Những người viết báo độc lập ở Việt Nam bức thiết lên tiếng cảnh báo về ý định và hành động xây dựng cáp treo, gây xâm hại nguy hiểm đối với di sản thiên nhiên Sơn Đoòng.
1. Sơn Đoòng là hang động nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng. Di sản này có tọa độ 17°27’25.88”Bắc, 106°17’15.36”Đông, nằm tại xã Sơn Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Sơn Đoòng được ông Hồ Khanh người địa phương tìm thấy năm 1991 và được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh công bố rộng rãi vào năm 2009.
Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, hình thành từ 2-5 triệu nămtrước. Hang có chiều rộng 150 mét, cao 200 mét, dài ít nhất 5km, có dòng sông ngầm dài 2,5km, cột nhũ đá cao 70m, có nguồn sinh thái đặc biệt so với bên ngoài (số liệu được công bố bởi Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh).
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình là tác nhân chính gây ra sự xâm hại đối với di sản thiên nhiên Sơn Đoòng. Là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, vào tháng 11/2014, chính quyền tỉnh này đã đồng ý cho Tập đoàn Sun Group khảo sát để nghiên cứu xây dựng cáp treo ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Dự án cáp treo trên có giá trị lên đến 3.000 tỷ đồng Việt Nam (khoảng 150 triệu USD), dự kiến dài 10,6 km gồm 2 chặng và đi qua 3 phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, xuất phát từ cửa động Phong Nha đến ga thứ nhất tại Trạ Ang dài 6.788 m, và ga thứ hai đến cửa sau động Sơn Đoòng dài 3.872 mét. Nhà ga này chỉ cách cửa động khoảng 300 mét.
3. Dự án cáp treo của Tập đoàn Sun Group và hành động chính quyền Quảng Bình thông qua một cách hoàn toàn thiếu trách nhiệm dự án này đã vi phạm Luật Di Sản thế giới và các điều luật về bảo vệ di sản do chính phủ Việt Nam ban hành. Cụ thể:
– Vi phạm Công ước Di sản thế giới trong việc tiến hành các hoạt động xây dựng nhân tạo, làm thay đổi tính nguyên vẹn của khu di sản thế giới: Khoản II – Điều 4 (Về trách nhiệm bảo tồn cho thế hệ); Khoản II – Điều 6.3 (Nguyện kiên quyết không dùng bất cứ biện pháp nào có thể phương hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến di sản văn hoá và tự nhiên).
– Xâm hại tiêu chí (i) và (iv) về địa chất, địa mạo; tiêu chí (viii) về giá trị nổi bật toàn cầu (Nghị quyết WHC-12/36.COM/8E) của Ủy ban Di sản thế giới (UNESCO) khi dự án được xây dựng trên nền địa chất đá vôi – làm ảnh hưởng đến địa tầng của Sơn Đoòng (theo Viện Địa chất và địa vật lý biển (Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam). Xâm hại tiêu chí (x) về giá trị bảo tồn nguyên trạng sự đa dạng sinh học của UNESCO khi dự án cáp treo với tần suất chuyên chở lên tới1.000 người/h, dẫn đến nguy cơ về sự ô nhiễm tiếng ồn, rác thải đối với Sơn Đoòng và cảnh quan xung quanh. Quá trình mở tuyến cáp dù sử dụng công nghệ cáp công vụ, nhưng quá trình chuyển vật liệu, mở đường công vụ cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái xung quanh Sơn Đoòng.
– Vi phạm các Nguyên tắc của Công ước quốc tế về du lịch văn hoá của ICOMOS, trong đó: Nguyên tắc 2 – Điểm 2.3 (Các chương trình phát triển du lịch phải được căn cứ trên một sự hiểu biết toàn diện các mặt đặc thù); Nguyên tắc 2 – Điểm 2.6 (Trước khi các địa điểm di sản được xúc tiến hoặc phát triển cho du lịch mở rộng, các dự án quản lý phải đánh giá các giá trị thiên nhiên và văn hoá của nguồn lực. Phải xác lập thoả đáng những giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được, đặc biệt là về tác động của số lượng khách tham quan lên các đặc trưng hình thể, tính toàn vẹn, sinh thái và tính đa dạng sinh học của địa điểm).
– Vi phạm nghiêm trọng Điều 32 – Điểm 1.a của Luật Di sản Văn hóa 2009 (Việt Nam) khi xây dựng cáp qua 3 phân khu thuộc khu vực bảo vệ nghiêm ngặt.
4. Chính quyền tỉnh Quảng Bình đã thiếu sự trung thực khi không báo cáo đầy đủ và liên tục về dự án cáp treo Sơn Đoòng (trong quy hoạch chung xây dựng Phong Nha – Kẻ Bàng) cho Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (từ tháng 4/2014 – đến hết 31/10/2014).
Sau đó, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Việt Nam còn đồng ý cho UBND tỉnh Quảng Bình lập dự án xây dựng tuyến cáp treo từ trung tâm Phong Nha vào khu vực hang Sơn Đoòng.
Dù vẫn trong quá trình lập dự án, và sẽ còn đưa lên chính quyền T.Ư cũng như văn phòng UNESCO tại Việt Nam thẩm định/ phê duyệt, nhưng những diễn biến vừa qua cho thấy nguy cơ về “nhóm lợi ích” tại Việt Nam, một yếu tố có thể đưa Sơn Đoòng vào diện bị đe dọa tiềm tàng trong một tương lai không xa. Rất nhiều tiền lệ xâm hại thiên nhiên ở Việt Nam đã cho thấy trước điều đó.
Trên cơ sở những luận điểm nêu trên, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – một tổ chức Xã hội dân sự tại Việt Nam – lên tiếng:
– Yêu cầu UBND tỉnh Quảng Bình, chính phủ Việt Nam tôn trọng Khoản II, Điều 4 và Khoản 2 Điều 6.3 Công ước Di sản Thế giới; Tiêu chí (i), (iv), (x) của UNESCO; Nguyên tắc 2 của Hiến chương Quốc tế về Du lịch Văn hóa; Điều 32, điểm 1, 3 của Luật Di sản văn hóa 2009 (sửa đổi, bổ sung); Nghị định số 98/2010 NĐ-CP; Nghị định số 70/2012; Quyết định số 1272/QĐ-TTg. Theo đó, tạm dừng mọi khảo sát đối với dự án cáp treo, nghiêm túc có công văn giải trình với IUCN vào tháng 2 năm 2015 (theo khuyến nghị của UNESCO).
– Yêu cầu UBND tỉnh Quảng Bình, Chính phủ Việt Nam phải có những hành xử “vì môi trường, vì sự gìn giữ di sản cho thế hệ sau”, theo đó, phải có đánh giá đầy đủ, khách quan và thông tin rộng rãi về dự án cáp treo trong khu vực động Sơn Đoòng (thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng). Lắng nghe ý kiến từ người dân, các chuyên gia khoa học, các nhà hoạt động môi trường, các cơ quan truyền thông báo chí nhà nước, các tổ chức dân sự trước khi đi đến một quyết định về việc tiến hành cáp treo trong khu vực Sơn Đoòng (thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng).
– Kiến nghị tổ chức UNESCO có những hành động kiên quyết (bao gồm khuyến nghị về bảo tồn) và thiết thực (liên quan đến tính minh bạch, thẩm định công bằng) tác động của dự án đối với Sơn Đoòng. Chủ động giám sát các hoạt động xây dựng nhân tạo liên quan đến khu vực Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với tổng diện tích 123.326,66 ha. Trong trường hợp tỉnh Quảng Bình tiếp tục có các hành vi thiếu trung thực trong báo cáo về dự án và lập dự án, nhằm tiếp tục các hoạt động làm tổn hại động Sơn Đoòng, chúng tôi khuyến nghị UNESCO.
+ Hủy bỏ việc xem xét/ công nhận Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới lần 2 theo tiêu chí đa dạng sinh học tại kỳ họp Ủy ban Di sản thế giới lần thứ 39 diễn ra trong tháng 6/2015, tại thành phố Bonn (Đức).
+ Trong trường hợp tỉnh Quảng Bình tiếp tục các hoạt động xâm phạm động Sơn Đoòng, khuyến nghị UNESCO tước bỏ danh hiệu Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng hoặc có những hành động mạnh mẽ khác nhằm tránh tiền lệ xấu trong việc xâm hại Di sản sau khi được công nhận.
– Kiến nghị các tổ chức như: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO); Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP); Liên đoàn Bảo toàn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế Giới (WWF), Tổ chức Thiên nhiên Thế giới (WNO ), Tổ chức Bảo vệ Động Thực vật Quốc tế (FFI); Trung tâm thông tin môi trường toàn cầu (GEIC); Tổ chức hòa bình xanh (GO), Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), và các tổ chức phi chính phủ (NGO)*, cá nhân bảo vệ môi trường hữu trách có liên quan cùng lên tiếng, kêu gọi “Giữ nguyên trạng động Sơn Đoòng và cảnh quan khu vực xung quanh động, xem khu vực động Sơn Đoòng như một giá trị đặc biệt quan trọng, và không bị xâm hại bởi các công trình nhân tạo trước, trong và sau thời điểm tuyên bố này.”
Việt Nam, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
Email: ijavn@ijavn.org
Nơi gửi Tuyên bố:
* Cơ quan Việt Nam:
Chính phủ Việt Nam
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bộ Xây Dựng
* Tổ chức quốc tế:
IUCN: congress@iucn.org
UNEP: unepinfo@unep.org
WTO: enquiries@wto.org
WWF: wwf@wwfgreatermekong.org
FFI: ffi@ffi.org
GEIC: secretariat@thegef.org
GO: supporter.services.int@greenpeace.org
* NGO quốc tế:
350.org
A Rocha
Anti-nuclear movement
Antinea Foundation
Arab Forum for Environment and Development
Biofuelwatch
Biosphere Expeditions
Bioversity International
BirdLife International
Wolf Preservation Foundation (WPF)
World Business Council for Sustainable Development
World Conservation Union (WCU)
World Land Trust (WLT)
World Resources Institute (WRI)
World Union for Protection of Life (WUPL)
World Wide Fund for Nature (WWF)
…
—————————-
THE INDEPENDENT JOURNALISTS ASSOCIATION OF VIETNAM’S DECLARATION RE. THE PROTECTION OF THE NATURAL HERITAGE SITE OF SON DOONG
The independent journalists of Vietnam urgently put out the call to forewarn against the impending plan to build cable car lines in Son Doong, thus causing severe damage to this natural heritage site.
1. Son Doong is a major cavern part of the Phong Nha-Ke Bang series of caverns. Located at 17°27’25.88” North and 106°17’15.36” East, it lies in the township of Son Trach, Bo Trach District, Quang Binh Province. Discovered by Mr. Ho Khanh, a local resident, it has been widely advertized by the Royal Caverns Society of Great Britain in 2009.
Son Doong is the largest natural cavern in the world, naturally formed some two to five million years ago. It is 150 meters broad, 200 meters high, and at least 5 kilometers long, served by an underground river of some 2.5 kilometers, and it has 70-meter tall stalagmites, with its own ecosystem different from that on the outside (these are data published by the Royal Caverns Society of Great Britain).
2. The Quang Binh Provincial People’s Committee is the principal agent causing the damage done to the Son Doong natural heritage site. As the main agency responsible for the state management of the site, the authorities of Quang Binh Province have, in November 2014, agreed to let the Sun Group survey the site so as to study the building of cable car lines in the Phong Nha-Ke Bang National Park.
This cable car project is expected to be worth 3 trillion Vietnam Dongs (circa 150 million USD), with the lines going up to 10.6 kilometers consisting of two separate chunks going through three strictly protected areas, starting from the entrance of the Phong Nha Cavern and going to the first stop at Tra Ang (this portion will be 6,788 meters long) and going from the second station to the back entrance of Son Doong Cavern (this portion is 3,872 meters long). This station is only 300 meters away from the entrance of the cavern.
3. This cable car project of the Sun Group was approved by the Quang Binh authorities in a totally irresponsible fashion as it violates the World Heritage Law and other regulations on the protection of natural heritages promulgated by the Vietnamese government. Specifically:
– It violates the Covenant on World Heritages in going ahead with artificial building activities that would change the integrity of the heritage site: Chapter II – Article 4 (On the responsibility of protection for generations to come); Chapter II – Article 6.3 (Pledge to resolutely not use any measures that can cause direct or indirect damage to cultural and natural heritages).
– It damages criteria (i) and (iv) in geological terms and as far as the terrain is concerned; (viii) in outstanding world values (Resolution WHC-12/36.COM/8E) of the Commission on World Heritages of UNESCO when the project is built on limestone foundations – thus impacting the stratigraphy of Son Doong (according to the Institute of Geology and Marine Geophysics in the Academy of Industrial Sciences of Vietnam). It damages criterium (x) of UNESCO’s article on the preservation of original biological diversity when the cable cars are expected to carry with a frequency of up to 1,000 persons per hour, which would run the risk of noise pollution and garbage production affecting Son Doong and neighboring areas. The process of opening up this cable car service, even though it might use government service cables, will still need to bring up materials; besides, opening up government service cables would still impact the ecology of Son Doong.
– It violates the principles contained in the International Covenant on Cultural Tourism of ICOMOS, such as: Principle 2 – Point 2.3 (Tourism development programs must be based on a comprehensive understanding of all specific areas); Principle 2 – Point 2.6 (Before heritage sites are submitted to building or developed for wider tourism, their management projects must evaluate the natural and cultural values of the site. One must carefully determine those changes that are acceptable, especially the impact of numbers of tourists on characteristics of the physical site, its integrity, ecology and biological diversity).
– It seriously violates Article 32 – Point 1.a of the 2009 Law on Cultural Heritages (Vietnam) when the project is going through three areas subject to strict protection.
4. The authorities of Quang Binh Province have lacked truthfulness when they did not report fully and continuously on the cable car project going over Son Doong (in the comprehensive building planning for Phong Nha-ke Bang) to the Office of the UNESCO Representative in Vietnam, to the Ministry of Culture, Sports and Tourism (from April 2004 through October 31, 2014).
Thereafter, the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam even agreed to let the People’s Committee of Quang Binh Province to write a proposal for building cable car lines from the center of Phong Nha to the Son Doong Cavern.
Even though this is still being written up and then, it will have to be submitted to the central government and the UNESCO Office in Vietnam for evaluation and approval, what so far has happened shows that the project risks to fall into the hands of “interest groups” in Vietnam, a situation which could put Son Doong at risk in not a very far future. Very many precedents of damages inflicted on nature in Vietnam can illustrate such a risk.
On the basis of the above arguments, the Independent Journalists Association of Vietnam, a civil society in Vietnam, hereby raises its voice:
We request that the People’s Committee of Quang Binh, i.e. the government of Vietnam, respect Chapter II, Article 4 and Article 6.3, of the Convenant on World Heritages: Criteria (i), (iv), (x) of UNESCO; Principle No. 2 of the International Charter on Cultural Tourism; Article 32, Points 1 and 3, of the 2009 Law on Cultural Heritages (as amended); Ministerial Decree No. 98/2010 ND-CP; Ministerial Decree No. 70/2012; Decision No. 1272/QD-TTg. According to which, they should temporarily hold up all surveys being made in view of the cable car project, they should also seriously write an explanatory letter to IUCN in February 2015 (upon the recommendation of UNESCO).
– Request that the People’s Committee of Quang Binh Province and the Government of Vietnam take actions “to protect the environment and to preserve this heritage site for future generations,” which means that they must fully and objectively evaluate, then widely disseminate the information about this proposal to build cable cars in the area of Son Doong (which belongs to the Phong Nha-Ke Bang National Park). They should listen to the voice of the people, to the scientific experts, to environmental activists, to state-owned mass media and to civil societies before making a decision on proceeding with the building of the cable cars in the Son Doong area (which belongs to the Phong Nha-Ke Bang National Park).
– Request UNESCO to take decisive measures (including preservation recommendations) and positive action (in terms of transparency and fair assessments) regarding the impact of the proposed plan on the Son Doong Cavern. That it actively supervises artificial building activities relating to the Natural World Heritage Site of Phong Nha-Ke Bang National Park which has an area of 123,326.66 hectares. In case Quang Binh Province continues to be untruthful in its reports about the proposal and the formulation of the proposal in its attempt to continue activities damaging to the Son Doong Cavern, we would urge UNESCO:
+ To cancel the examination and recognition of the Phong Nha-Ke Bang National Park as a natural world heritage site for a second time in accordance with the criteria of biological diversity at the upcoming 39th meeting of the World Heritage Commission which will take place in June 2015 in Bonn, Germany.
+ In case the province of Quang Binh continues with its actions to damage Son Doong Cavern, we request that UNESCO take away the determination of the Phong Nha-Ke Bang National Park as a World Heritage Site; or it should take other strong measures to prevent bad precedents in doing damage to the Site after its recognition.
Request that organizations such as UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization), UNEP (United Nations Environmental Program), IUCN (International Union for Conservation of Nature), WWF (World Wildlife Federation), WNO (World Nature Organization), FFI (Fauna and Flora International), GEIC (Global Environmental Information Center), GO (Greenpeace Organization), WTO (World Tourism Organization), and other concerned NGO and individual protectors of the environment all raise their voices in calling for “keeping intact the Son Doong Cavern and the landscape around it, seeing it as a site of particular importance, so that it could not be damaged by artificial works before, during and after this Declaration.”
Vietnam, on this 17th day of November 2014
The Independent Journalists Association of Vietnam
Email: ijavn@ijavn.org
Translator: Professor Nguyen Ngoc Bich, United States
Addresses:
* Vietnamese organizations:
The Government of Vietnam
Quang Binh Province People’s Committee
The Ministry of Culture, Sports and Tourism
The Ministry of Construction
* International Organizations:
IUCN: congress@iucn.org
UNEP: unepinfo@unep.org
WTO: enquiries@wto.org
WWF: wwf@wwfgreatermekong.org
FFI: ffi@ffi.org
GEIC: secretariat@thegef.org
GO: supporter.services.int@greenpeace.org
* International NGOs:
350.org
A Rocha
Anti-nuclear movement
Antinea Foundation
Arab Forum for Environment and Development
Biofuelwatch
Biosphere Expeditions
Bioversity International
BirdLife International
Wolf Preservation Foundation (WPF)
World Business Council for Sustainable Development
World Conservation Union (WCU)
World Land Trust (WLT)
World Resources Institute (WRI)
World Union for Protection of Life (WUPL)
World Wide Fund for Nature (WWF)
…