Việt Nam Thời Báo

VNTB – 100 năm Cách mạng tháng Mười: Lý tưởng ơi, chỉ có mày là có thực! (Phần cuối)

Tiếp theo và hết

Lê Phú Khải (VNTB) Cái cơ quan bí mật nào nằm khuất sau cảnh đẹp mê ly ấy ở phía bên kia thanh chắn đường? Đây là nơi nghỉ ngơi và săn bắn của các nhà lãnh đạo cao nhất trước đây của nước cộng hòa. Có lẽ nhiều trong số đó bây giờ không muốn nhớ lại những buổi nghỉ cuối tuần vui vẻ diễn ra ở nơi thiên đường vui vẻ này.

Nhưng không thể chối cãi được, những chứng từ và số liệu nằm trong chương “ chi tiêu về thiết bị thể thao đang lên án họ, đó là những khoản tiền trả cho những chiến lợi phẩm được mua làm kỷ niệm: những con nai, những con lợn lòi, những con phượng hoàng nhồi rơm. Mấy chục con người phục dịch thắng cảnh Katataighin này từng biết rõ, những ai đã đến ngôi nhà nghỉ một tầng sang trọng này, những ai từng dạo bước trên những tấm thảm êm như nhung này, những ai đã chụm đầu lên những bàn bi-a nơi đây.


Khi xem danh sách các vị khách thường xuyên đến giải trí ở bên kia thanh chắn đường, có thể thêm chữ “ cựu” trước mỗi chức vụ của họ.

Nước cộng hòa Kadaxtan đang trải qua một thời kỳ khó khăn, một cuộc cách mạng lương tâm, và đó không phải trường hợp duy nhất xảy ra.”

Ở nước cộng hòa này, trong khi hàng vạn gia đình xếp hàng chục năm trời để được cấp nhà ở, thì hàng trăm căn hộ sang trọng đã được phân chia một cách tùy tiện, chỉ cần một vị lãnh đạo nào gọi một cú giây nói là xong!!!

Xã hội XHCN ở Liên Xô trong nhiều năm tháng dưới chế độ toàn trị ( totalitarisme), bệnh quan liêu mệnh lệnh, giai cấp đặc quyền đặc lợi quyết bán trụ, thực chất là một xã hội phong kiến trá hình do quý tộc đỏ nắm giữ sau “ làn sóng thứ hai”. Vì thế, nó hung bạo hơn bất cứ chế độ độc tài nào trong lịch sử. Nó gia cố tệ sùng bái cá nhân, xây dựng uy quyền tuyệt đối nhằm kiểm soát toàn đời sống xã hội: Văn hóa, kinh tế, quân sự, chính trị… đến đời sống dân sinh và tư duy cá nhân. Mọi suy nghĩ củng bị kiểm soát chặt chẽ, phục tùng tuyệt đối, trung thành tuyệt đối với “ lãnh đạo vĩ đại”, với “ người cha của tổ quốc” , “ nhạc trưởng của khoa học”, “ thiên tài kiệt xuất cảu nhân loại”, “ kiến trúc sử của chủ nghĩ cộng sản”, “ người trông nom hạnh phúc của loài người”… Vì thế, người ta có thể giải thích được, vì sao Stalin lại có thể trị vì lâu đến thế và giết nhiều người đến thế”… Trong thời gian ở Liên Xô ( 1991) tôi đã được các bạn Nga nói rằng: ở Liên Xô, không một gia đình, một dòng họ nào không có người bị Stalin giết hại. Hiện tượng này củng là một đặc điểm của tất cả các chế độ cực quyền. Ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông từng được ca ngợi là: người dẫn đường vĩ đại, người lãnh đạo vĩ đại, người cầm lái vĩ đại, người tham mưu trưởng vĩ đại (Grand guide, Grand dirigeant, Grand timonier, Grand commandant en chef…), ở Cuba, ở Bắc Triều Tiên củng thế… Giết người không xét xử, đó là đặc điểm nổi bật nhất của chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, trong bia tưởng niệm những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản ở thủ đô của nước Mỹ có dòng chữ, chủ nghĩa cộng sản là “ Chủ nghĩa giết người, đàn áp đối lập và khinh bỉ tự do…”

Nếu đến bây giờ ai đó còn nghi ngờ gì về sự sụp đổ của Liên Xô thì xin đọc lại diễn văn từ chức dài 7 phút của Goocbachốp trên truyền hình Liên Xô mà thông tấn xã Việt Nam đã in trong tài liệu tham thảo thời điểm đó: “ Tôi có thể làm Nga Hoàng 20 năm nữa, nhưng như thế là vô đạo đức, vì thế tôi cải tổ… “ Liên Xô sụp đổ vì cái xã hội không có đạo đức, sụp đổ niềm tin, chính những người lãnh đạo cao nhất đã nhận ra điều đó và họ tự diễn biến… Vì thế cũng như Cách mạng Tháng 10, nó ít đổ máu nhất. Liên Xô sụp đổ còn vì 3 nguyên nhân nữa:

Một là, Đảng cộng sản liên Xô áp đặt quyền lực tuyệt đối lên nhà nước, làm thay bộ máy nhà nước khiến bộ máy Đảng rất cồng kềnh, già cỗi, kém hiệu lực. Không có thiết chế kiểm soát lãnh đạo của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng. Nhóm cải cách Goocbachốp vừa không thoát khỏi cách làm cũ, vừa mắc sai lầm mới, không kiểm soát được xã hội.

Hai là, hệ thống kinh tế quan liêu bao cấp, mô hình kinh tế không động viên được sức lao động. Kế hoạch hóa kinh tế cưỡng ép, chủ quan, đi ngược quy luật kinh tế. Tình trạnh quan liêu, tham nhũng do ai cũng có quyền ra lệnh, can thiệp vào các hoạt động kinh tế và không ai chịu được trách nhiệm về các kết quả kinh tế cuối cùng.

Ba là, chính quyền vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trở thành nhạt nhẽo, đơn điệu, nghèo nàn, “ niềm vui thích cao nhất mà con người tự đem lại cho mình” không còn nữa. Tâm hồn người Xô Viết khô héo!!!

Một nguyên nhân nữa phải nhắc đến là Liên Xô đã “ sập bẫy” chạy đua vũ trang với Mỹ trong chiến tranh lạnh khiến ngân sách kiệt quệ…

Thể chế chính trị thối nát, lòng tin khủng hoảng, tài chính kiệt quệ, chế độ suy tàn thì vũ khí hiện đại củng trở nên vô dụng. Liên Xô sụp đổ hoàn toàn. Nói như En-xin Cộng sản không thể sửa chữa mà chỉ có thể vứt bỏ!

Lãnh tụ Đảng Bolshevich V. I. Lenin tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết tại Đại hội Xô Viết toàn Nga ngày 7-11-1917 tại điện Smolnya, ngay sau khi chiếm …
Một trăm năm đã đi qua kể từ cái ngày “ rung chuyển thế giới” 7-11-1917. Từ một nước tư bản trung bình, cách mạng Tháng 10-1917 đã ra đời nhà nước Xô Viết đưa đất nước này trở thành một siêu cường hạt nhân hàng đầu thế giới, hình thành phe XHCN làm đối trọng với thế giới tư bản khiến nó phải điều chỉnh mọi mặt để dần hình thành một thế giới văn minh. Người dân Liên Xô được hưởng thành quả của “ làn sóng thứ hai” công nghiệp hóa một nước rộng lớn, con người được hưởng văn minh vật chất. Nền công nghiệp hàng đầu thế giới của Liên Xô đã giúp nhân loại góp phần đánh bại chủ nghĩa Phát xít trên toàn thế giới, đó là một sự thật không thể bác bỏ. Cách mạng Tháng 10 thành công không phải là một ngẫu nhiên lịch sử thì sự sụp đổ của Liên Xô củng không phải là một ngẫu nhiên, do những nguyên nhân đã được phân tích ở trên. 

Đảng Bônsêvích đã chiến đấu không phải cho chủ nghĩa cộng sản với những lí tưởng tốt đẹp mà là cho vấn đề công nghiệp như Alvin Toffler đã chỉ ra. Thảm họa của nhân loại chính là ở chỗ đó. Nhân vật Ăng-giô-rát trong “ Những người khốn khổ” của Victo Hugo đã tuyên bố trên chiến lũy: – Lí tưởng ơi, chỉ có mày là có thật! Lí tưởng thiên đường cộng sản mà bao chiến sỹ cách mạng trên thế giới đã hy sinh vì nó là không có thật. Chỉ có cái con người mơ ước về nó ( tức lí tưởng) là có thật. Vì thế nhà xã hội học Nguyễn Kiến Giang mới giải thích, các tôn giáo không đề ra kế hoạch 5 năm nào để tiến đến thiên đường cả. Vì thế tôn giáo cứ tồn tại mãi. Cộng sản Xô Viết đề ra các kế hoạch 5 năm để tiến tới chủ nghĩa cộng sản nên có nhà thơ đã viết “ Những thiên đường vỡ chợ, những học thuyết đứng đường!” ( Trần Mạnh Hảo). 

Năm 1963 khi bác sỹ Nguyễn Khắc Viện bị Pháp trụ xuất về nước, về đến ga Hàng Cỏ Hà Nội, ông đã nói một câu nỏi tiếng với các nhà báo ra đón ông: Nếu mở mắt ra, nước Việt Nam thành nước Pháp thì tôi đi theo chủ nghĩa tư bản. Nếu phải đi 200 năm “ đầy máu và nước mắt” (Marx) để Việt Nam thành nước Pháp thì tôi đi theo Liên Xô. Đúng một cái Liên Xô sụp đổ tan tành. Đầu năm 1992, trí thức TP.HCM họp mặt ở nhà khách Viện Pasteur Tp.HCM để mừng ông vừa được giải thưởng lớn Pháp văn (grand prix francophonie) tôi hỏi ông: Bây giờ Liên Xô sụp đổ rồi, bác nghĩ sao đây? Ông Viện đã thẳng thắn trả lời: Bây giờ thì tôi đi theo chủ nghĩa tư bản văn minh, chứ không đi theo tư bản hoang dã ( sauvage). Tôi hỏi ông: Tư bản hoang dã là những nước nào? Ông trả lời: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore.., ông giải thích thêm: các nước này mới nổi lên, chưa qua tư bản văn minh nên vào ta đầu tư thì bọn tư bản hoang dã chỉ phá hủy môi trường mà thôi!

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
Năm nay là vừa tròn 20 năm bác sỹ Viện qua đời, nghĩ đến những lời tiên tri của ông chúng ta thấm thín với Bột ngọt Vedaen và sông Thị Vải, Formosa vũng Áng đầu độc biển Miền Trung; vụ hối lộ dự án đường sắt ở Việt Nam của các nhà thầu Nhật Bản… Cái tư bản hoang dã Phương Tây mau chóng trở thành tư bản văn minh là do nó có khả năng thích ứng cao, tự vận động để chuyển hóa và một phần nhờ có đối trọng Liên Xô. Tất cả những gì không có đối trọng thì sớm muộn củng trở thành hoang dã. Đó là quy luật tất yếu khách quan của vận động xã hội.

Liên Xô tan ra nhưng để lại một nước Nga trì trệ do người dân sống quá lâu trong bao cấp cả tư duy lẫn vật chất. Cái xã hội có bản năng bầy đàn rất mạnh ấy ở Liên Xô rất cần đến một anh đầu đàn dẫn dắt. Putin đã được chọn. Anh chàng KGB láu cá mà báo chí dân chủ gọi là anh hề chính trị ( policchinelle de la politique) này đầu độc dân chúng bằng chủ nghĩa Sô-vanh nước lớn “ Đại Nga”. Nhưng trì trệ vẫn hoàn trì trệ. Cái xe ôtô La-đa và Vonga của Liên Xô cũ bây giờ vẫn như thế. Người Nga bây giờ đi toàn xe đời mới của nước ngoài. Những công việc lao động nặng nhọc người Nga không bao giờ làm, hộ đấu thầu – và chỉ người Nga chính phủ mới cho đấu thầu – như làm vệ sinh đường phố, lái xe buýt, xe cẩu… rồi họ cho dân nhập cư thuê lại, ngồi hưởng chênh lệch và rung đùi uống rượu VốtCa! Các nhân viên công vụ thì ăn hối lộ là “ chuyện thường ngày ở huyện”! Chính phủ của Putin tồn tại được là nhờ nguồn tài nguyên vô cùng giàu có của nước Nga và nhờ bán vũ khí, thừa hưởng công nghệ vũ khí từ thời Liên Xô cũ. Và, nước Nga mênh mông của Pus-kin vẫn là “ một cái làng lớn đầy hủ tục”. Nó “ luôn đội trên đầu mình cái mũ mà Châu Âu đã vứt bỏ” như chính Lê Nin đã nhận xét về nước Nga trước CM Tháng 10-1917!

Đúng 100 năm sau cái ngày “ rung chuyển thế giới”, thế giới lại chuyển rung khi nước Mỹ đã bầu lên một chỉ huy thế giới là một anh con buôn chính trị ( Politicailleur), chỉ có nghiệp vụ “ chia lô bán đất” như chính người Mỹ đã nhận xét. Anh con buôn này tuyên bố: Nước Mỹ là trên hết! Chưa có vị tổng thống Mỹ nào lại hạ nhục nước Mỹ như thế trong lịch sử nước Mỹ. Nước Mỹ chỉ lo cho chính mình thì ngọn cờ dẫn dắt thế giới sẽ rơi về đâu nếu không phải vào tên thổ phỉ Tập Cẩm Bình đang muốn làm bá chủ… Nhân loại đang “ đi giật lùi đến tương lai.” (NTB)

Chưa bao giờ lời cảnh báo của Phu-Xích lại cần phải nhắc lại như lúc này: Nhân loại hãy cảnh giác.

Chưa biết sẽ ra sao, nhưng những gì mà Donal Trump đã tuyên bố cho phép người ta cảnh báo như thế (!)

Tài liệu tham khảo:

– Liên Xô – 70 năm trên đường khai phá – Nguyễn Khắc Viện . NXB Phú Khánh 1987.

– Nhớ lại và suy nghĩ – hồi ký của Zhukov – NXB QĐND – 2001.

– Làn sóng thứ ba. Alvin Toffer – NXB thông tin lý luận Hà Nội 1992.

– Cách mạng 1789 và chúng ta – Nguyễn Khắc Viện – NXB TH, TP.HCM – 1989.

– Stalin – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

– Và nhiều bài báo, báo hình VN – Trung Quốc. Báo LeMon

Tin bài liên quan:

VNTB – Andrei Sakharov và Aleksandr Solzhenitsyn, tương lai và quá khứ nước Nga

Phan Thanh Hung

VNTB – 100 năm Cách mạng tháng Mười: Lý tưởng ơi, chỉ có mày là có thực!

Phan Thanh Hung

VNTB – 100 năm Cách mạng tháng Mười: Lý tưởng ơi, chỉ có mày là có thực! (Phần 4)

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo