩm sử dụng nguyên liệu gạo cũng được thông báo tăng giá từ đơn vị cung cấp. Chị Phan Thùy Dương, nhân viên Công ty Cổ phần BJ&T, cho biết doanh nghiệp được đơn vị cung cấp thông báo tăng giá gạo nguyên liệu nhưng vẫn chưa được báo mức tăng cụ thể lên bao nhiêu phần trăm. Lo ngại việc tăng giá, doanh nghiệp này cũng đã nhập về 25 tấn gạo.
Anh Tiết Gia Khánh, chuyên viên kiểm định chất lượng của một công ty xuất khẩu gạo, cũng cho rằng đến thời điểm này, vẫn chưa thể đưa ra được mức tăng cụ thể; hiện tại đang duy trì giá cũ và giá mới thì vẫn còn chờ sự biến động của thị trường.
Giá đường cũng được dự báo sẽ có nhiều biến động. Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng được biết đến là một trong những vùng trồng mía lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, nhưng đến nay đã có hơn 6.500 ha diện tích mía bị thiệt hại, với hàng trăm hecta bị mất trắng. Trong khi thiệt hại đang ảnh hưởng đến những tỉnh có diện tích mía như Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau… thì lượng mía nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy đường sẽ sụt giảm và giá đường trên thị trường lại rục rịch đón đầu cơ hội tăng giá.
Trong bối cảnh đó, đường Việt Nam đang bị cạnh tranh mạnh bởi đường Thái Lan, việc giá đường bán lẻ trên thị trường tăng giá sẽ càng khiến cho đường Việt “khó thở”. Giá đường Việt Nam ở mức bình quân 12.000-13.000 đồng/kg, trong khi giá đường nhập lậu từ Thái Lan có giá 9.000-11.000 đồng/kg. Do giá khá thấp, nên tiêu thụ dễ, trung bình mỗi năm có khoảng 400.000- 500.000 tấn đường nhập lậu từ nước này chảy ồ ạt vào Việt Nam. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đã từng cảnh báo nếu không có giải pháp ngăn chặn đường lậu, giá thành thấp cộng thêm không phải chịu thuế sẽ là nguy cơ giết chết ngành mía đường trong nước ngay trên sân nhà.
Đức Tài
Xem tiếp tại: http://nhipcaudautu.vn/kinh-te/tieng-khoc-cua-dong-bang-song-cuu-long-3304092/#ixzz44BxNulCs