Việt Nam Thời Báo

Tranh tối tranh sáng

        
Lê Ngược Nắng
                        “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
                         Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
      
(VNTB) – Hai câu thơ bất hủ của Cụ Đồ Chiểu lưu truyền cho hậu thế không chỉ còn nguyên giá trị hiện thực lịch sử thời của Cụ mà hơn thế nữa vẫn còn nguyên giá trị thời sự ngày nay. Thời bình, không tiếng súng nhưng vẫn đầy điêu linh cho nhân dân. Trước sự điêu linh thì thời nào cũng vậy, những tinh thần nghĩa hiệp không thể làm ngơ, không có “chủ nghĩa mặc kệ nó” trong thâm tâm họ, tinh thần nghĩa hiệp không khơi dậy tiếng súng, họ chỉ dùng ngòi bút là vũ khí chiến đấu.

Cuộc chiến ngày nay khó khăn gấp bội bởi phải đối mặt với nhiều thủ đoạn gian tà được tạo ra từ một số người cầm quyền. Họ cũng dùng ngòi bút, đã dám ngang nhiên “vẽ” ra bức tranh chỉ có sáng chỉ có tối, có sáng tối xen lẫn để thách thức chứ không chỉ một mảng tối để dấu mặt như bao lâu nay về trước.

       “Bức tranh sáng”, là những thoải mái thông tin về cướp giết hiếp, trộm cắp bắt chó bắt mèo, tai nạn, lừa đảo… Thoảng qua tưởng chừng đây là những thông tin vô thưởng vô phạt, nhưng không nó còn ngược lại. Có thưởng có phạt. Tất cả được đưa ra minh bạch. Đưa không ít người, phần nhiều là tầng lớp bình dân chìm vào sự hả hê với sự xấu xa sẽ bị trừng phạt, sự sáng suốt chỉ đạo của cấp trên và tài năng của những cơ quan chuyên môn.

       “Bức tranh tối”, những sự việc gì ém nhẹm được thì cứ để nó nằm yên dưới mồ.

       Trong thời đại thông tin bùng nổ, vài “bức tranh tối” khó nằm yên vậy là nó được sẵn sàng cho trở thành “bức tranh sáng”.

       Minh chứng trên là vụ ông Truyền “thối móng tay” gần đây. Sau bao nhiêu năm ông ở trong bóng tối thì buộc phải đưa ông ra “ánh sáng” bởi công luận và dừng lại ở mức kỷ luật riêng mình ông Truyền. Bao nhiêu đó cũng đủ lặng xuống công luận phẫn nộ, gật gù với “bức tranh sáng”. Một cái vòi bạch tuột đã bị cắt đứt, hy sinh để con bạch tuột sống. Một mình “mợ” Truyền không thể làm nên một “phiên chợ”. Nhiều “mợ” Truyền khác nằm trong “Bức tranh tối” tiếp tục được bảo toàn.

       Và “bức tranh tối sáng xen lẫn” mới thực sự đáng sợ.

       Câu chuyện ông Nguyễn Bá Thanh nói lên điều đó. Thông tin về ông Thanh nhỏ giọt, mơ hồ, để mặc nhiên công luận suy diễn trong ảo ảo, thực thực. Ông bệnh, ông không bệnh, ông không đi chữa bệnh rồi ông đi chữa bệnh, ông về rồi chưa thấy ông về… và nhỏ thêm vài giọt thông tin ông không bị đầu độc khi lan truyền quá nhiều thông tin ông bị đầu độc. Có phải thiếu thông tin về ông? Điều này không thể bởi ông Thanh không là cán bộ quèn, ông là cán bộ cấp cao, quan lộ của ông có những rào cản nhưng chưa chắc đã dừng lại, ông lại đang là cánh tay phải của lãnh đạo cao nhất. Vậy là không dám thông tin? Cũng không hẳn vậy. Ông Thanh chẳng là người đứng đầu trong thời nay chẳng phải là thời binh đao loạn lửa thì khó có thể xảy ra binh biến. Bản thân ông Thanh cũng không hẳn là mọi người đều yêu mến, phần không ưa ông không là ít, cán cân có thể ngả về vế đầu, yêu mến ông hơn chút mà thôi.

       “Bức tranh tối tranh sáng” mới thực sự là thách thức công luận.

       Nhưng, trở lại hai câu thơ của Cụ Đồ, hai câu của Cụ như kết thúc có hậu của những câu chuyện cổ tích. Những câu chuyện cổ tích thường xảy ra cuộc chiến giữa gian tà và Đạo. Kết thúc là luật Nhân quả, Đạo sẽ ngự trị trên ngôi Vương.

       “Trăm năm bia đá cũng mòn
       Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”. (Tục ngữ)

       Ngòi bút, ngôn từ chính nghĩa sẽ chẳng bao giờ tà khi đâm kẻ gian, góp phần để con thuyền chở Đạo về cho nhân dân, cởi bỏ vòng điêu linh.     

Tin bài liên quan:

VNTB- Đất nước năm Ất Mùi: Nhìn một con mắt về phía trước

Phan Thanh Hung

Mê hồn trận

Phan Thanh Hung

VNTB- Lòng trắc ẩn

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo