Việt Nam Thời Báo

VNTB – Anh ‘giáo dân’ và sự nhục mạ thương phế binh VNCH

Mẫn Nhi (VNTB) – Mọi sự trở nên lố lăng hơn nữa, khi anh “giáo dân” cho rằng, DCCT tổ chức tri ân thương phế binh VNCH là hành vi “chống lại nhà nước Việt Nam, chống lại chế độ, và gây hận thù”.


Ngày 17/07 vừa qua, Dòng Chúa Cứu Thế (Kỳ Đồng, Tp. Hồ Chí Minh) tổ chức “Tri ân Thương phế binh VNCH”, nhưng bất ngờ có một thanh niên với micro và loa đã đọc lời “tố cáo” và “phản đối” sự kiện này.
“Giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa”
Trong một video cảm ơn, người thanh niên này, được biết dưới tên gọi “Giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa” đã lên tiếng cảm ơn cộng đồng mạng đã đồng hành, hưởng ứng lời kêu gọi của anh ta về việc phản đối, lên án dòng Chúa cứu thế ở 38 Kỳ Đồng, Quận 3, TP Hồ Chí Minh hoạt động “tri ân thương phế binh VNCH”.
Người viết đồng ý với một số quan điểm cho rằng, sự phản đối (dù âm thanh hơi lớn có gây ô nhiễm không gian) là điều hợp hiến, đúng tính chất quy định của Điều 25 – Hiến pháp CHXHCNVN. Khi mà mọi người dân đều có quyền được nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình.
Tuy nhiên, rõ ràng có quá nhiều điều mà bản thân anh ta đã sai về mặt ý niệm và nhận thức thông qua việc làm trên.
Đầu tiên, với việc dùng những lời “phản đối” mang hơi hướng cường bạo, anh ta sử dụng những lời lẽ lịch sử thời kỳ đấu tranh giai cấp, thời kỳ ác liệt những của cái việc “nếu anh không là bạn thì sẽ là thù” ra để “phản đối”. Vô hình, anh khơi dậy vết thương của chiến tranh, hơn 40 năm qua đối với người lính chiến tuyến Nam Việt Nam đó. Liệu đó phải là một cách cư xử hợp lý, của một người thanh niên vốn sinh sau năm 1975 không?
Thứ hai, anh ta ra sức phản đối và kêu gọi mọi người cùng nhau phá tan âm mưa của những “con cờ chính trị”. Người viết đang tự hỏi, liệu rằng, một hành động – một chương trình mang tính nhân đạo như thế với vài chục đến vài trăm thương binh Việt Nam Cộng Hòa liên quan đến chăm sóc y tế – sức khỏe là chủ đạo có cái gì mang tính động cơ chính trị?
Mọi sự trở nên lố lăng hơn nữa, khi anh “giáo dân” cho rằng, DCCT tổ chức tri ân thương phế binh VNCH là hành vi “chống lại nhà nước Việt Nam, chống lại chế độ, và gây hận thù”. Từ bao giờ một hoạt động thuần túy là bày tỏ một quan điểm “uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòng thương cảm của một tổ chức, nhóm, cộng đồng người lại trở thành hành vi chống phá nhà nước? Mà Facebooker Lê Tuấn cũng phải ngạc nhiên mà chấp vấn rằng: Thưa anh, họ chống lại nhà nước, chế độ bằng xe lăn? Gây hận thù bằng khám bệnh cho những người lính bị thương tật à? 
Và một hoạt động “tri ân” này là thứ gì để quy chụp nó là “gây hận thù” dân tộc? Hay đó chính là hiện hình của những suy nghĩ ích kỷ, nhỏ nhen núp đằng sau những ngôn từ đao to búa lớn?
Đây là hình ảnh “chống phá chế độ” mà anh “giáo dân Trương Trọng Nghĩa” khẳng định? Ảnh: Tin mừng cho người nghèo
Anh “giáo dân” trong khi hênh hoang nói về những thứ cao to và đầy tính đạo đức nhân danh nhà nước, dân tộc thì anh có biết rằng những “ngôn từ” trong bài phản đối của anh vào ngày hôm đó chính là một hình thức gây cản trở xu thế, quá trình hòa hợp dân tộc?
Thứ ba, “anh giáo dân” tìm cách so sánh cách gọi “thương phế binh” với “thương binh, liệt sĩ”, và diễn giải theo hướng tiêu cực để cho đó là một cách mà DCCT “sỉ nhục con người này”. Giá như anh nghĩ đến những người lính VNCH theo cách “không sỉ nhục” thì anh đã không vác loa ra đọc lời “phản đối” sặc sùi mùi chiến tranh rồi, và giá như anh đừng có diễn giải xuyên tạc cách gọi “thương phế binh” thì ai cũng sẽ tin anh có lòng lương thiện. Đáng tiếc, sự suy diễn với những ngôn từ đạo đức của anh bị xé toạc bởi sự đố kỵ, hận thù (mà đến giờ người viết không nghĩ người trẻ như anh lại có thể tồn tại) với những tuyên bố ngông cuồng, đả phá đời lính của những chiến binh VNCH. Liệu anh có biết rằng, khi anh phát loa phản đối, họ (những thương phế binh có một thời gian dài bị quên lãng sau cuộc chiến 1975, và đa phần giờ làm những nghề lao động chân tay – cực nhọc trong xã hội) ngồi bên trong để chỉ được đo huyết áp, được cấp phát xe lăn,… không?
Anh tên là Nguyễn Trọng Nghĩa, nhưng anh có hiểu hết được chữ “Nghĩa” trong cách ứng xử – giao tiếp đời người không? Hay anh cứ mải mê với vòng xoáy “thù hận” mà bản thân anh tự tạo ra? Anh hoang tưởng khi coi đó là âm mưa, là con cờ chính trị, là chống phá chế độ,…
Màn “vạch tội ác” đầy bất nhân của một “giáo dân” trong thời bình
Liệu anh có hiểu được hết lời của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào năm 2005, người từng bị mất mát cả vợ và con trong cuộc chiến tranh trước năm 1975, nhưng ông cũng đã thừa nhận rằng: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.?
Người viết hiểu nhận thức của “giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa” đến đâu, nhưng buồn vì trong xã hội này còn tồn tại những cá thể như vậy. Dân tộc này sở dĩ thiếu một sự đoàn kết, hay một quá trình hòa hợp sau khi cuộc chiến tranh quân sự đã khép lại gần nửa thế kỷ là sự thiếu lòng bao dung. Và hôm nay, một anh “giáo dân” đâm vào vết thương của hàng chục người lính VNCH, làm nó rỉ máu thì có gì đâu mà hoan hô? Có gì đâu mà vui mừng?
Điều đọng lại là thời kỳ đấu tranh giai cấp tàn bạo nhất đã qua, nhưng sao những giới trẻ sinh sau chiến tranh lại hữu hình ngôn ngữ, cách nhìn đầy đẫm máu đó?

Tin bài liên quan:

VNTB – Yên Bái: Bất ổn hay tiếng súng lần 2?

Phan Thanh Hung

Thượng nghị viện California thông qua Nghị quyết SJR5 về thương phế binh Việt Nam Cộng hòa

Phan Thanh Hung

VNTB – Nhân ngày 4/7: nghĩ về một trang báo quốc dân

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.