VNTB – Aung San Suu Kyi và độc tài quân sự có thể cùng tồn tại ở Miến Điện?

Thái Thịnh (VNTB) Chế độ độc tài kiểm soát các quốc gia khác nhau như Nicaragua, Philippines, và Ba Lan đã thực hiện một sai lầm phổ biến: tin mình sẽ được ủng hộ,quá cái gọi là các cuộc bầu cử. Những người đối lập sau đó tăng lên và lật đổ sự cai trị của họ. Điều tương tự cũng vừa xảy ra tại Miến Điện, hay Myanmar? – Tác giả Doug Bandow trong một bài viết trên Huffingtonpost đã tự hỏi.

Năm 2010 chính quyền quân sự, đặt tên Hội đồng Hòa bình và Phát triển Nhà nước, bắt đầu một động thái kiểm soát để hạn chế dân chủ. Các cuộc bầu cử được tổ chức, chính phủ dân sự được thành lập, tù nhân chính trị được trả tự do, và lãnh đạo đối lập Aung Sang Suu Kyi đã nằm trong số đó.

Quá trình này được đánh giá cao dù chưa thật hoàn hảo. Chế độ với danh nghĩa dân sự đã tiếp tục đàn áp săc tộc / tôn giáo, các cuộc biểu tình chính trị, và bắt giữ ngày càng có nhiều nhà báo. Tuy nhiên, cuộc bầu cử quốc gia đã được tổ chức trong tháng mười một. 

VNTB – Aung San Suu Kyi và phía quân sự có thể cùng tồn tại ở Miến Điện?
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi đã thắng lớn trước Liên minh Đoàn kết Phát triển Đảng, giành 78% số ghế, 390/498 vị trí phi quân sự (USDP có 41). Số người bỏ phiếu bác bỏ chính quyền quân sự và nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu của USDP như Chủ tịch đảng U Htay Oo. NLD thậm chí thắng lớn tại thủ đô Naypyitaw, nơi vốn chịu sự chi phối bởi chính quyền quân sự trước đó.

Sự ủng hộ ít ỏi của người dân đã chấm dứt chế độ độc tài. “Tất cả chúng tôi tính toán sai lầm,” U Zaw Htay, Phó văn phòng Tổng thống Thein Sein cho biết. Htay Oo chỉ đơn giản tuyên bố: “Chúng tôi đã mất.” Tuy nhiên điều này đã xảy ra trước đây.

Quân đội nắm quyền vào năm 1962. Và trải qua sự lãnh đạo đầy tàn bạo của Ne Win, cuối cùng viên tướng này cũng kết thúc. Sau khi đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 1988, giới quân sự đã tìm cách cải thiện hình ảnh của mình qua cuộc bầu cử. Có điều, trong một cuộc bầu cử diễn ra hai năm sau đó NLD đã giành khoảng 80% số ghế Quốc hội. Chính quyền quân sự đã lập tức hủy bỏ kết quả, đàn áp các cuộc biểu tình, và quản thúc bà Suu Kyi qua ¼ thế kỷ.

Không ai mong đợi một phản ứng tương tự như thời gian này. Tuy nhiên, phía quân đội đa thực hiện một động thái có tính toán xa hơn về hướng dân chủ, đảm bảo bản thân được 25% số ghế trong quốc hội, duy trì kiểm soát Bộ an ninh, và thực hành hiến pháp để ngăn cản Suu Kyi nắm giữ chức vụ tổng thống. Tổng thống Thein Sein và chỉ huy quân đội Min Aung Hlaing hứa sẽ tôn trọng kết quả bầu cử và gửi lời chúc mừng đến NLD. Cả hai gần đây đã gặp Suu Kyi với hứa hẹn một quá trình chuyển đổi trơn tru.

Quân đội cũng đã đạt được một mục tiêu quan trọng nhất của mình, cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc. Hơn nữa, việc các tướng lĩnh thả tự do cho biểu tượng tự do, khiến việc đẩy ngược bà vào tù gần như là không thể, bởi sự đối diện với khả năng bị cô lập từ phương tây. 

Tuy nhiên, quân đội sẵn sàng cho phép cải cách để đi về phía trước? Thant Myint-U cho biết: “Đây không phải là một cuộc bầu cử của một chính phủ Đó là một cuộc bầu cử cho một sự chia sẻ vị trí chính phủ cho quân đội.” Và để điều này diễn ra, cần nhất là sự hợp tác.

Suu Kyi và NLD đã tạo nên sự phi thường, và giờ đây họ đối diện với nhiều khó khăn, trước những kỳ vọng cao của người dân. Người dân trên khắp Miến Điện đã bình chọn cho quý bà Suu Kyi nhưng rõ ràng, bà Suu Kyi vẫn cần một sự thỏa hiệp.

Bà vẫn phải đối mặt với một nhà nước độc tài. Human Rights Watch gần đây cảnh báo rằng “quá trình cải cách đã bị đình trệ.” Freedom House đánh giá Miến Điện là “Không tự do” và hạ cấp trạng thái công dân tự do trong năm nay do tăng hạn chế phương tiện truyền thông. Và một nhà báo chết ở trong tù năm ngoái.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng lưu ý bạo lực sắc tộc và các cuộc tấn công vào người Rohingya không quốc tịch tiếp tục tang lên, báo cáo cho biết: “Quyền tự do phát biểu và hội họp ôn hòa vẫn bị hạn chế nghiêm trọng, những người bảo vệ nhân quyền, các nhà báo và các nhà hoạt động chính trị bị bắt và bị giam cầm” Nghị viện quân sự thống trị thông qua luật hạn chế quyền tự do tôn giáo, mục tiêu không phải là Phật tử, mà là người Hồi giáo.

Vì vậy, nhiều việc cần phải được thực hiện. Các quyền tự do dân sự và chính trị phải được mở rộng thêm. Tất cả các thành viên của quốc hội nên được bầu. Biểu tình ôn cần được bảo vệ. Thẩm phán với các thủ tục tố tụng hình sự độc lập và công bằng cần được thiết lập. Các nhà báo cần được tự do để viết và bày tỏ quan điểm. Hạn chế về hoạt động chính trị trực tuyến phải được loại bỏ. Thiên vị Nhà nước đối với Phật giáo nên được kết thúc.

Hơn nữa, quyền lực phải được trao đầy đủ đối với người dân. Bà Suu Kyi đã kêu gọi hiến pháp 2008 “rất ngớ ngẩn” khi nó duy trì sức mạnh quân sự. Giờ đây, các Bộ như: Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Bộ các vấn đề biên giớ chính thức nằm dưới sự kiểm soát của phía quân đội đội. 

Cải cách kinh tế cơ bản cũng cần thiết. Romain Caillaud của FTI Consulting cho biết: “Chúng ta đang ở thời điểm mà rất nhiều người dân đang có cái nhìn tiêu cực.” Hiện đã có tiến bộ, nhưng không quá nhiều đối với một nền kinh tế thị trường. Sean Turnell của Đại học Macquarie của Úc cho rằng những thay đổi “không phải là đối với hầu hết cải cách thị trường tự do, chỉ đơn giản là mở rộng quyền của các bộ phận kinh tế. “

Chỉ số tự do kinh tế của Miến Điện ảm đạm ở mức 146/ 157 quốc gia. Cải cách bắt đầu vào năm 2012 nhưng vẫn còn hạn chế. Hệ thống pháp luật không công bằng và không bảo vệ đầy đủ các quyền sở hữu tài sản. Năm ngoái, quốc gia này nằm vị trí 156 trong số 175 quốc gia được xếp hạng về chỉ số nhận thức tham nhũng của tổ chưucs Minh bạch Quốc tế. Miến Điện bị tụt lại với các doanh nghiệp bị chèn ép bởiquy định tín dụng và còn trở ngại đối với thương mại quốc tế. Chính phủ mới phải làm cho Myanmar hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài – tất nhiên theo giá trị cân bằng.

Xung đột sắc tộc tiếp tục diễn ra, bao gồm Kachin, Shan và Wa, mặc dù hầu hết các nhóm này đã ký kết lệnh ngừng bắn với chính phủ. Nhưng trong thực tế, theo ghi nhận của David Scott Mathieson của Human Rights Watch, trong cuộc bầu cử này có nhiều khu vực của Miến Điện “quá bất ổn để bỏ phiếu so với lần bỏ phiếu 2012 và cuộc bầu cử 2010.” Hòa bình đòi hỏi cho phép quyền tự trị, tạo niềm tin sau nhiều thập kỷ tìm cách áp đặt giá trị cứng nhắc lên dân tộc và tôn giáo thiểu số ở Miến Điện.

Bạo loạn và tàn sát đã tiếp tục ở bang Rakhine nhắm vào người Hồi giáo Rohingya, được thực hiện bởi người Phật giáo cực đoan. Hàng chục ngàn người Rohingya đã tìm cách tỵ nạn. Ngược lại với các hoạt động dân chủ, Suu Kyi đã làm giảm nhẹ tình trạng bạo lực và có tâm lý chống lại Rohingya – ví dụ, NLD không có ứng cử viên Hồi giáo nào. 

Trở lại với vấn đề, để thay đổi hiến pháp do quân đội soạn thảo, thì phải đáp ứng 75% số phiếu trong quốc hội, trong khi đảm bảo 25%số ghế cho phía quân đội. Tại Thổ Nhĩ Kỳ người dân cuối cùng đã đẩy quân đội trở lại doanh trại của mình. Tại Ai Cập các tướng trở lại nắm quyền kiểm soát chính thức. Không ai biết Miến Điện sẽ ra sao.

Suu Kyi cũng phải vượt qua những giới hạn của chính mình. Cô đã trở thành một vị thánh thế tục. Khi buộc phải tham gia vào chính trị thực tế – gắn với quyền lao động, phát triển, và các tranh chấp dân tộc – sự thất vọng đối với nhiều người là không thể tránh khỏi.

Trước khi cuộc bầu cử bà xa dân bằng sự cô lập ở Naypyitaw. Bà đã không thành công để trở thành đại biểu và một lãnh đạo sâu rộng trong NLD. Bà kiểm soát chặt chẽ sự lựa chọn của mình về các ứng cử viên. Ngay cả các quan chức Mỹ cũng đã mô tả phong cách của bà là hách dịch.

Theo bà, tổng thống được chọn sẽ “không có quyền hành gì” và chỉ được bổ nhiệm để “đáp ứng các yêu cầu của hiến pháp”.

“Người này phải hiểu rõ rằng ông ta sẽ không có quyền gì, thay vào đó phải hành động theo các quyết định của đảng. Điều này rất hợp lý bởi ở bất cứ quốc gia dân chủ nào, lãnh đạo của đảng thắng cử sẽ trở thành lãnh đạo chính phủ. Nếu hiến pháp (Miến Điện) không cho phép điều này, chúng tôi phải tìm cách sắp xếp sao cho đúng với các quy tắc dân chủ thông thường” – bà giải thích, đồng thời đảm bảo chính phủ sẽ vẫn vận hành đúng đắn.

Sẽ là câu hỏi khó về tự do báo chí, cải cách chính trị, tự do hóa kinh tế, xung đột sắc tộc, trách nhiệm quân sự, và nhiều hơn nữa… đối với Miến Điện. Nhưng người dân Miến Điện chỉ có thể nhìn về tương lai và hy vọng cho sự thay đổi. Hôm nay họ có một cơ hội để tận hưởng những cơ hội. Hy vọng rằng bây giờ, sau nhiều thập kỷ xung đột, tương lai cuối cùng đã đến cho Miến Điện.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)