Hàng ngày các tin cướp-giết-hiếp tràn lan. Ca sĩ tha hồ lộ hàng, ca sĩ, cảnh sát ức hiếp dân chúng… Bình thường đến mức những cử chỉ đẹp nho nhỏ trở nên lạc lỏng mà thành phi thường.
Nỗi niềm của một cô bé người Việt được viết hoa…
… Là khi: Nhìn thấy những biển quảng cáo ghi số điện thoại “Lấy chồng Hàn Quốc – Đài Loan” đâu đó trên tường vách vùng quê nghèo khó, chạnh lòng.
Khi đọc những tít báo Cô dâu Việt tại Hàn bị chồng đánh đập, ôm con nhảy lầu tự tử.
Khi thấy hình ảnh những hình nhân uốn éo trước mặt ngoại quốc với mong mỏi họ sẽ chọn mình…
Nói tới Hàn Quốc, Đài Loan, khu đèn đỏ Singapore… là nói về phụ nữ Việt Nam có mặt theo kiểu như thế.
Cũng quen rồi!
Ai cũng mong muốn được đổi đời. Ừ thì Việt Nam nghèo khó, mà có bao giờ như thế này không?
Hàng ngày các tin cướp-giết-hiếp tràn lan. Ca sĩ tha hồ lộ hàng, ca sĩ, cảnh sát ức hiếp dân chúng… Bình thường đến mức những cử chỉ đẹp nho nhỏ trở nên lạc lỏng mà thành phi thường.
Mà nực cười một nỗi chưa ai lấy điều đó là nỗi nhục quốc thể để tiếp tục tự hào về cái quá khứ đâu đâu: chiến thắng hai đế quốc sừng sỏ – cả thế giới ngả mũ chào Việt Nam.
Hay như hiện tại, chúng ta vịn vào Ngô Bảo Châu một thời như minh chứng cho tương lai đất Việt lắm nhân tài, vươn tầm thế giới. Các bạn có biết tên vị nào đoạt giải Nobel Toán học năm 2011 không? Cũng như chúng ta, Ngô Bảo Châu so với thế giới nhỏ như hạt cát. Mà Việt Nam có công gì khi Ngô Bảo Châu đoạt giải không?
Chúng ta không có những Steve Jobs, Bill Gates, hay Barack Obama, Hill Clinton, hoặc Taylor Swift, Britney Spears…để nổi tiếng toàn cầu như Mỹ; không có tinh thần dân tộc như Nhật Bản, thị trường âm nhạc điện ảnh phát triển và ảnh hưởng giới trẻ như Hàn Quốc; không có phim nào chúng ta nổi tiếng ở nước ngoài; thực phẩm không, hàng hóa cũng không..v…v…
Chúng ta có gì? Khi chúng ta vẫn tiếp tục tự tào về sự tài giỏi của con cái trên giấy kiểm tra, tự hào về lịch sử xa lắc mấy mươi năm trước đầy vẻ vang, oanh liệt?
Có gì đâu mà tự hào!
Tự hào mãi như thế thì kinh tế đất nước có đi lên không, Việt Nam có thêm 1centimet giá trị nào tăng lên trong mắt người ngoại quốc không
Mà rõ ràng chúng ta không có gì trên trường quốc tế ngoài nhiều điều tủi nhục.
Những đứa trẻ được đưa vào trường song ngữ từ cấp tiểu học, nói chuyện tiếng Việt còn ngọng líu ngọng lô, và sau này, tiếng Việt của chúng cũng chẳng khá hơn nổi. Tôi thấy mình buồn mỗi khi nói chuyện với chúng:”Đ. nói tiếng Anh chị nghe còn hiểu hơn tiếng Việt”. Phụ huynh chúng lấy thế làm mừng rỡ tự hào lắm, điểm số tiếng Việt thấp bao nhiêu điểm tiếng Anh cao thì không phải nghe mắng, bất quá chỉ nghe cằn nhằng dăm ba câu.
Rồi một câu chuyện khác trên mặt báo, ông bố kia chạy con trai còn bé tý tập bơi mà dùng hoàn toàn tiếng Anh, trong khi gia đình họ ko có 1cc máu ngoại quốc nào.
Đau nhỉ? Ừ! Mà có trách được không khi bản thân tiếng Việt bây giờ không nuôi nổi những đứa con của nó?
Người người đua nhau đi học tiếng Anh, tốt nghiệp đại học phải có hai bằng ngoại ngữ dù nói cũng vẫn lắp bắp những câu đơn giản.
Nếu có thể chọn quên tiếng Việt để thông thạo một hay hai tiếng khác, có lí do nào không để chúng ta quyết định giữ thứ tiếng của mình?
Bao giờ chúng ta có thể tự hào về tiếng mẹ đẻ như người Trung Quốc, Nhật Bản?
Ngoại quốc học tiếng Việt để giao thương với chúng ta và chúng ta không bị vấn đề cơm áo gạo tiền áp lực để buộc phải học thêm thứ tiếng khác?
Tôi không nghĩ tôi hổ thẹn nhiều vì là người Việt Nam, chỉ có điều là ít tự hào hơn.
Nhưng tôi vẫn yêu nơi này và cho rằng nó đẹp nhất quả đất. Có thể nó không đẹp theo kiểu lộng lẫy, tráng lệ nhưng nó đẹp trong nỗi nhớ.
Có nhiều người thành công nơi xứ Người vẫn nhìn về Việt Nam đầy tự hào, nhưng họ không thể không đau xót. Tôi tự hào về những con Người yêu nguồn cội, họ làm nên cái gọi là Việt Nam.
Chỉ những con người đã thành nhân mới tự hào về quê hương xứ sở, bởi những điều tốt đẹp mà họ đóng góp. Và Việt Nam bản thân nó đáng để tự hào, chỉ nhiều người con (không đáng) được nó bao dung che chở, mới làm nó trở nên xấu xí.
Tôi tự hào về Việt Nam. Do đó, hổ thẹn vì mình là người Việt.
(Theo FB Mạnh Đạt)