Việt Nam Thời Báo

Viettel cùng các nhà mạng đã ‘chống lưng’ cho Trung Quốc như thế nào?

Sơn Minh

(Blue)


Như đã nói ở  Kì 1: Oppo, Huawei, 2 cơ quan gián điệp mạng của Trung Quốc. Các hãng điện thoại Trung Quốc nào khác, tiến vào thị trường Việt Nam khá muộn, nhưng đã nhanh chóng vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Mặc cho thế giới đang cực kì nghi ngại về việc mức độ bảo mật và chuyện đánh cắp thông tin của các dòng điện thoại này. 


Tuy nhiên thiết bị viễn thông Trung Quốc vẫn đang là cái tên chiếm rất nhiều thị phần trên thế giới.  Công nghệ ngày càng trở nên rộng rãi và mức độ phụ thuộc của con người cũng theo đó mà gia tăng. Công cuộc chiếm lĩnh thị trường có thể mô tả như một cuộc chiến trải qua rất nhiều giai đoạn, tranh giành thị phần kinh tế, và cũng là tranh giành sức ảnh hưởng trên bản đồ quốc tế. Trung Quốc hiểu rõ điều này, cho nên khi phát triển công nghệ viễn thông, Trung Quốc không chỉ nhắm thị trường trong nước, mà còn muốn vươn cánh tay ra bên ngoài khu vực và thế giới. Một trong số đó chính là nhắm vào Việt Nam.

Các điện thoại Trung Quốc OPPO, Huawei, ZTE,… đều cài phần mềm gián điệp thu thập dữ liệu người dùng
Và như bất kì cuộc chiến nào khác, luôn cần 1 cái tên để tiên phong, đi trước mở đường cho các đàn em khác theo sau. Huawei là cái tên được lựa chọn. Huawei năm ấy thực lực không hề  yếu, nhưng so với các cái tên khác đang hiện diện ở Việt Nam thì không khác gì bọt biển. Trải qua nhiều năm, Huawei hiện nay đã trở thành nguồn cung cấp chính yếu hạ tầng viễn thông cho các nhà mạng lớn tại Việt Nam.

Nguyên nhân là tại sao.

Nhắc lại chuyện cũ, vào năm 1999, thương hiệu Huawei lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, mặc dù khi  ấy cực kỳ cố gắng nhưng hầu như Huawei không có được kết quả nào đáng kể. Trong giai đoạn này thị trường thiết bị viễn thông Việt Nam hoàn toàn là sân chơi của các ông lớn như Ericsson, Alcatel, Nokia, Siemens, Motorola…

Tuy nhiên Huawei đã thiết lập những bước đi cực kì khôn khéo. Biết rằng xâm nhập vào những thành phố lớn những năm ấy là bất khả thi, Huawei tìm cách đánh bao vây đường vòng vào khu vực nông thôn, bằng cách thông qua những dự án mang tính chất “quà tặng thử nghiệm”. Chiến lược “dùng nông thôn bao vây thành thị” được Huawei áp dụng ở thị trường Việt Nam. Các chiến dịch tặng quà được sử dụng, và vì là quà tặng nên các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cũng không được kiểm tra chặt chẽ cho lắm. (Thực sự thì ở Việt Nam vấn đề chất lượng đến bây giờ vẫn còn chưa chặt chẽ chứ đừng nói đến những năm đói cơm khát nước ấy).

Các ngôi sao Việt Nam quảng cáo cho OPPO – cánh tay gián điệp mới của tình báo Trung Quốc
Các tổng đài “quà tặng” đầu tiên của Huawei đã được sử dụng ở cho các mạng cố định tại Cần Thơ, Đồng Tháp…từ năm 2001. Những món quà tặng này sau đó được phát triển dưới hình thức vừa tặng vừa bán. “Tức là Huawei sẽ tặng tổng đài có khả năng phục vụ 500 số, nếu muốn 1.000 số thì khách hàng phải mua thêm”. Nhờ những bước đi khôn khéo này mà những nền tảng ban đầu trong quan hệ giữa Huawei và VNPT đã được thiết lập. Tuy nhiên VNPT năm đó cơ bản đã có một cơ sở hạ tầng khá vững, nên Huawei cũng không có quá nhiều thị phần để xâm nhập. Nhưng rồi cơ hội cũng đến.

Đầu những năm 2000 là thời kỳ thị trường viễn thông nằm dưới sự chiếm lĩnh của VNPT với hai mạng di động Mobifone và Vinaphone. Hai hãng di động này đã chi phối thị trường một thời kì dài trước khi quân đội nhảy vào với Viettel. Hình thành nên thế chân vạc “Tam Quốc”, một cuộc chiến tranh giành thị phần nổ ra, và trở nên cực kì khốc liệt, và đến hiện nay thì kẻ vượt lên trên tất cả đó lại là Viettel.

Vậy chuyện 3 nhà mạng đánh nhau thì liên quan gì tới hãng điện thoại Huawei.

Câu trả lời rất đơn giản, Viettel năm ấy chỉ là một đứa nhóc, chuyển đổi từ 1 công ty thiết bị thông tin không tiếng tăm, với những lãnh đạo là những người chủ yếu trải qua chiến tranh, quen việc chỉ huy quân lính hơn là những thứ như hạ tầng viễn thông hiện đại. Dù cho có sự hậu thuẫn to lớn của quân đội, nhưng ở 1 lĩnh vực mới mẻ khi ấy, thì Viettel không thể nào so với 1 mạng di động khác là S-phone chứ đừng nói đến tập đoàn VNPT. S – phone là cái tên râu ria đã bại trận trong thế trận “Tam Quốc” kể trên.

Nên có thể nói, Viettel năm ấy chính như Lưu Bị, dã tâm thì vô cùng, nhưng thế thì yếu và lực thì mỏng, chỉ giỏi khóc lóc mà thôi.

Và chính vào thời điểm này, Huawei, đại diện cho các tập đoàn viễn thông Trung Quốc xuất hiện, tặng cho Viettel một hướng đi, đổi lại, Huawei sẽ trở thành cái tên cung cấp cơ sở hạ tầng cho Viettel. Năm 2002 sau một số thử nghiệm hợp tác qua các dự án ADSL băng thông rộng, Huawei đã có được hợp đồng đầu tiên với Viettel. Lúc ấy Viettel có ít tiền, thiết bị của Huawei thì rẻ và về mặt chất lượng cũng có thể tạm chấp nhận được. Thời điểm đó có thể coi là cơ hội của cả Viettel và Huawei nên hai bên đã gặp nhau ở điểm chung này.

Cũng phải nói thêm rằng cơ hội cho sự phát triển của Huawei một phần đến từ chính các đối thủ của nó. Theo giới chuyên môn, các công ty Ericsson, Alcatel, Nokia, Siemens, Motorola dường như đã có một thỏa thuận ngầm trong việc bắt tay giữ giá khiến cho trong suốt mười năm từ 1995-2005 giá thiết bị hạ tầng viễn thông ở Việt Nam hầu như không giảm. Và khi Viettel tấn công vào thị trường di động cũng là lúc Huawei bắt đầu ăn nên làm ra tại Việt Nam. Lúc đó Huawei đã dành cho Viettel những ưu đãi đặc biệt như điều khoản hợp đồng mua thiết bị trả chậm tới 4 năm theo hình thức tín chấp. Theo tiết lộ của một chuyên gia thuộc Huawei phương án giá mà hãng này cung cấp cho Viettel thời điểm đó thấp hơn 30% so với phương án của Cisco. Bên cạnh đó mối “lương duyên” giữa Viettel và Huawei còn được kết nối chặt chẽ nhờ sự “mềm dẻo” của Huawei đối với các yêu cầu từ Viettel, đáp ứng 24/24.

Chính nhờ những điều này nên cùng với sự phát triển của Viettel, sức bật của Huawei tại thị trường VN vượt lên hẳn so với các đối thủ khác. Trong khi Viettel liên tục tạo nên những cú sốc về giảm cước di động làm bùng nổ thị trường di động thì Huawei cũng âm thầm đánh bật các đại gia sản xuất thiết bị viễn thông từ châu Âu, Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Có thể nói sự lớn mạnh của Viettel ngày nay, chính là nhờ sự hậu thuẫn của Huawei. Hay chính là sự hậu thuẫn của Trung Quốc. 

Thế nên mới có chuyện cả thế giới đang tẩy chay điện thoại Trung Quốc vì bị phát hiện làm gián điệp ăn cắp thông tin người dùng, cũng như kiểm soát các thông tin quan trọng khác, nhưng ở Việt Nam thì có thể dễ dàng bắt gặp vô vàn dòng điện thoại Trung Quốc ở bất cứ Store nào của cửa hàng Viettel. Hết hãng điện thoại đến hãng khác, cái tên này chết, thì cái tên khác lại thay thế. Hiện giờ thì cái tên đang cực kì nổi đó là Oppo, dù cho Oppo còn chẳng rõ là được sản xuất ở đâu (đã nói ở kì trước).  Bởi vì 1 khi đường lớn đã thông, lại được chống lưng, thì có gì mà phải sợ nữa.

Người dùng điện thoại ở Việt Nam đang bị các nhà mạng chơi xấu như vậy đấy.

——————–

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo